Hôm nay,  

Tư Bản Điạ Ốc Chạy Khỏi VN, Đa Số Công Ty Còn Bi Đát 2013

05/03/201300:00:00(Xem: 5500)
HANOI -- Điạ ốc, hay bất động sản tại Việt Nam vẫn còn thê thảm... năm 2013 không hy vọng gì hồi phục, theo lời các chuyên gia.

Do vậy, tư bản đổ bộ vào lĩnh vực bất động sản (BĐS) tại VN từ năm 2007 và rồi bây giờ đa số bỏ chạy, theo tin từ VEF.

Trong khi đó, đại đa số “Doanh nghiệp bất động sản tính kế khác để sinh nhai,” theo tin VnExpress hôm Thứ Hai, 4/3/2013.

Cũng hôm Thứ Hai, báo ĐTTC nói về tình hình này: 'Cứu bất động sản như nhóm lửa trong băng'... Nghĩa là, còn xa lắm băng mới tan.

Một dấu hiệu bi quan còn vì, theo VOV: tín dụng còn bị xiết...

Và báo Tiền Phong nói rằng đa số các công ty nói năm nay nếu huề vốn là hên...

Thông tấn VEF kể chuyện “BĐS ngoại: Rầm rập đến, ồ ạt bỏ đi.”

Bản tin ghi nhận:

“Ồ ạt xin cấp phép dự án rồi bỏ hoang, không ít chủ đầu tư ngoại đã phải bỏ của bởi bất động sản không còn siêu lợi nhuận.

Năm 2007, thị trường địa ốc chứng kiến cuộc “đổ bộ” của các nhà đầu tư nước ngoài. 40% tổng vốn của các DN nước ngoài đã đầu tư vào thị trường bất động sản. Tại TP SG, các doanh nghiệp quan tâm nhiều đến lĩnh vực này từ Hàn Quốc, Singapore và gần đây là Malaysia...

Đến khi thị trường bất động sản gặp khó khăn, không ít dự án ngoại đang ngoắc ngoải. Trong khi đó, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đã ảnh hưởng nhiều nhà đầu tư ngoại, khiến một số dự án tỷ đô bị rút giấy phép. Các nhà đầu tư lũ lượt bỏ đi...

...Cùng cảnh ngộ, hàng loạt siêu dự án ngoại cũng bị rút giấy phép đầu tư, tiêu biểu như dự án thành phố sáng tạo Nam Tuy Hòa tại Phú Yên có vốn đăng ký 11,4 tỷ đôla, diện tích 5.600 ha; dự án công viên phần mềm Thủ Thiêm có vốn 1,2 tỷ đôla, dự án Khu công viên văn hóa thế giới kỳ diệu tại Bà Rịa Vũng Tàu có vốn 1,2 tỷ đôla, diện tích 130 ha.


Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá, đa số vốn nước ngoài tập trung vào bất động sản cao cấp như khách sạn, nghĩ dưỡng, căn hộ. Tuy nhiên, tình hình thị trường bất động sản cao cấp đang gặp khó.”

Thông tấn VnExpress kể về tình hình: Doanh nghiệp bất động sản tính kế khác để sinh nhai... 80% doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên sàn chứng khoán đều sụt giảm lợi nhuận trong năm 2012. Nhiều đại gia phải trông chờ vào ngành kinh doanh khác để tồn tại.”

Mặt khác, thông tấn ĐTTC có bản tin nói về chuyện cứu nguy đầy bi quan: 'Cứu bất động sản như nhóm lửa trong băng'...

Bản tin nói: “Những tín hiệu tích cực trên thị trường bất động sản (BĐS) từ quý IV-2012 cho đến nay chưa thể báo hiệu một tương lai thực sự sáng sủa cho thị trường trong năm 2013. Tuy nhiên, với những nỗ lực đến từ phía cơ quan quản lý, có thể thấy “lửa” đã được nhóm. Vấn đề là duy trì “ngọn lửa” này như thế nào để có thể thực sự làm tan băng trên thị trường BĐS.”

Trong khi đó, thông tấn VOV ghi nhận rằng đại đa số các tổ chức tín dụng (TCTD) nói rằng năm 2013 vẫn có nhiều rủi ro.

VOV nói:

“Hạn chế cho vay kinh doanh bất động sản và chứng khoán... Báo cáo cuối năm 2012 cho thấy, “Điều kiện kinh doanh và tài chính của khách hàng” vẫn là nhân tố tác động lớn nhất đến hoạt động kinh doanh của các TCTD. Đáng chú ý là có tới 85% TCTD dự kiến mức độ rủi ro của các nhóm khách hàng không giảm trong 6 tháng đầu năm 2013.”

Báo Tiền Phong viết:

“Đầu năm, phóng viên “xông đất” một vài doanh nghiệp, đều thấy ngay từ đầu năm đã phải điều chỉnh giảm 30% - 50%, thậm chí tới 90% so với kế hoạch năm 2012. Nhiều doanh nghiệp khẳng định, hòa và lỗ, cố gượng dậy để không phải phá sản đã là may.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.