Hôm nay,  

Bản Dịch Việt Ngữ Từ Nguyên Tác “the Chau Trial” Của Tác Giả Elizabeth Pond (xii)

14/03/201100:00:00(Xem: 7412)

Đọc Sách Mới: Bản dịch Việt ngữ từ nguyên tác “The Chau Trial” của tác giả Elizabeth Pond (XII)
Cảnh Sát Tấn Công Bắt Dân Biểu Châu
image003-4003Elizabeth Pond

image084-400

Cảnh sát vây trụ sở Hạ Nghị Viện, để “toán đặc nhiệm” tấn công vô bắt Dân biểu Châu.


Là một tác giả và diễn giả danh tiếng chuyên về các vấn đề quốc tế, tên tuổi Elizabeth Pond (hình bên) được nể trọng ở Âu Châu và Hoa Kỳ, trong cả hai lãnh vực báo chí và hàn lâm. Ngoài công việc giảng dạy tại các đại học Đức và Mỹ, bà còn là thành viên nhiều hội đồng tham vấn và viện nghiên cứu chiến lược quốc tế như: The Council on Foreign Relations, the German Council on Foreign Relations, the International Institute for Strategic Studies, the US Institute of Peace... và là tác giả của 11 cuốn sách có nội dung đã đụng tới các vấn đề nóng bỏng nhất tại nhiều khu vực của thế giới như bức tường Bá Linh, Chính sách Mỹ đối với nước Đức; Biến động vùng Balcans; Nhận thức về nước Nga; Sự tái sinh của Âu châu... 
Sự nghiệp của Elizabeth Pond bắt đầu bằng “The Chau Trial”. Đúng 40 năm trước đây, sau cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân, cô phái viên của The Christian Science Monitor xin nghỉ giả hạn luôn nửa năm để ở lại Saigon theo dõi tại chỗ. Và “The Chau Trial” trở thành tác phẩm đầu tay của Elizabeth Pond, với kết luận “Đây là bước khởi đầu sự sụp đổ của ông Thiệu.”
Cho tới nay, 40 năm sau “Vụ án Trần Ngọc Châu”, tác giả và nhân vật chính trong vụ án - Pond và Châu- vẫn chưa hề gặp nhau. Sau đây là bản dịch Việt ngữ “Vụ Án Trần Ngọc Châu” do THANH NGUYỄN và HOÀNG NGỌC TRÁC chuyển ngữ từ nguyên tác “The Chau Trial”, với những tiểu tựa do toà báo đặt thêm.

