Hôm nay,  

TC: Ác Mộng của Phi Châu

14/12/201500:00:00(Xem: 6799)

Tin RFI, ngày 04/12/2015, bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Trung Quốc-Phi Châu tại Johannesburg (Nam Phi), Ngoại trưởng Djibouti công bố cuộc đàm phán với Trung Quốc đã kết thúc. Trung Quốc sẽ có một căn cứ «hậu cần hải quân» ở đất nước châu Phi tuy nhỏ bé, nhưng có vị trí chiến lược tối quan trọng, nhìn ra Ấn Độ Dương. Căn cứ gọi là hậu cần hải quân của Trung Quốc trên nguyên tắc sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm 2017.

Phát biểu với hãng tin Pháp AFP, Ngoại trưởng Djibouti Mahamoud Ali Youssouf nói việc cho phép Trung Quốc đặt căn cứ hải quân tại nước ông «nằm trong nỗ lực của Djibouti nhằm chống khủng bố và nạn hải tặc».

Về phía Trung Quốc, cũng nhấn mạnh nhu cầu chống hải tặc là lý do vì sao Bắc Kinh muốn có căn cứ tại Djibouti. Chiến hạm Trung Quốc đã gặp nhiều khó khăn trong việc ghé cảng và tiếp liệu.

Nhưng theo giới quan sát, đây là căn cứ quân sự đầu tiên của Trung Quốc ở nước ngoài, cho phép Hải quân Trung Quốc bành trướng thế lực ra thế giới. Một chuyên gia thuộc Học viện Tây Thái Bình Dương tại Đại Học Central Oklahoma (Hoa Kỳ), cho là việc Trung Quốc thiết lập căn cứ ở Djibouti nằm trong một kế hoạch dài hạn để mở rộng ảnh hưởng quân sự của Bắc Kinh trên khắp thế giới.

Không phải TC mới lập được một căn cứ hải quân ở Djibouti. TC đã lập một chuỗi cả chục căn cứ loại này từ đảo Hải Nam của TC qua các bờ biển của Nam Thái bình dương, sang Ấn độ dương, và Phi châu.

Từ năm 2004, Mỹ đã theo dõi chiến lược bành trướng hải quân của TC rồi. Chính thuật ngữ «chuỗi ngọc trai» (string of pearls) là chữ dùng của Mỹ. Cũng từ năm 2004, tàu của TQ dân sự cũng như quân sự xuất hiện và hải hành rất nhiều và trên Nam thái bình dương và Ấn Độ Dương.

Vành đai «chuỗi ngọc trai» của TC bắt đầu từ quân cảng và căn cứ tàu lặn Tam Á, tại đảo Hải Nam, nối với các đảo mà TC đã xâm lấn của VN ở Biển Đông như Đá Chữ thập và đá Vành Khăn. Rồi các hải cảng do Trung Quốc tài trợ xây dựng hay hiện đại hóa như: Sihanoukville (Cam Bốt), Kyaukpyu (bang Arakan, Miến Điện), Sittwe (Miến Điện), Chittagong (Bangladesh), Hambatota (Sri Lanka) và Gwadar (Pakistan). Thêm vào đó còn có trạm dọ thám trên đảo Cocos và Port-Sudan. Trung Quốc hiện cũng đang nhắm đến những cơ sở tại Marao trên đảo Maldives, Seychelles và Lamu ở Kenya.

“Chuỗi ngọc trai” là những hoạt động của Trung Quốc nhằm xây dựng, kiểm soát và quân sự hoá hệ thống các cảng biển quan trọng nằm trên lộ trình hàng hải huyết mạch từ Ấn Độ Dương sang Biển Đông. Trong đó, những cảng biển như quân cảng Coco của Myanmar, Chittagong ở Bangladesh, Hambantota ở Sri Lanka, Gwadar ở Pakistan, Marao ở Maldives là những vị trí sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích, vai trò và các hoạt động của Ấn Độ tại vùng biển này.

Sau chưa đầy một thập niên với đà bành trướng hải quân, xâu chuỗi ngọc trai của TC không còn vòng chuỗi tạo thành thế giới đại đồng, mà thành một tầng áp bức quân sự, kinh tế, chánh trị, một cơn ác mộng đối với các nước rước TC vào, do TC dùng tiền mua chuộc các giới chức sở tại.


