Hôm nay,  

Chiến Tranh Biển Đông: Khó Tránh

4/13/201500:00:00(View: 6762)

Càng ngày càng hội tụ những mâu thuẫn, xung khắc của nhiều nước trong đó có Mỹ và các nước Á châu Thái bình Dương một bên và bên kia là Trung Cộng, khiến chiến tranh Biển Đông là điều khó tưởng xảy ra nhưng khó tránh khỏi.

Tin mới đây sau cuộc hội đàm ngày 08/04/2015 tại Tokyo với Bộ Trưởng Quốc Phòng Nhựt Gen Nakatani, tân Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Ashton Carter nói với báo chí, tuyên bố nguyên văn như sau: «Tuy không có lập trường về bất kỳ cuộc tranh chấp lãnh thổ nào [ở Biển Đông], chúng tôi có một lập trường mạnh mẽ chống lại việc quân sự hóa những tranh chấp đó». Ông còn nói cụ thể hơn về hành động quân sự hóa Biển Đông của Bắc Kinh, «Chúng tôi đặc biệt quan ngại trước khả năng quân sự hóa các tiền đồn. Đó là những hoạt động làm gia tăng căng thẳng một cách nghiêm trọng và làm giảm đi triển vọng tìm kiếm giải pháp ngoại giao». Trong thời gian này, Mỹ có nhiều hoạt động quân sự trong vùng châu Á Thái Bình Dương, mở hai cuộc thao diễn quân sự hỗn hợp với hai nước bị TC chèn ép nhiều nhất trong vấn đề Biển Đông là Philippines và Việt Nam. Cuộc tập trận chung Balikatan với Phi năm nay, Mỹ cử hơn 6.500 quân nhân tham gia tập trận, tăng gấp đôi so với năm rồi. Với VN, Mỹ ngày 06/04 điều hai chiến hạm tối tân, khu trục hạm USS Fitzgerald trang bị hoả tiễn dẫn đường, chiến hạm cận duyên USS Fort Worth và nhiều hải quân tinh nhuệ do một sĩ quan người Mỹ gốc Việt tỵ nạn CS chỉ huy hạm đội cùng thao diễn với Hải Quân VNCS.

Về tình hình, trong phạm vi Á châu Thái bình dương không có nơi nào khiến các nước trong vùng như Nhựt, Đài Loan, Phi luật tân, Mã Lai, Brunei, Nam Dương và ngoài vùng như Mỹ, Úc, Ấn nghi ngờ âm mưu thủ đoạn của TC đang bành trướng, làm thay đổi địa lý chiến lược, tạo bất ổn định ngoại giao, quân sự trong vùng Á châu Thái bình dương như ở Biển Đông. Trong phạm vi thế giới, không có vùng nào chạy đua võ trang, tăng ngân sách quốc phòng, tăng cường và hiện đại hoá quân đội như của các nước, đặc biệt là của TC như trong vùng này.

Tuy súng chưa nổ, bôm chưa rơi, nhưng trên thế giới không có vùng nào các đại siêu cường dồn và tăng lực lượng quân sự như ở đây. TC đệ nhị siêu cường kinh tế tăng ngân sách quốc phòng, chuẩn bị binh mã 2 triệu 3 người, tăng ngân sách quốc phòng lên trên hai hàng số suốt năm bảy năm, tung tàu bè quân sự, bán quân sự, dân sự bung ra quậy ngập đảo, động biển từ dông bắc xuống đông nam Thái bình dương. Và gần đây TC bồi lắp cả chục bãi đá thành quân khu có hải, lục không quân ở Hoàng sa và Trường sa. Các nhà chiến lược quốc tế ví đó là những hàng không mẫu hạm không thể đánh chìm khống chế con đường hàng hải huyết mạch của thế giới từ Eo Biển Mã Lai đi lên Bắc Thái bình dương.

Còn Mỹ đệ nhứt siêu cường cảm thấy việc bày binh bố trận của TC nguy hại cho tự do hàng hải và thế hải thượng của mình, chuyển trục quân sự 60% hải quân và không quân về đây. Và trong lịch sử bang giao lâu đời với Úc, nền văn minh Tây Phương ở Á châu, Mỹ lần đầu tiên đưa một lữ đoàn Thuỷ quân Lục Chiến đến Cảng Darvin, nơi ra Biển Đông gần nhứt.