XII. Bi kịch chạu nước rút
Màn cuối của tấn bi kịch diễn ra nhanh chóng. Ngày giờ được đôn lên sớm hơn, 23 tháng 2 thay vì tháng 3 như đã dự trù, để cho Tối Cao Pháp Viện chẳng còn thì giờ mà thẩm định về kiến nghị truất bỏ quyền đặc miễn của dân biểu Hạ Viện có hợp hiến hay không.
Đến phút chót, cái ngày dự định lại được dời qua ngày 25 tháng 2 do nỗ lực đàng sau hậu trường nhằm làm dịu đi các đụng độ. Một số thân chính quyền, sợ điều mà mọi việc theo như đà diễn biến của tình hình, đã nhảy vào can thiệp để tìm cách làm sao cho vụ xử bớt đi cái vẻ "thanh trừng", theo lời một trong những thành viên thân cận của nhóm. 
Ý kiến căn bản là viện dẫn ý niệm "quả tang phạm pháp", hoặc nói cách khác là "bắt tại trận". Như vậy sẽ có tác dụng là bỏ qua cái kiến nghị 102 chữ ký cũng như các cuộc tranh cãi về việc không đủ đại biểu hiện diện khi họp thông qua nghị quyết. Với trường hợp phạm pháp quả tang thì thủ tục khởi tố có khác đi. Muốn đưa một Dân biểu ra xử về thường tôi thì chỉ cần được đa số tuyệt đối ba phần tư Hạ Viện thông qua, nhưng đối với trường hợp quả tang phạm pháp thì bị can đương nhiên bị đưa ra xử không cần phải thông qua Hạ Viện, trừ khi Hạ Viện yêu cầu ngưng vụ xử. Với kiểu đó thì kiến nghị có thể mang tính chính trị chứ không phải là pháp lý, và là bằng chứng cho thấy thiện chí của ông Thiệu trong việc tham khảo ý kiến Hạ Viện và biết được rằng ý Hạ Viện muốn truy tố ông Châu. 
Một phiên tòa xử 20 phút dành cho hai ông Châu và Tư đã được tổ chức với sự khiếm diện của bị can vào ngày 25 tháng 2 tại Tòa Án Quân Sự Mặt Trận Lưu Động, một tòa án tự coi như có thẩm quyền đối với mọi vụ án có dính dấp đến an ninh. Lời buộc tội ông Châu rốt cuộc không có ghi khoản phản bội theo như bức thư đầu tiên ông Thiệu gửi cho Hạ Viện, thế nhưng lại buộc tội ông ta đã không tố giác anh mình.
Một thay đổi bất ngờ cho mọi người là phiên Tòa xử bắt đầu đúng giờ đã định; một thời biểu chính xác chưa bao giờ nghe ai nói đến vị Tòa án thường có thông lệ bắt đầu phiên xử với một, hai giờ sau thời biểu ấn định. Phiên tòa khởi sự sớm hơn thường lệ để sau đó người ta nói với các vị luật sư đến trễ là đã hết lượt phát biểu rồi. (Sự việc nầy có thể còn tranh luận về trường hợp một bị can khiếm diện có còn được quyền có luật sư bào chữa hay không; thế nhưng nay Tòa đã xử rồi, thế là mọi tranh luận không còn cần thiết nữa).
Theo đúng như luật định đối với những vụ án xử khiếm diện, bản án đã quy định hình phạt tối đa, tức là hai mươi năm khổ sai dành cho ông Châu và bản án tử hình đối với ông Tư. Lệnh bắt giam được tống đạt ngay.