Nhơn chuyến công du Phi Châu của Chủ Tich Tập cận Binh của TC, từ ngày mùng 2/12/2015, báo Le Monde của Pháp, một nước đi sát với Phi châu, có một bài báo phân tích, đài RFI của Pháp điểm như sau: Trung Quốc tại Châu Phi: Vỡ mộng.

Báo “Le Monde theo dõi chuyến công du của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Châu Phi và tham dự Diễn đàn hợp tác Trung Phi lần thứ 6, khai mạc tại Joannesburg, Nam Phi. Chủ tịch Tập Cận Bình gặp chung lãnh đạo 13 nước châu Phi và gặp riêng lãnh đạo 9 nước châu Phi. Ngoài ra, Chủ tịch Tập Cận Bình thông báo Trung Quốc sẽ triển khai 10 chương trình lớn nhằm tăng cường hợp tác với châu Phi trong 3 năm tới. Các chương trình này sẽ bao trùm nhiều lĩnh vực như công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, tăng trưởng xanh, dịch vụ tài chính, thương mại-đầu tư, giảm nghèo và an sinh xã hội, y tế, giao lưu nhân dân và hòa bình-an ninh. Trung Quốc sẽ viện trợ 60 tỷ USD cho châu Phi để thực thi các sáng kiến này.

Nhân dịp này Le Monde nhìn lại công cuộc hợp tác của TQ với các nước Phi châu, ghi nhận «sự vỡ mộng» hiện nay của các nước trong châu lục này. Từ 2000 đến 2011, đầu tư nhà nước Trung Quốc ở Châu Phi là 75 tỷ đô la, nhưng giờ đây đã tuột dốc hẳn: vào sáu tháng đầu năm này đã giảm đi hơn 40%.

Le Monde trích dẫn giới phân tích dẫn giải, “Châu Phi oằn mình dưới gánh nặng Trung Quốc. Tài trợ của Trung Quốc có những điều kiện dễ dãi ban đầu, thì về lâu về dài là một gánh nặng khó chịu nổi với lãi suất rất cao. Mặt khác, hợp tác với Trung Quốc cũng đặt ra những vấn đề xã hội: tiền Trung Quốc đưa ra là cũng để chi vào những lợi ích kinh tế của Trung Quốc. Lời chỉ trích thường nghe thấy ở đây là Trung Quốc không thuê lao động tại chỗ, mà đưa người của mình đến đây. Còn nếu mướn nhân công Châu Phi thì quản lý với bàn tay sắt.

“Hàng hóa Trung Quốc cạnh tranh mạnh mẽ với hàng bản xứ, người Trung Quốc mang hàng bán tận vùng nông thôn, tạo ra không khí bất bình bài Trung Quốc ngày gia tăng, và khiến một số lãnh đạo Châu Phi phản ứng. Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma, theo Le Monde đã từng gây chấn động, năm 2012 ở Bắc Kinh khi cho là «hợp tác với Trung Quốc có vấn đề».

Le Monde kết luận: Ông Tập Cận Bình biết là ông được chờ đợi trên vấn đề này. Để vớt vát, hoá giải, Ông tăng mức tài trợ, xóa nợ và 600 đề án phát triển, nhưng có lẽ không đủ để mang lại nụ cười cho người Châu Phi.

Ông cũng biết là có 1 triệu người Trung Quốc hiện diện ở lục địa này và chờ đợi an ninh của họ được đảm bảo. Le Monde cũng ghi nhận là có lẽ Trung Quốc đã có nhận thức về một số thực tế, vì sau vụ 3 cán bộ Trung Quốc bị bắt làm con tin ở Bamako ngày 20/11, Bắc Kinh đã xích lại gần Paris vì Pháp quen thuộc hiện trường Châu Phi, và một kế hoạch đối tác kinh tế Pháp Trung ở Châu Phi đang được nghiên cứu./.(VA)

Ý kiến bạn đọc
16/12/201501:04:34
Khách
Bác Vi Anh ui, Phi Châu phải nàm thao bi giờ? Tt obama đâu rồi? Chắc còn đang
nghiên kíu chính sách "don't do anything stupid" ???
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.