Và Nhựt đệ tam siêu cường kinh tế thì tăng ngân sách quốc phòng, tăng gia quân số và hiện đại hoá quân đội, chuyển quốc phòng từ phòng vệ dân sự sang phòng vệ tập thể, có thể đưa quân ra tiếp vác nước bạn.

Còn cả chục nước láng giềng của TC, như VN, Phi, Đài Loan bị TC xâm lấn biển đảo tất cả đều chạy đua võ trang phòng chống tham vọng đất đai, biển đảo, đà bành trướng, xâm lược của TC.

Trong tình thế hoà bình võ trang (paix armeé) ấy, tâm lý nghi ngờ ngự trị khắp vùng, tình hình bất trắc lúc nào cũng có thế xảy ra. Mấy bay F-35 của Mỹ trục trặc kỹ thuật mới xin đáp xuống Đài Loan, là TC la ó lên, báo động. Mỹ mời Tổng bí Thư Đảng CSVN công du Mỹ, thì Tập cận Bình mời Tổng Trọng sang Tàu trước để “định hướng ngoại giao” ngăn trở không để cho VN xích lại gần Mỹ.

Trong tình thế căng thẳng như dây đờn đó chỉ cần một tính toán lầm của một lãnh đạo quốc gia, chỉ huy quân đội hay một hành động lỡ của quân nhân nào đó trong vùng biển, vùng trời của Biển Đông là có thể châm ngòi, thêm lửa cho cái điểm nóng lâu ngày ở Biển Đông thành chiến tranh.

Lúc này hơn lúc nào hết, Biển Đông điểm nóng lâu đời ấy đang tăng sức nóng, chất đang biến thành lượng, diện có thể thành điểm bùng nổ chiến tranh. Đó là thực tiễn hiện tình, mặt này TC tăng cường việc chiếm cứ đảo, biến thành khu quân sự, thay đổi địa lý chiến lươc và chính trị của Biển Đông. Mặt khác, Mỹ đang phải tung ra một chiến lược đối đầu với TC một cách toàn diện, bảo lưu tự do hàng hải và quyền lợi cốt lõi và thế hải thưọng của Mỹ và tạo niềm tin nơi Mỹ của các nước đồng minh và đối tác toàn diện của Mỹ, coi Mỹ như là điều kiện ổn định, lá chắn của các nước đồng minh; đó là điều kiện tiên quyết của đệ nhứt siêu cường.

Bên cạnh khả năng những bất trắc giữa TC và Mỹ, còn phải kể những bất trắc của các nước đồng minh và đối tác với Mỹ trước đà TC xâm lấn biển đảo của những nước này một cách ngang ngược. Trong đó có 4 nước Mỹ có nghĩa vụ hiệp ước phải bảo vệ khi bị tấn công: Nhựt, Nam Hàn, Phi, Úc.

Từ Nhựt ở đông bắc suốt tới VN ở đông nam, có rất nhiều điểm nóng do chiến lược bành trướng xâm lấn biển đảo của TC. Nó căng đến nỗi VNCS từng là đồng chí với TC, mà phía Nhà Nước VNCS cũng uất ức TC. Không phải một hai năm nay, mà đã xảy ra từ thời Việt Nam bị TC hai lần đánh chiếm: lấy đảo của VN năm 1975, và VNCS năm 1988. Rồi những năm sau này TC giành giựt đảo Senkaku của Nhựt, bải cạn Scarborough của Phi, v.v...

Cả hai ba chục năm nay chưa bao giờ có một giải pháp nào, chưa có thời gian nào thực sự ổn đinh trong vùng. Suốt mấy chục năm trời ấy, tham vọng đất đai, biển đảo của TC có tăng chớ không có giảm.

Cái nguy kế tiếp là tinh thần quốc gia dân tộc của các nước càng ngày càng tăng, càng khó cho những tương nhượng, những thoả hiệp về chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải. Trái lại lại dễ biến thành chiến tranh bảo vệ bờ cõi.

