Hôm nay,  

Đọc Sách Mới: Bản Dịch Việt Ngữ Từ Nguyên Tác “the Chau Trial” Của Tác Giả Elizabeth Pond (xi)

14/03/201100:00:00(Xem: 7249)

Đọc Sách Mới: Bản dịch Việt ngữ từ nguyên tác "The Chau Trial" của tác giả Elizabeth Pond (XI)
BỘ NGOẠI GIAO, ĐẠI SỨ BUNKER VÀ TT THIỆU
Tác giả
Elizabeth Pond

Là một tác giả và diễn giả danh tiếng chuyên về các vấn đề quốc tế, tên tuổi Elizabeth Pond (hình bên) được nể trọng ở Âu Châu và Hoa Kỳ, trong cả hai lãnh vực báo chí và hàn lâm. Ngoài công việc giảng dạy tại các đại học Đức và Mỹø, bà còn là thành viên nhiều hội đồng tham vấùn và viện nghiên cứu chiến lược quốc tế như: The Council on Foreign Relations, the German Council on Foreign Relations, the International Institute for Strategic Studies, the US Institute of Peace... và là tác giả của 11 cuốn sách có nội dung đã đụng tới các vấn đề nóng bỏng nhất tại nhiều khu vực của thế giới như bức tường Bá Linh, Chính sách Mỹ đối với nước Đức; Biến động vùng Balcans; Nhận thức về nước Nga; Sự tái sinh của Âu châu... 
Sự nghiệp của Elizabeth Pond bắt đầu bằng "The Chau Trial". Đúng 40 năm trước đây, sau cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân, cô phái viên của The Christian Science Monitor xin nghỉ giả hạn luôn nửa năm để ở lại Saigon theo dõi tại chỗ. Và "The Chau Trial" trở thành tác phẩm đầu tay của Elizabeth Pond, với kết luận "Đây là bước khởi đầu sự sụp đổ của ông Thiệu."
Cho tới nay, 40 năm sau "Vụ án Trần Ngọc Châu", tác giả và nhân vật chính trong vụ án - Pond và Châu- vẫn chưa hề gặp nhau. Sau đây là bản dịch Việt ngữ "Vụ Án Trần Ngọc Châu" do THANH NGUYỄN và HOÀNG NGỌC TRÁC chuyển ngữ từ nguyên tác "The Chau Trial", với những tiểu tựa do toà báo đặt thêm.

X. Toà Đại Sứ Mỹ cấm tyiếp xúc với Châu
Một nhóm Dân biểu thuộc lớp trẻ, người miền Nam, gởi một văn kiện lên Tối Cao Pháp Viện yêu cầu xét xử và phán quyết về tính cách hợp hiến của các thủ tục vừa áp dụng để tước bỏ quyền đặc miễn của Dân biểu.
Đến lúc này thì ông Châu đã lẩn tránh, khi ẩn khi hiện (một số ký giả phương Tây cho rằng hành tung của ông Châu lúc nầy xem ra quá bi đát), di chuyển từ nhà bạn bè ra khách sạn, rồi từ khách sạn đến nhà bạn bè. Tuyến phòng ngự đầu tiên của ông ta là dựa vào gia đình quyến thuộc. (Với truyền thống Nho giáo người Việt Nam thường được gia đình đùm bọc lẫn nhau. Ngoài ra, luật pháp Việt Nam do ảnh hưởng của Pháp không buộc người trong gia đình phải đứng ra làm chứng buộc tội thân bằng quyến thuộc của mình). 
Ông Châu có giải thích là nếu như ông Hiền hoạt động phá hoại hoặc khủng bố thì ông sẽ tính theo kiểu khác, thế nhưng vì anh mình chỉ đóng vai một nhà quan sát chính trị nên ông không thể tố giác anh mình được. Ông Châu còn nói thêm là nếu nhận thức ra được tình hình thời cuộc thì ông Hiền hẳn phải hiểu ra rằng người Cộng Sản sẽ không tài nào thắng miền Nam và tất nhiên sẽ phải gợi ý để miền Bắc tiến hành thương lượng về mặt chính trị. Thực tế là, theo ẩn ý ông Châu cho thấy, ông đã cố tìm cho ra hướng cụ thể dẫn đến một cuộc mặc cả về chính trị thông qua ông Hiền, và chính các sự dò dẫm về một giải pháp hòa bình đó đã khiến cho cả ông Thiệu lẫn người Mỹ đều tức giận ông.
Còn một biện minh khác mà ông Châu khởi sự dùng đến trong giai đoạn này. Và điều này dắt ta đến nhân tố cuối cùng, không mang tính nhân vật trong vở bi kịch này. Hoặc cũng có thể gọi đấy là guồng máy an bài mọi sự nhưng chẳng bao giờ lộ nguyên hình -- đấy là tòa Đại sứ Mỹ. 
Các sự phản đối về phía người Mỹ đối với ông Thiệu trong toàn bộ vụ này lại nhẹ nhàng đến độ có thể coi như là bàng quan, không can dự.
Các viên chức tòa Đại sứ giải thích cho ký giả là toàn bộ vấn đề chỉ xoay quanh việc Hiến pháp được thảo ra "không chặt chẽ" và các viên chức này còn bày tỏ sự ngạc nhiên đối với dư luận cho rằng có khủng hoảng chính trị tại Sàigòn. Có thể coi như họ vỗ về các ký giả ra vẻ hết sức thông cảm với nhu cầu của giới này là cần phải thổi phồng lên một ít tin tức ở Sàigòn sau khi cuộc chiến tại Lào nổi bật trên truyền hình cũng như báo chí trong suốt hai tuần liền. Cái ý của các viên chức ở Sứ quán Mỹ đại để là: xưa giờ giới báo chí vẫn thường có tật hay la hoảng; bây giờ cũng há chẳng phải là họ cũng lại làm như vậy hay sao" 
*

