Hôm nay,  

III

14/03/201100:00:00(Xem: 8938)

Đọc Sách Vụ Án Trần Ngọc Châu: cia và sự thất bại chính trị của mỹ ở vn
biatranngocchau-400“Facing The Phoenix” và tác giả Zalin Grant.

Năm 1970, TT Nguyễn Văn Thiệu bắt Dân biểu Trần Ngọc Châu bỏ tù, Elizabeth Pond viết "The Chau Trial". Hơn 20 năm sau, 1991, Trần Ngọc Châu lại trở thành nhân vật chính cho một tác phẩm quan trọng của Zalin Grant: "Facing The Phoenix: CIA and the Political Defeat in Vietnam / Đối diện Phượng Hoàng: CIA và sự thất bại chính trị của Mỹ tại Việt Nam."
Zalin Grant là nhà báo và tác giả kỳ cựu chuyên về Việt Nam, nói giỏi tiếng Việt. Từ 1964 tới 1973, ông là phái viên tạp chí Time và New Republic, từng có 5 năm làm việc ở Việt Nam. Sau khi gặp lại Trần Ngọc Châu tại Hoa Kỳ, Zalin dành thêm 5 năm để nghiên cứu, phỏng vấn từng nhân vật để viết Facing the Phoenix. Vụ án Trần Ngọc Châu trong sách này được đặt trong toàn cảnh lịch sử 30 năm quan hệ chính trị Việt - Mỹ, từ 1945 tới 1975, đụng tới nhiều bí ẩn chưa từng được soi sáng, từ bản tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh, cái chết của Ngô Đình Diệm, tới sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam.
Terrence Maitland đã giới thiệu “Facing the Phoenix” trên báo New York Times như sau:
“Phượng Hoàng trong tựa sách là để chỉ Trần Ngọc Châu và sự sống sót phi thường của ông ta như một người lính, một viên chức, một người tù bị phản bội của chính phủ Nam Việt Nam, trong trại tù cải tạo sau chiến thắng của miền Bắc Việt Nam, một thuyền nhân, di dân tới nước Mỹ cũng như vai trò ông ta, người bố đỡ đầu bất hạnh cho chương trình Phượng Hoàng, một chiến dịch bình định thành công của CIA trong chiến tranh Việt Nam.”
Sau đây là phần rút gọn nội dung “Facing the Phoenix” trích từ sách “Vụ Án Trần Ngọc Châu”