Ông Châu đã xuất hiện trở lại và tự giam mình trong một văn phòng của Quốc hội sau hai tháng ẩn náu và hai ngày trước phiên Tòa xử ông ta. Đã nhiều lần trước kia ông ta vẫn có thói quen ngủ lại trong Quốc hội vì e ngại người của chính quyền hoặc của Cộng sản sát hại. Bây giờ với nhân viên chính quyền ráo riết siết chặt vòng vây quanh, ông ta lại tìm đến ẩn náu ở đấy và thách thức chính quyền sử dụng vũ lực đối với ông ta - trong khu vực bất khả xâm phạm theo luật định của tòa nhà Dân biểu. 
Chính quyền Sàigòn chấp nhận sự thách thức đó. Văn phòng Hạ Viện họp để đi đến chỗ lúng túng, nói rằng họ không thể ngăn cản chính quyền (ý muốn nói là Hành pháp) thực thi luật pháp, thế nhưng họ cũng cho biết họ không có thẩm quyền cho phép chính quyền bắt ông Châu tại Hạ Viện. 
Ngày 26 tháng 2 mọi việc được coi như đã an bài. Khoảng 50 cảnh sát tràn vào Quốc hội, dồn các nhà báo vào một góc, rồi xông vào bắt ông Châu. Hôm đó, ông ta mặc áo sơ mi mới giặt, với áo ngoài và cà vạt tươm tất, tay cầm bản Hiến pháp, ngực mang Bảo Quốc Huân Chương; huy chương nầy trước kia từng được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ban thưởng. Sau khi chế ngự được ông ta, hai cảnh sát viên quật ông ta xuống thềm lầu để giao lại cho bốn cảnh sát viên khác khiêng Châu xuống khỏi thềm Hạ Viện và quăng ông ta vào chiếc xe Jeep đang mở máy chờ sẵn ở đấy. Chiếc xe chuyển bánh và biến dạng.
"Nếu như Cộng sản có tính toán hành động như Thiệu thì họ đã không thể nào làm hay hơn nữa để hạ uy thế của chế độ", một chính khách thân chính phủ đã kết luận một cách chán chường.
*
Tóa án Mặt Trận lưu động vùng III Chiến thuật mang một cái danh xưng không mấy chính xác. Trước hết, do việc Tòa tọa lạc ngay trong khu Hải quân Công xưởng Sàigòn đã chứng tỏ rằng Tòa không nằm đúng ở vùng III Chiến thuật. Mà Tòa cũng chẳng có gì là lưu động. Chưa kể đến sự việc là Tòa không hề nằm ở trận tiền. Có điều là tính chất quân sự của cái Tòa án đó là rõ rồi!
Các Tòa án Mặt Trận -- có bốn Tòa cho bốn vùng chiến thuật ở miền Nam Việt Nam -- đã được thiết lập vào năm 1962, vào những tháng cuối cùng của chế độ Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Các Tòa đó quả có xử những vụ án quân sự như là đào ngũ, thế nhưng cái vai trò nổi bậc nhất của nó ngay thoạt kỳ thủy đã có tính chất chính trị. Ông Diệm đã lập chúng lên để, theo như người ta nói một cách văn vẻ, "củng cố" chế độ của mình. Bất kỳ một vụ việc nào có liên quan đến an ninh Quốc gia, cho dù bị cáo là dân sự, cũng do các Tòa đó thụ lý. Và gì chứ cái chiêu bài an ninh quốc gia thì có thể bao gồm đủ thứ chuyện.
Các vụ xử quan trọng nhất về mặt chính trị dưới thời ông Diệm ở tòa án Mặt Trận lưu động vùng III Chiến thuật là những vụ có liên can đến 40 nhân vật bị coi như thuộc phe chống đối, trong số đó có cả ông Dân biểu tiếng tăm nhất thời bấy giờ (nay là một thành viên trong chính phủ của ông Thiệu).
Trong những năm gần đây hơn thì cái Toà Án Mặt Trận Lưu Động vùng III Chiến thuật này là nơi diễn ra vụ xử lãnh tụ Phật Giáo Thích Thiện Minh, xử các sinh viên phản kháng, cũng như xử các lưới tình báo mà khi phát hiện ra thì cả dư luận Sàigòn đều bật ngửa.
Phòng xử là một phòng trong căn nhà một tầng theo kiểu kiến trúc quân sự thích hợp cho xứ nhiệt đới, với đà đầm bằng thép, lợp tôn, có cửa sổ và cửa ra vào dài theo hai mặt tường phải trái, có quạt trần. Đèn ném treo lơ lửng gần trần nhà tăng thêm ánh sáng cho các cánh cửa sổ mở rộng phía tường cánh trái. Thoảng hoặc, một cơn gió mát thổi lộng vào, thứ gió mát của đầu tháng 3 dương lịch, gió của mùa con nít thả diều.
Tám giờ sáng ngày 2 tháng 3 dương lịch, ngày bắt đầu vụ xử Dân biểu Trần Ngọc Châu, tất cả mọi hoạt động đều tập trung ở khoảng sân phía bên ngoài pháp đình. Khán giả xoay quanh đó, chờ xem có chuyện gì xảy ra. Đám nhà báo quây quần quanh mấy chiếc xe Jeep đậu gần đấy để chuyện vãn. Các nhiếp ảnh viên tranh nhau chọn vị trí thuận lợi nhất ở phía cuối hành lang nằm giữa các khu nhà, nơi mà lát nữa đây ông Châu sẽ được đưa vào. Một vài tay lão làng trong nghề thì lại quây quần ngồi uống cà phê ở cái quán cóc có treo bảng hiệu: "Xin đừng tiểu tiện chỗ này. Cảm ơn". Có hai Nghị Sĩ và năm Dân biểu trong tổng số khoảng 197 nhà lập pháp ở Quốc Hội hôm đó chịu khó quá bộ đến xem người ta xử một đồng nghiệp của mình.
Kỳ tới: Toà Mặt Trận Xử
Bìa sách “Vụ Án Trần Ngọc Châu”, 504 trang, ấn phí 25 mỹ kim. Sách gửi tận nhà trong nước Mỹ thêm $5 cước phí. Bạn đọc và các đại lý xin liên lạc Việt Báo:
14841 Moran St.
Westminster, CA 92683
(714) 894-2500

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.