Hôm nay,  

Vinalines Bị Truy Đánh Làm Phe Nguyễn Tấn Dũng Sứt Mẻ; Carl Thayer: Nội bộ CSVN đánh nhau; Báo Người Đưa Tin: Chủ Tịch Vinalines chưa có dấu hiệu tham ô; Báo SGGP: Nhiều sai phạm nghiêm trọng ở Vinalines...

24/05/201200:00:00(Xem: 14407)
HANOI -- Chiến dịch truy tội Vinalines có phải là các phe trong Đảng CSVN đang đấu đá nhau? Đối với một số nhà phân tích, đúng là nội bộ CSVN đang tranh chấp nhau.

BBC đã ghi lời phân tích như trên của Giáo sư Carl Thayer. Trong khi báo Người Đưa Tin phóng lên mạng bản tin nhan đề “Cảnh sát "chưa phát hiện dấu hiệu tham ô" của chủ tịch Vinalines” thì báo SGGP đăng bản tin nhan đề “Nhiều sai phạm nghiêm trọng ở Vinalines.”

Bản tin BBC ghi lời Giáo sư Carl Thayer qua bài viết “Những gì đằng sau vụ Vinalines,” trích:

“...Nếu chính trị Việt Nam hiện thời phản ánh cả chính sách lẫn cá nhân, nó có thể giải thích cơn khốn khó của đại biểu Quốc hội Đặng Thị Hoàng Yến và lệnh bắt ông Dương Chí Dũng, cựu lãnh đạo Vinalines...

Thủ tướng Dũng, về phần mình, thì phải chịu trách nhiệm đối với toàn bộ các tập đoàn kinh tế nhà nước. Lệnh bắt ông Dương Chí Dũng và các quan chức khác của Vinalines có thể được xem là nhằm giảm bớt phe cánh của Thủ tướng, tương tự như khi các lãnh đạo Vinashin bị truy tố.

Cuộc đấu tranh nội bộ ngầm hiện tại giải thích vì sao đang có một đợt trấn áp đáng kể nhắm vào các blogger và phóng viên kể từ sau Đại hội Đảng XI.

Giới chức an ninh, sau khi đã thuần phục truyền thông nước ngoài, quay sang bịt miệng các nguồn thông tin khác duy nhất còn lại nói về chính trị nội bộ của Việt Nam.

Chính phủ cần đưa ra các quyết định lớn về cải cách, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, sở hữu đất đai và chống nạn tham nhũng. Các quyết định này sẽ tác động tới mạng lưới quyền lực và bảo trợ ở các cấp độ.

Nếu vụ Đặng Thị Hoàng Yến và Dương Chí Dũng báo trước một sự chia rẽ nội bộ trong Đảng vì các chính sách và các cá nhân, thì Việt Nam dường như sẽ bước vào một giai đoạn bất an về chính trị. Tình hình này sẽ lại càng trầm trọng thêm vì nền kinh tế yếu kém...”(hết trích)

Báo Người Đưa Tin hôm 23-5-2012 đã đăng bản tin nhan đề “Cảnh sát "chưa phát hiện dấu hiệu tham ô" của chủ tịch Vinalines.”

Bản tin viết:

“Cũng theo công bố của cảnh sát, hiện nay nhà chức trách chưa xác định được nguyên nhân khiến nguyên chủ tịch Vinalines bỏ trốn...

Trao đổi với PV Người đưa tin, Đại tá Trần Duy Thanh, Cục trưởng Cục C48 cho biết, trước khi khởi tố và ra lệnh truy nã đặc biệt trên phạm vi toàn quốc, cơ quan CSĐT từng nhiều lần làm việc và triệu tập, lấy lời khai đối với bị can Dương Chí Dũng và đồng phạm. Tại cơ quan CSĐT, các bị can đều thừa nhận những việc làm của mình là trái với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế...

Một cán bộ điều tra C48 cho biết: “Hiện tại, cơ quan điều tra Bộ Công an chưa phát hiện dấu hiệu tham ô tài sản của bị can Dương Chí Dũng. Việc mua ụ nổi 83M trái quy định là do Tổng Công ty Hàng hải ký hợp đồng mua, nhưng sau đó uỷ quyền cho công ty cấp dưới thực hiện việc sửa chữa. Trong quá trình sửa chữa ụ nổi, vào tháng 2/2012, cơ quan điều tra đã phát hiện dấu hiệu tham nhũng. Đáng ra, sau khi ký hợp đồng mua ụ nổi, ông Dũng phải kiểm soát kỹ cấp dưới trong việc sửa chữa, đằng này lại quá lỏng lẻo trong công tác quản lý, tạo điều kiện cho cấp dưới tham ô tài sản”...”

Trong khi đó, báo SGGP từ Sài Gòn ghi cụ thể qua bản tin “Nhiều sai phạm nghiêm trọng ở Vinalines,” trích:

“Làm trái ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, lập hồ sơ hợp đồng, quyết toán khống tham ô hàng tỷ đồng… Đây là những thông tin được Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng (C48), Tổng Cục cảnh sát phòng chống tội phạm, Bộ Công an thông báo tại buổi họp báo diễn ra ngày 22-5 về kết quả điều tra ban đầu tại Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).

Hồ sơ khống, ăn tiền thật

Vào tháng 1-2012, C48 đã phát hiện và xác minh làm rõ những dấu hiệu sai phạm trong quá trình thực hiện sửa chữa ụ nổi 83M...

Trong quá trình phê duyệt, tổ chức mua ụ nổi 83M (hạng mục chính của nhà máy) trước thời điểm ông Dương Chí Dũng phê duyệt dự án nhà máy 1 năm và khi chưa được tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giao mặt bằng xây dựng nhà máy nên khi ụ nổi mua về không có địa điểm để lắp đặt, đưa vào khai thác dẫn đến hậu quả là tính đến tháng 4-2010, tổng thiệt hại là 100 tỷ đồng.”

Con số 100 tỷ đồng VN thiệt hại tương đương 4,8 triệu đôla Mỹ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.