III. Huyền thoại Lansdale và Đệ Nhất Cộng Hoà
landsdale-400Tướng Lansdale Cố Vấn của Tổng Thống Ngô Đình Diệm


Đầu năm 1954, tướng Pháp Navarre đồng ý cho Mỹ để năm sĩ quan liên lạc bên cạnh bộ chỉ huy quân sự của ông. Giám đốc CIA Allen Dulles yêu cầu đưa Edward G. Lansdale từ Philippinnes sang Sàigòn.
Sinh ở Detroit ngày 6 tháng Hai, 1908, Lansdale lớn lên ở Michigan và California. Tốt nghiệp trung học, vào đại học UCLA nhưng không có bằng cấp. Sau trận Trân Châu Cảng, đang là một giám đốc quảng cáo thành công, Lansdale gia nhập không quân. Tháng 11-1949, ông được biệt phái sang cơ quan OSS, tiền thân của CIA, và trở thành một chuyên gia về Philippinnes. Ngay lần đầu gặp Ramon Magsaysay, một Thượng Nghị Sĩ Phi 43 tuổi đang viếng thăm Hoa Kỳ, Lansdale lập tức chọn ông này là "gà". Sau bữa ăn tối, hai người thức gần trọn đêm để quyết định là Lansdale sẽ vận động cho Magsaysay làm Bộ Trưởng Quốc Phòng. Cuộc vận động thành công. Đây là lúc quân cộng sản Huk nổi dậy tại Phi và nước này đang phải trông cậy vào Hoa Kỳ. Tháng 9-1950, Lansdale sang Manila làm cố vấn về tình báo cho Tổng Thống Quirino. Kỳ tích Lansdale đạt được trong nhiệm kỳ 4 năm ở Phi là sát cánh với Magsaysay, đánh tan quân cộng sản Huk, củng cố nền dân chủ, tổ chức bầu cử trong sạch và đưa được Magsaysay lên làm Tổng Thống Philippinnes.
Đó là con người Ed Lansdale khi ông từ Phi tới Sàigòn ngày 1 tháng Sáu, 1954. Khi Lansdale bước ra khỏi máy bay, thực tế ông đã là người Mỹ đầu tiên tham gia cuộc chiến tranh Đông Dương thứ hai. Nhiệm vụ của ông tại Việt Nam là đánh bật người Pháp ra và giúp người Việt Nam có được một chế độ độc lập để đối phó với Cộng Sản.
Lansdale thấy cần có một người Việt Nam để có thể thông qua người đó mà thực hiện sứ mạng của mình. Nhưng thay vì tìm được một Magsaysay thì ông lại vớ phải một Ngô Đình Diệm.
Mặc dầu mới ở Việt Nam có hai mười lăm ngày nhưng Lansdale lại nghĩ rằng có thể Diệm xa nước quá lâu nên mới vậy và có thể cho ông ta một đôi lời khuyên về cách giao dịch với đồng bào ông ta chăng. Ông gợi ý Đại sứ Heath là ông sẽ chuẩn bị một văn bản đề ra cho Diệm nghiên cứu. Heath đồng ý. Lansdale dành hết phần còn lại trong ngày và cả đêm để vạch một kế hoạch hành động cho Diệm. Sáng hôm sau ông đưa cho Đại sứ xem. Xem xong, Đại sứ nói đây là một văn bản mà Hoa Kỳ không thể chính thức trao cho Thủ tướng mới được nhưng Lansdale có thể đưa trực tiếp cho Diệm như là một bản gợi ý có tính cách cá nhân thì được.
Lansdale tìm một người Mỹ biết nói tiếng Pháp làm thông dịch rồi đi thẳng tới dinh Thủ Tướng. Lính bảo vệ để cho họ vào tự do. Họ vào một văn phòng và xin gặp Diệm. Một người Việt Nam tuổi trung niên đang đọc một văn kiện ngước lên nhìn và nói, "Tôi là Ngô Đình Diệm". Diệm xem ra không gây được ấn tượng gì ở Lansdale: "Một con người bụ bẫm, mặc áo sác-kin trắng cài chéo, chân chưa chạm hẳn tới đất... tóc đen, chải sát, gương mặt đầy thịt trên xương má, cứ như tại cười hoài mà nó lồi lên vậy". Lansdale và người thông dịch tự giới thiệu và nói rõ lý do đến. Người thông dịch không mang theo kính mắt. Diệm cho ông ta mượn kính để ông ta có thể đọc và dịch lớn tiếng cho ông nghe. Diệm nghe, hỏi thêm vài điều. Xong ông cảm ơn Lansdale về những lời khuyên nhủ, gấp tờ giấy lại cho vào túi. Thế là xong cuộc gặp gỡ đầu tiên.
Từ đây, Lansdale trở thành cố vấn thân cận nhất của Ngô Đình Diệm, hai người gặp nhau gần như mỗi ngày. Lansdale là người điều hành cuộc di cư của một triệu người miền Bắc vào Nam, rồi bày mưu tính kế dẹp mọi âm mưu đảo chính và nổi loạn của cánh thân Pháp, thống nhất được quân đội miền Nam, hất cẳng người Pháp, giúp nhà Ngô đứng vững, và Đệ Nhất Cộng Hoà thành hình.
Dù là người giữ ghế cho nhà Ngô, từng quyết định cả màu sắc của lá phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý để truất phế Bảo Đại đưa Diệm lên làm Tổng Thống, nhưng chính Lansdale cũng từng phải lắc đầu trước cách xử sự của anh em ông Diệm.
"Tôi bảo Diệm là đừng có ăn gian," Lansdale kể. "Vậy mà kết quả là ông ta lại có tới 98% số phiếu. Lạy chúa."


