Hôm nay,  

Người Thợ Việt, Hoa

05/06/200000:00:00(Xem: 5984)
Bản tin trên báo Lao Động (Hà Nội) ghi một chuyện chỉ thấy trong các phim quyền cước: một xe van chạy vào một xưởng giày Bình Dương, 6 người Đài Loan và 2 người Việt bước xuống xông thẳng vào phòng chuyên gia trưởng Yang Yung Le bàn bạc, sau đó Yang gọi chuyên gia Hsiao Ching Fu vào phòng đánh túi bụi; các công nhân ở ngoài nhìn thấy qua kính cửa Hsiao bị đánh văng máu, chạy quanh phòng, nên các công nhân đệ tử ông Hsiao xông vào giải vây. Trận đánh từ phòng ông Yang diễn ra chạy vào phòng vệ sinh. Đủ thứ mã tấu dao găm tung ra xài.

Câu chuyện không đơn giản như phim bộ Hồng Kông. Điều này cho thấy ngay như chuyên gia Đài Loan đối xử với nhau cũng Kungfu mạnh bạo, thì đối với thợ thuyền người Việt cấp dưới chắc chắn phải là kỷ luật gay gắt hơn. Và quyền người lao động Việt Nam tại các hãng ngoại quốc ra sao" Chúng ta mới năm ngoái còn nghe về những cuộc biểu tình, còn nghe về các nữ quản đốc Đài Loan tát tai thợ nữ Việt, còn nghe về các ngôi nhà tập thể mà các thợ nữ Việt chen chúc ở Thủ Đức, Bình Dương và hoàn cảnh các chị tối tăm làm việc đến nỗi qua cả một thời con gái và không biết rồi làm sao có thì giờ để kiếm chồng. Năm nay không nghe gì nhiều - có lẽ những chuyện kia không còn đủ gay cấn để lên mặt báo, có lẽ đã giảm được nhiều hơn (cũng hy vọng như vậy đi), có lẽ và có lẽ. Nhưng nhà nước không cho quyền tự do báo chí, thì làm sao chúng ta hình dung được xã hội quê nhà khi chỉ hoàn toàn theo dõi qua báo chí" Hay phải chăng, khi đầu tư quốc tế rủ nhau ra đi, nhà nước phải ém bớt các tin tiêu cực để chiều lòng dư luận quốc tế" Có lẽ không ai biết sự thực ra sao tại xã hội CS này, kể cả ông Lê Khả Phiêu, người chỉ đọc các bản báo cáo màu hồng.

Cuộc tranh luận mới đây trên Hạ Viện Mỹ về vấn đề có nên cấp tối huệ quốc vĩnh viễn cho Hoa Lục hay không đã đưa ra ánh sáng nhiều sự thật kinh khủng về hoàn cảnh thợ thuyền trong các hãng ngoại - những điều mà trước đó chúng ta cũng hiếm thấy đăng trên báo Hoa Lục, không đăng không phải vì không xảy ra, nhưng vì được cả chính phủ Bắc Kinh và các ông chủ đại tư bản Hoa Kỳ cùng một lòng ém nhẹm.

Bản Tường Trình Lao Động, phát hành đầu tháng 5 bởi Ủy Ban Lao Động Quốc Gia Vì Nhân Quyền (National Labor Committee for Human Rights, NLCHR), mô tả chi tiết về các điều kiện làm việc dã man trong các xưởng Trung Hoa, nơi thợ lãnh lương thấp tới 3 xu Mỹ một giờ. Mà các xưởng này lại làm hàng xuất cảng qua cho các đại công ty Mỹ như Nike, Wal-Mart, Timberland, Huffy, JanSport và Kathie Lee (Gifford).

Ủy ban này tố cáo rằng có một số thợ thuyền Trung Hoa phải làm việc tuần lễ 98 giờ và tiền quá giờ không được trả. Một số xưởng ra lệnh cấm nói chuyện trong giờ làm việc, và quản đốc theo dõi 24 giờ như canh tù. Hầu hết các xưởng thì điều kiện lao động thiếu vệ sinh.

Bản tường trình viết, “Trong nhiều năm, các hãng Mỹ khoe arng sự hiện diện của họ ở Trung Quốc sẽ giúp mở xã hội này vào các giá trị dân chủ. Nhưng sự thật là các hãng Mỹ và các hãng thầu gia công đang bác bỏ quyền người lao động một cách hệ thống.”