Có tin đồn vào thời điểm đó Bộ ngoại giao Mỹ tại Washington đã không đồng ý với quan điểm theo dõi sự việc một cách bình thản như trên của tòa Đại sứ Mỹ ở Sàigòn. Các tin đồn đó hiển nhiên đã kích thích sự tò mò của các viên chức cấp thấp ở sứ quán Mỹ tại Sàigòn cũng như của các viên chức Ngoại giao cấp cao của các nước bạn (kể cả sự tò mò của giới báo chí).
Nhưng chỉ dần đà người ta mới thấy được sự khác biệt quan điểm giữa Washington và Sứ quan Mỹ ở Sàigòn.
Đến cuối tháng ba có ai đó ở Washington tiết lộ cho báo chí biết một số hồ sơ của bộ Ngoại giao Mỹ về vụ án ông Châu. Sứ quán Mỹ tại Sàigòn đã điên tiết lên trước sự việc có hơi hướng như một chiến dịch cố tình triệt hạ uy thế của Đại sứ Ellsworth Bunker.
Câu chuyện theo như người ta biết được là như sau: Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, Elliott L. Richardson, đã đánh điện cho Đại sứ Bunker hai lần để chỉ thị cho Đại sứ phải lên tiếng cực lực phản đối cách giải quyết vụ án ông Châu. Tuy nhiên đến khi nhắc lại điều đó với Tổng Thống Thiệu thì Đại sứ lại dịu giọng đi ít nhiều. Kết quả là ông Thiệu cũng cứ việc làm theo ý định của mình. 