Cũng chính Lansdale thuyết phục Diệm tổ chức bầu Quốc Hội Lập Hiến và mời một cố vấn từ Philippinnes sang giúp thảo bản hiến pháp hợp thức hoá chế độ. Nhưng Diệm không phải là Magsaysay. Quốc hội được bầu, Diệm nhất định loại bỏ bác sĩ Phan Quang Đán không cho ông này ngồi ghế dân biểu. Hiến pháp hợp thức hoá Đệ Nhất Cộng Hoà, nhưng chỉ được để đóng trò cho một nền độc tài. Khi chế độ đã đứng vững, anh em ông Diệm không còn muốn nghe Lansdale nhắc nhở việc phải củng cố nền dân chủ, tôn trọng Quốc Hội. Kết quả là trước sự ghẻ lạnh của Phủ Tổng Thống, Lansdale đành phải về lại Washington.
. . .

Khi tới Việt Nam năm 1954, Lansdale thành lập một ê kíp tình báo đặc biệt, gọi là "Phái Bộ Quân Sự Mỹ tại Saigon, trong đó có Lou Conien gốc Pháp, Wolf Ladejinski gốc Nga, và Rufus Phillips... Sau khi ông ra đi cuối năm 1956, Ladejinski thay chỗ Lansdale, làm một cố vấn mờ nhạt trong Phủ Tổng Thống không có gì đáng kể. Riêng Rufus Phillips và Lou Conien còn lui tới Việt Nam và tiếp tục ghi thêm nhiều dấu ấn đặc biệt.
Năm 1962, sau mấy năm phục vụ ở Lào, Rufus Phillips trở lại Saigon, đứng đầu cơ quan viện trợ quan trọng mang tên là Hỗ Trợ Hoạt động Công Dân Vụ và Phát Triển Cách Mạng (CORDS: Civil Operations and Revolutionary Support) do chính ông thành lập. Sau khi được cả Diệm thoả thuận cho CORDS hậu thuẫn chương trình bình định toàn quốc, Phillips mời từng ông tỉnh trưởng đến thảo luận về những vấn đề và yêu cầu của họ.
"Có một ông tỉnh trưởng", Phillips kể, "một con người tuyệt diệu với những ý kiến lỗi lạc - Trần Ngọc Châu. Ông ta đến Sài Gòn tìm chúng tôi và nói. "Tôi không cần sự giúp đỡ nào cả. Tôi đang làm có kết quả. Tôi không muốn người Mỹ các người xuống Kiến Hoà rồi làm hỏng chương trình của tôi".
Tôi nói: "Thư thả, thư thả. Chúng tôi không làm đảo lộn kế hoạch của ông. Chúng tôi chỉ muốn biết ông đang làm gì. Chúng tôi sẽ điều chỉnh kế hoạch của chúng tôi để hỗ trợ ông".
Và càng ngày Phillips càng thấy quí trọng Châu. "Tôi chưa thấy ai hăng hái như vậy. Nếu anh muốn tìm một người biết cách làm nhân dân trong tỉnh ủng hộ mình, thì đó chính là Trần Ngọc Châu. Ông ta tạo cho tôi một ấn tượng rất tốt vì ông là một người rất tự hào, rất thông minh, có ý thức rõ ràng về việc mình đang làm". Với tư cách là người đứng đầu chương trình viện trợ công dân vụ, Phillips đích thân theo Châu xuống Kiến Hoà, đi thăm từng làng xã và cung cấp phân bón cho nông dân, đào giếng, chăm sóc sức khỏe. Một số dự án của Châu có tính chất chính trị, ngoài khuôn khổ viện trợ của CORDS, Phillips bỏ công đi tìm Stuart Methven, người phụ trách sáu tỉnh cho chi cục CIA ở Việt Nam yêu cầu trợ giúp. Chính là từ sự hỗ trợ của cả Rufus Phillips và Stu Methven, chương trình bình định của Châu đã lan dần sang nhiều tỉnh khác.
Khi chế độ sa lầy trong vụ Phật Giáo và căng thẳng với Mỹ, Tổng Thống Diệm cảm thấy bị người Mỹ hiểu lầm và cô lập. Lúc này ông có vẻ hiểu ra giá trị của tướng Lansdale mà trước đây anh em ông từng ghẻ lạnh. Chính Diệm đích thân nhờ Rufus Phillips xem có thể thu xếp cho Lansdale trở lại làm cố vấn cho ông ta không.