Thí dụ, bản văn viết, các phụ nữ làm giày hiệu Timberland tại xưởng Pou Yuen Factory V, thị xã Zgongshan, tỉnh Quảng Đông, thường xuyên làm 14 giờ/ngày, 7 ngày/tuần, trong các mùa bận rộn. Xưởng này thuê các cô gái 16 và 17 tuổi, trả 22 xu Mỹ/giờ (tức 16.13 đô la cho tuần lễ 70 giờ), và đòi chỉ tiêu hàng ngày cao tới nổi không làm xuể trong 8 giờ.

Tệ hơn, các cô làm ở đây còn bị lừa gạt tiền quá giờ (overtime) bởi vì hoặc là “không trả hoặc là trả theo giá lương giờ thường.” Chưa hết, nhiệt độ trong xưởng thường vượt quá 100 độ F, và thợ phải “bốc vào chất keo độc hại và các hóa chất khác mà không đeo bao tay.” Họ còn than phiền “bụi nhiều, tiếng ồn nhiều và mùi hóa chất ngột ngạt.”

Thợ thuyền còn bị hù dọa và được dạy cách nói dối với các kiểm tra viên của hãng Mỹ. Bản văn viết, “và như tiêu chuẩn ở Trung Quốc, thợ nào muốn bảo vệ quyền của họ hay muốn lập công đoàn độc lập thì sẽ vào tù ngay.”

Vậy đó, Trung Quốc chiếm tới 60% tổng số giày nhập vào Mỹ, với trị giá bán lẻ 16.9 tỉ đô/năm. Và hãng giày Mỹ Timberland báo cáo hồi tháng 4.2000 có thương vụ và mức lời tam cá nguyệt đầu năm tới kỷ lục.

Chưa hết, công nhân tại xưởng Qin Shi Handbag Factory, nơi may túi xách hiệu Kathie Lee cho Wal-Mart, còn tệ hơn: Thợ nơi đây lãnh 1/10 xu Mỹ/giờ, tức là 8 xu Mỹ/tuần (tức 36 xu Mỹ mỗi tháng).
Bây giờ thì các bạn chắc đã hiểu được tại sao các hãng bán ở Wal-Mart lại rẻ kinh khủng như vậy. Điều này sẽ gây ảnh hưởng tai hại cho cả Việt Nam, chắc chắn vậy: bởi vì để cạnh tranh gainh thị trường xuất cảng của Hoa Lục, Việt Nam phải có hàng rẻ hơn nữa. Suy nghĩ như vậy để thấy rằng, thợ Việt làm cho hãng ngoại chưa chắc đã yên ổn.

Bản tường trình cũng viết, “Họ [thợ thuyền] sống sót [với lương rẻ] bởi vì hầu hết là di dân từ miền quê lên, và một khi vào xưởng, họ ở chung từ 10 tới 20 người trong 1 phòng nhỏ, chật chội. Trong nhiều năm ở xưởng, ‘nhà’ họ chỉ là khoảng trống vừa đủ kê chiếc giường sắt. Họ chỉ ăn hai hay ba bữa khiêm tốn mỗi ngày, cung cấp bởi nhà bếp của xưởng.”

Chưa hết, “các hãng [đang hoạt động ở Trung Quốc] chỉ thuê phụ nữ độc thân 17 tuổi tới 25 tuổi, sau đó họ bị thay thế bởi đợt phụ nữ trẻ khác” khi họ cuối cùng mòn mỏi, theo bản tường trình. Lý do là vì “người ta cảm thấy rằng phụ nữ trẻ gây ít rắc rối, ít cãi lại, và ít đòi quyền hạn gì.”
Hiếm khi nào có xưởng có thợ trên 26 tuổi, ủy ban NLCHR ghi rằng “sau khi làm 12 tới 14 giờ/ngày, 7 ngày/tuần, với chỉ một ngày nghỉ/tháng trong các mùa cao điểm dài ngoằn, các cô mòn mỏi, kiệt lực chỉ sau vài năm, có thể là 3 hay 4 năm, trong điều kiện làm việc như vậy.”
“Cho nên hoặc là các cô tự ý nghỉ hay là bị đẩy ra sau khi tới tuổi 26.” Và bản văn ghi nhận, nếu một phụ nữ có bầu, thì “luật bất thành văn là cô ta bị đuổi việc.”

Chuyện thợ thuyền Việt ra sao" Nếu dân Trung Hoa đối xử với thợ Trung Hoa như vậy thì đối xử với thợ Việt ra sao" Và tại sao không có bản tường trình chi tiết nào về thợ Việt" Hay là nhà nước Hà Nội giỏi tài ém nhẹm hơn nhà nước Bắc Kinh"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.