Nước nào cũng tăng cường quân đội, tăng ngân sách quốc phòng, tinh thần quân phiệt có thể không chế chánh trị, tính hiếu chiến võ biền mạnh hơn tính đối thoại chánh trị, ngoại giao. Do đó những triệu chứng của bất trắc chiến tranh ngày càng thấy rõ đối với các nước Á châu Thái bình dương chống TC. TC là số 1 trong việc nghi kỵ, đối lập, ngoại giao, gây hấn bang giao, tăng cường quân sự. Không phải chỉ có TC, mà Nhựt là số 2, ba năm không giới chức nào lãnh đạo quốc gia nào gắp người đồng nhiệm TC. Trái lại Nhựt không tiếc tiền của viện trợ cho các nước Á châu, liên kết cùng chống TC. Mỹ tận tình giúp cho Nhựt lãnh đạo các nước Á châu liên minh chống TC. Còn Mỹ thì lo vòng ngoài liên minh với Úc, Ấn, Nam dương chống TC.

Nếu may mắn, các nhà làm chánh sách chưa lầm, các nhà quân sự chưa lỡ, bất trắc ngoài trận tiền chưa xảy ra, Á châu Thái Bình dương có thể kéo dài thời kỳ hoà bình võ trang trong một thời gian tới.

Nếu rủi ro xảy ra, thì Chiến Tranh Biển Đông sẽ thành Chiến Tranh Á châu Thái bình dương, nhỏ hơn Chiến Tranh Thế Giới một chút mà thôi./.(Vi Anh)

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Garden Grove, Nam California (Bình Sa)- - Tại hội trường Thư Viện Việt Nam vào lúc 10 giờ sáng Thứ Bảy này 2 tháng 11 năm 2019, Ủy Ban Vận Động Việt Nam Cộng Hòa Trở Lại do ông Hồ Văn Sinh, Chủ Tịch Ủy Ban Vận Động Việt Nam Cộng Hòa Trở Lại đã tổ chức buổi họp báo nhằm mục đích tường trình lại cuộc hội thảo lịch sử đã diễn ra vào ngày 25 Tháng Mười, 2019
SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG:
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
Một nghiên cứu mới của Kaiser Permantente đã đưa ra thông tin đáng lo ngại về tỉ lệ tử vong cao do chứng suy tim. Nhưng có một tin vui: theo một bác sĩ tim mạch, một số loại thuốc tiểu đường có thể cứu nhiều mạng sống, do cũng làm giảm nguy cơ mắc chứng bệnh này.
Những loại thuốc ghi toa là để chữa bệnh, nhưng cũng có thể gây bệnh năng hơn hay tử vong. Hàng năm có khoảng 1.5 triệu người Mỹ chết vì dùng thuốc sai. Nhiều người trong số họ là người cao niên.
Những ai thích ăn nhiều cheese trên pizza nay phải dè chừng: theo Hiệp Hội Xương Hoa Kỳ, ăn quá nhiều cheese và những sản phẩm từ sữa sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt.
Việc trẻ sơ sinh, trẻ tập bò, trẻ ở tuổi pre-school xem những màn hình (screen) tăng vọt trong thập kỷ qua. Tuy nhiên, giới chuyên gia đang lo ngại việc quan sát màn ảnh tivi, máy tính bảng, điện thoại thông minh đối với trẻ em ở trong độ tuổi quan trọng này có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển não.
Một nghiên cứu mới vừa cho thấy bằng việc chạy bộ- ở bất cứ mức độ nhanh chậm, nhiều ít khác nhau- đều đem lại lợi ích cho sức khỏe, và làm giảm nguy cơ đột tử cá nhân.
Từ Halloween đến Tết Tây là mùa lễ hội, tiệc tùng. Điều này đồng nghĩa với việc ăn nhậu nhiều và… lên cân.
Một chuyên gia khẳng định: rửa tay đúng cách với xà phòng và nước là một trong những cách tốt nhất để phòng ngừa cảm cúm trong mùa cúm hằng năm.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.