Cũng vào lúc này, tại Washington, Tân Tổng Thống Kennedy sau khi đăng quang, thấy bất an về tình hình Việt Nam, đã cử hai sứ giả có chính kiến khác nhau sang Saigon đánh giá lại tình hình. Người thứ nhất phe thân Diệm, Tướng Victor Krulax của Bộ Quốc Phòng. Người thứ hai phe chống Diệm, Joseph Mendenhall của Bộ Ngoại Giao. Khi hai sứ giả này về lại Mỹ, có Rufe Phillips từ Việt Nam tháp tùng. Ngày 10-9-1963, họ cùng dự buổi phúc trình lên Tổng thống Kennedy và các cố vấn. Krulak nói tình hình quân sự đang tiến triển rất tốt. Mendenhall nói tình hình chính trị đang tiến triển rất xấu. Báo cáo mâu thuẫn của họ khiến TT. Kennedy phải thốt ra một câu châm biếm: "Hai ngài cùng đến một nước đấy chứ""
Đến phiên ông phúc trình trước Tổng Thống, Phillips nói rằng ông không đồng ý với cả Krulak lẫn Mendenhall. Tình hình quân sự còn tồi tệ hơn Krulak nói nhiều, bởi vì quân đội Sài Gòn đã rút về bảo vệ cho Diệm khỏi một cuộc đảo chính và Việt cộng đã tràn vào lấp chỗ trống đó. Vấn đề Phật giáo là nghiêm trọng nhưng có thể hạn chế nó trong phạm vi nhất định. Cản trở lớn nhất cho mọi việc thu xếp, theo ông, chính là cố vấn Ngô Đình Nhu. Và Phillips kết luận bằng cách nói với Kennedy: "Tôi nghĩ là chúng ta nên làm tất cả mọi việc để cứu Diệm. Nếu chúng ta đưa Nhu ra khỏi Việt Nam, chúng ta có thể đạt đến một kiểu thoả thuận nào đó với Phật giáo. Và chỉ có một người tôi tin có thể làm được việc này. Đó là Tướng Lansdale. Tôi đề nghị ngài phái ông ta sang Việt Nam càng sớm càng tốt".
Kennedy nói, "Cảm ơn ông nhiều. Những điều ông nói rất bổ ích và tôi xin cảm ơn lời đề nghị của ông, đặc biệt là đề nghị liên quan đến Tướng Lansdale".
Trong một cuộc họp quan trọng sau đó, TT. Kennedy yêu cầu mời Lansdale tham dự. Giữa buổi họp, Kennedy quay sang hỏi Lansdale, "Dean có nói với ông rằng tôi muốn ông sang Việt Nam làm đại sứ không""
Dean là Dean Rusk, ngoại trưởng Mỹ thời Kennedy.
"Không, ông ấy không nói", Lansdale đáp.
Chính lời nói của Kennedy đã khiến bộ máy thư lại quanh Bộ Ngoại Giao mở ra cả một chiến dịch để cản trở ý định này. Kết quả là Lansdale không còn cơ hội nào cứu Diệm.
TT. Kennedy cử Henry Cabot Lodge -người đứng phó cho Humphrey trong liên danh Cộng Hoà vừa bị ông đánh bại- làm Đại sứ Mỹ tại Việt Nam. Điều trớ trêu là chính Lou Conein, người cũ trong ê kíp Lansdale, nay theo lệnh của Đại sứ Cabot Lodge, đã trực tiếp chiêu mộ và điều động đám tướng lãnh Việt Nam làm đảo chính. Anh em Tổng Thống Diệm bị giết.
Kỳ tới: Bí ẩn đảo chính và cái chết của ba anh em
Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn...
Bìa sách “Vụ Án Trần Ngọc Châu”, 504 trang, ấn phí 25 mỹ kim, hiện có tại các nhà sách. Bạn đọc và các đại lý xin liên lạc Việt Báo:
14841 Moran St.
Westminster, CA 92683
(714) 894-2500

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.