Hôm nay,  

Chờ Công Đoàn Độc Lập

08/11/201500:00:00(Xem: 3608)

Trần Khải

Sẽ chờ tới bao giờ? Có phải chính phủ Hà Nội đã chấp thuận cho công đoàn độc lập? Ký kết thì như thế, nhưng có tôn trọng chăng?

Trên trang Thư Viện Pháp Luật ngày 08/10/2015 viết về Hiệp định TPP, trích:

“...TPP giúp cải thiện điều kiện làm việc tại các nước TPP nhờ vào việc đặt ra các nghĩa vụ phải tuân thủ bao gồm:

- Bảo vệ quyền thành lập công đoàn và thương lượng tập thể.
- Xóa bỏ lao động trẻ em và lao động cưỡng bức.

- Chống phân biệt đối xử về việc làm...” 

(Xem: http://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/thoi-su/11552/nguoi-lao-dong-duoc-bao-ve-nhieu-hon-nho-hiep-dinh-tpp)

Trong khi đó, bản tin BBC hôm 5 tháng 11-2015, tựa đề “Công bố toàn văn Hiệp định TPP” cũng cho biết rằng chính thức, VN cho lập công đoàn độc lập:

“Việt Nam đồng ý để người lao động có thêm nhiều quyền, như tự do lập công đoàn và đình công để đổi lại lợi ích giao thương với Mỹ, theo phân tích của tờ New York Times về TPP.

Văn bản bằng tiếng Anh của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương - TPP đã được 12 nước thành viên công bố chiều 5/11.

Theo bài của New York Times, thỏa thuận đòi hỏi Việt Nam thay đổi luật hoặc ra luật mới cho phép công nhân thành lập công đoàn độc lập.

Công nhân sẽ được phép đình công không chỉ vì lương và giờ làm, mà còn vì điều kiện làm việc và các quyền khác.

Các nhóm công đoàn không phải gia nhập công đoàn của chính phủ Việt Nam, mà có thể hợp tác với nhau, tìm giúp đỡ của bất kỳ “tổ chức lao động quốc tế” như Liên đoàn lao động và hiệp hội của các tổ chức công nghiệp Hoa Kỳ (AFL-CIO).

Ông Tom Malinowski, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Đặc trách Dân chủ,Nhân quyền, và Lao động nói với New York Times:

“Đây là cơ hội tốt nhất từ nhiều năm để khuyến khích cải tổ thể chế sâu sắc ở Việt Nam mà sẽ thúc đẩy nhân quyền, và nó sẽ chỉ xảy ra nếu TPP được thông qua.”...”(ngưng trích)


Có thật nhà nước muốn thay đổi thể chế?

Bài viết của nhà bình luận Huy Đức  trên Bauxite VN tưạ đề “TPP & Công đoàn Độc lập”  cho biết:

“Điều mà chúng ta chờ đợi đã trở thành sự thật: Để tham gia TPP, Việt Nam đồng ý với Hoa Kỳ, sẽ chấp nhận Công Đoàn Độc Lập (theo một văn bản mà Bộ Công Thương công bố chiều nay).

Theo cam kết này: Người lao động Việt Nam sẽ có quyền thành lập công đoàn cơ sở mà không cần chính quyền chấp nhận trước (Chính phủ không có quyền cho phép hay không cho phép). Để hoạt động, công đoàn cơ sở có thể ĐĂNG KÝ với tổng liên đoàn, hoặc một cơ quan nhà nước có chức năng (competent government body).

Dù đăng ký với cơ quan nào, người lao động vẫn toàn quyền xây dựng điều lệ hoạt động, chọn người đứng đầu, tự quản lý tài chính/hành chính; tự tổ chức và lãnh đạo các cuộc đình công.



Các cơ quan chức năng, trong luật cũng như trên thực tế, phải đảm bảo sao cho, quyền của các tổ chức công đoàn cơ sở này không kém hơn quyền của các tổ chức công đoàn cơ sở thuộc Tổng Liên Đoàn Lao Động. Chính quyền không được phép ưu tiên công đoàn nhà nước (hơn các công đoàn động lập khác).

Lộ trình để Việt Nam thực hiện những cam kết này là 5 năm sau khi gia nhập TPP. Việt - Mỹ sẽ cùng xem xét việc tuân thủ các quy định này hàng năm.

Năm ngoái, tại hội trường Thời báo Kinh Tế Sài Gòn, Cựu Bộ trưởng Trương Đình Tuyển – đặc phái viên của Thủ tướng bên cạnh đoàn đàm phán TPP – vẫn tuyên bố: VN không bao giờ chấp nhận công đoàn độc lập vì đây là một vấn đề cốt tử, mang tính nguyên tắc của chế độ, là "bất khả thương nghị". Thế nhưng "vấn đề mang tính nguyên tắc của Chế độ" này đã được "thương nghị" và khai thông trong chuyến đi đến Mỹ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng...”(ngưng trích)

Có thực là sẽ thuận buồm xuôi gió? Hình như chưa.

Vì một bản tin trên VietnamNet tựa đề “Công đoàn độc lập: Mắt xích quan trọng của nền kinh tế thị trường” vừa đăng lên là bị gỡ xuống. May mắn, Việt Nam Thời Báo có một bản lưu nhờ kỹ thuật Google.

Trong đó, ghi lời phỏng vấn LS Lã Khánh Tùng, có một ý như sau:

“...thủ tục lập hội vẫn duy trì như cũ nên rất nhiêu khê, rườm rà. Chẳng hạn, luật quy định câu chữ là muốn thành lập hội chỉ phải đăng kí với cơ quan nhà nước. Nhưng trên thực tế, phải xin phép đến ba lần. Ví dụ ba người chúng ta đây muốn lập một hội thì trước tiên là lập ban vận động. Tuy nhiên, ban vận động này phải có giấy phép công nhận của cơ quan nhà nước. Sau khi được công nhận rồi, mình bắt đầu lập hội và tập hợp được một số thành viên nhất định. Được một số thành viên nhất định rồi thì mình phải đăng ký để được công nhận thành lập. Được thành lập rồi thì mình tổ chức đại hội đầu tiên, thông qua điều lệ, bầu người lãnh đạo –chủ tịch hội. Điều lệ và ban lãnh đạo này phải được cơ quan nhà nước phê duyệt, tức là lần thứ ba.

Dự luật cũng vẫn duy trì cơ chế song quản khá rườm rà. Một hội ngoài Bộ Nội vụ quản lý, còn chịu sự điều chỉnh của bộ chuyên ngành nữa. Chẳng hạn, người ta muốn lập hội trồng rừng thì việc thành lập ban vận động phải do Bộ Nông nghiệp phê duyệt. Sau này, hội đó khi đi vào hoạt động phải báo cáo đồng thời Bộ Nội vụ và Bộ Nông nghiệp. Rõ ràng, chúng ta có thể cắt gọn đi, tập hợp lại một đầu mối quản lý thôi sẽ hiệu quả hơn....”(ngưng trích)

Thấy rõ, đường còn xa quá.

Xa vời quá. Tự do dân chủ vẫn hiển nhiên là xa hơn cả công đoàn đôc lập thì phải.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.