Bức điện đầu tiên được đánh đi ngày 23 tháng 12, tức là ba ngày sau khi đám biểu tình tấn công vào trụ sở Quốc hội. Theo tờ Washington Star (ngày 26 tháng 3) bức điện này chỉ thị cho Đại sứ Bunker phải làm bất kỳ những gì cần thiết để cho ông Thiệu hiểu được rằng Hoa Kỳ muốn dẹp vụ án ông Châu vì người Mỹ đánh giá ông Châu vẫn một mực trung thành với Nam Việt Nam và rất giúp ích cho Hoa Kỳ. Ngoài ra cũng phải kể đến phản ứng bất lợi của giới báo chí đối với vụ án của ông Châu sẽ khiến cho dư luận Mỹ không còn ủng hộ ông Nixon một cách mạnh mẻ trong đường lối chính sách của ông ta tại Việt Nam.
Nhưng đến khi tiếp nhận được bức điện đó thì Đại sứ Bunker lại chuyển cho một giới chức không phải là Tổng Thống Thiệu trong chính quyền Sàigòn và nội dung bức điện đó cũng đã được Đại sư Bunker sửa đổi lại cho bớt phần nghiêm trọng. Kết quả trong thực tế là quan điểm của bộ Ngoại giao Mỹ lại càng có vẻ dịu đi để thích hợp với tình trạng giao hảo thân thiện giữa ông Thiệu và Đại sư Bunker từ trước đến giờ. Chính vì sự thể như thế - và cũng vì ông Thiệu thường đắn đo không muốn ủy quyền cho ai khác đối với những vần đề hệ trọng - nên cái guồng máy làm ra chính sách mà người ta nghĩ là phải có ở dưới cấp chóp bu thì rốt cuộc lại không có. 
Nhân vật quan trọng nhất dưới ông Thiệu mà người Mỹ có thể tiếp xúc được hóa ra lại là người em họ 26 tuổi của ông ta. Nhân vậy này với chức vụ bí thư riêng của ông Thiệu, rất am hiểu công việc nhưng anh ta lại chẳng hề đưa ra chủ trương chính sách hoặc cố vấn cho ông Thiệu đối với những việc chính trị to tát như vụ ông Châu. 
Ít lâu sau khi xử vụ ông Châu kết thúc, khi được hỏi về thái độ của người Mỹ đối với vụ này thì viên bí thư nọ đã trả lời rằng ông Bunker không phải là loại người can dự vào việc mà đối với Việt Nam là một vấn đề thuần túy mang tính chất nội bộ; rằng Bunker là một người rất "tế nhị" đối với những sự việc tương tự. Nói như thế nghe có hơi quá đáng, nhưng cũng không quá đáng nhiều lắm.
Bức điện thứ hai của ông Richardson đã đến tòa Đại sứ Mỹ vào ngày 7 tháng 2. Theo tờ Star thì nội dung bức điện đó nhất mực yêu cầu Đại sứ Bunker nói thẳng với ông Thiệu và chuyển lời cực lực phản đối của chính phủ Hoa Kỳ. Ông Bunker có trách nhiệm phải tìm cách làm sao cho người ta dẹp vụ truy tố đó; và nếu như ông ta không làm được điều đó thì ông ta ít nhất cũng phải đòi sao cho có được một vụ xử ở Tòa dân sự chứ không thể đưa ra Tòa án quân sự và sau đó đừng để cho ông Châu bị án tù. 
Ông Bunker đã đi gặp Tổng Thống Thiệu vào ngày 10 tháng 2 (vẫn theo lời tường thuật của tờ Star) và đã nói về mối quan tâm của giới báo chí cũng như của Quốc Hội Mỹ, nhưng ông vẫn không truyền đạt lại mối quan tâm sâu sắc của thượng cấp. Ông Bunker đã bày tỏ quan điểm là ông Châu đã tiêu ma sự nghiệp chính trị do các tố giác của chính quyền và nếu làm mạnh hơn nữa chỉ tổ làm cho ông ta trở thành một thánh tử đạo. Ông Thiệu trả lời là vụ ông Châu đã được đưa ra trước tòa và ông ta, Tổng thống Thiệu, không còn kiểm soát được diễn biến tiếp theo. 
Hiển nhiên là qua buổi hội kiến đó chẳng có gì làm thay đổi sự tin tưởng của ông Bunker đối với các lời hứa hẹn của ông Thiệu mà ông đã thông báo về Washington là theo đó thì dù có thế nào đi nữa ông Châu cũng sẽ không bị bỏ tù (New York Times, ngày 28 tháng 3) và vụ xử sẽ được tiến hành triệt để theo đúng luật pháp (Los Angeles Times, ngày 25 tháng 3). Có thể các lời hứa hẹn của ông Thiệu là dựa vào sự tin tưởng ông Châu sẽ bỏ trốn ra nước ngoài, điều mà ông ta có đủ thời cơ để thực hiện. Khi ông Châu không chiu bỏ trốn thì ông Thiệu cứ thế mà cho tiến hành vụ xử vì nghĩ rằng Mỹ sẽ không đời nào trả đũa. 
Ông Bunker cũng báo về Washington là theo luật pháp Việt Nam, ông Châu có tội vì đã kêu gọi thành lập chính phủ liên hiệp. Bộ phận chính trị của Sứ Quán đã chọn cách giải thích này, và Đại sứ Bunker đã tán thành.
Thực tế thì người Mỹ đã để cho ông Thiệu toàn quyền muốn làm gì thì làm đối với vụ ông Châu từ lâu, ngay cả trước khi có các bức điện từ tay Richardson, và các hành động trước đó của người Mỹ có khi còn quan trọng hơn nữa khi có tin về thái độ dửng dưng của Sứ quán. John Paul Vann, một trong các bạn thân của ông Châu (hiện là Cố vấn trưởng chương trình bình định tại vùng Châu thổ Cửu Long), đã can thiệp cho ông Châu khi tiếp xúc với Phó Thủ Tướng (nay là Thủ Tướng) Trần Thiện Khiêm ngay từ khi xử ông Hiền vào tháng 6 năm 1969. 
Người ta kể lại ở Washington là ông Vann đã ra điều trần tại Tiểu ban Ngoại giao Thượng Viện và cho biết rằng trong lần gặp gỡ đó ông ta đã thông báo cho ông Khiêm biết về mối hợp tác giữa ông Châu và Washington "theo từng chi tiết" -- tức là về việc ông Châu đã thông báo cho người Mỹ biết về các cuộc tiếp xúc giữa ông ta với ông Hiền. 
Mặc dù ông Vann đã được cấp trên cho phép làm việc đó, phái bộ Hoa Kỳ tại Việt Nam lập tức, gần như là theo phản xạ, cho kìm kẹp ông Vann cùng những giới chức Mỹ nào khác từng cộng tác chặt chẽ với ông Châu. Họ được lệnh không được đi gặp ông Châu, và cũng không được bàn bạc những gì có liên quan đến vụ ông Châu với bất kỳ một kẻ ngoại cuộc nào khác, nhất là với các ký giả. Tờ New York Times (ngày 18 tháng 3) tường thuật lại rằng ông Bunker còn đi xa hơn nữa vào mùa hè năm 1969 bằng cách từ chối không cấp cho ông Châu chiếu khán vào Mỹ, và như vậy tức là tiếp tay với chính quyền Sàigòn trong việc cấm ông Châu xuất ngoại. Cấp cho ông Châu cái chiếu khán xuất ngoại thì chẳng hóa ra là đụng chạm nhiều với ông Thiệu hay sao" 

Kỳ tới: Đại Sứ Bunker và CIA

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.