Hôm nay,  

Câu Giờ Trong Thương Ước: 8 Năm Mới Mở Thị Trường

19/11/200000:00:00(Xem: 4046)
WASHINGTON - Nhà báo Lê Văn Tiến, trong bài viết trên tờ Washington Times ngày 17/11/2000, đã cho rằng trong bản thương ước, Việt Nam vẫn câu giờ mở cửa thị trường quốc nội, bất kể là Mỹ sẽ mở tức khắc cho các hãng VN vào làm ăn.

Kể từ khi thiết lập những liên hệ ngoại giao vào năm 1995, nhiều thành viên trong Bộ Chính Trị đã sống trong nỗi sợ hãi rằng dân Việt Nam sẽ nắm lấy cơ hội để liên kết với người Mỹ làm mất đi quyền lực của đảng và xoá đi chế độ xã hội chủ nghĩa.

Để bày tỏ những nỗi sợ hãi này, Phan Văn Khải đưa ra bản công bố, tuyên bố bản hiệp ước được nhấn mạnh với cam kết rằng nó "được dựa trên những nguyên tắc chính về sự tôn trọng độc lập và chủ quyền của nhau, không xen vào những chuyện nội bộ; quyền lợi bình đẳng..."

Những khẩu hiệu này, gài vào cái phải là sự lưỡng lự lớn của các nhà thương thuyết Mỹ, giọng điệu Cộng sản thường đuợc bộ phận lãnh đạo dùng đến để nhắc nhở Hoa Kỳ rằng các quan hệ ngoại giao và kinh tế thân thiết không nên nối kết vào sự mong đợi tiến bộ dân chủ, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo hay nhân quyền.

Để thêm vào chiến thắng này, các nhà thương thuyết Việt Nam bảo đảm một số các nhượng bộ quan trọng từ phía Hoa Kỳ. Trong khi bản hiệp ước dự định rằng thị trường Hoa Kỳ sẽ được mở cửa cho những nhập cảng Việt nam trong vòng vài tháng sau bằng việc ban Tối Huệ Quốc, song song các nhượng bộ cuả Việt Nam sẽ không được đòi hỏi để thực hiện từ 6 đến 8 năm. Ngay cả vào cuối thời biểu kéo dài này, không có sự đòi hỏi rằng Việt Nam cho phép sự phát triển về khu vực tư doanh điạ phương. Trong năm 2008, các xí nghiệp ngoại quốc sẽ được cho phép cạnh tranh, nhưng sẽ cạnh tranh với hầu hết các xí nghiệp độc quyền quốc doanh.

Việt Nam có tổng số 5,280 xí nghiệp quốc doanh, gồm 17 xí nghiệp chính thuộc về chính quyền trung ương. Họ mướn hơn 1 triệu người, và trong năm 1999 xuất cảng 3.7 triệu đôla ra thế giới. Một kế hoạch được phát triển bởi Bộ Thương Mại kêu gọi các xí nghiệp đi vào thị trường Hoa Kỳ ngay, với 6 loại sản phẩm: quần áo, giày dép, hàng hoá bằng da, đồ gốm, cà phê, hải sản, và thực phẩm chế biến. Bộ Thương Mại ước tính trong 2 năm đầu tiên, sau khi bảng hiệp ước có hiệu lực, riêng những thương vụ về vải dệt và quần áo vào Hoa Kỳ sẽ đạt đuợc 1 tỉ đôla, tăng lên 1.5 tỉ vào năm 2005.

Những xuất cảng trong 5 loại khác có thể mang 1 tỉ đôla mỗi năm.

Một phần kế hoạch khác của chính phủ là làm cho những công ty tư nhân nước ngoài hoạt động tốt hơn như các doanh nghiệp quốc doanh cuả Việt nam. Mục tiêu cho cuối năm nay trong mỗi công ty do nước ngoài đầu tư, là sự hình thành cả hai về công đoàn và chi bộ Cộng sản.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.