Hôm nay,  

Ðâm Cá Nhái

24/02/201100:00:00(Xem: 8544)

Vào mùa nước lớn, nước sông cuồn cuộn chảy, thì dưới những cây cầu sắt thường có đàn cá nhái nổi lên, bơi đứng một chỗ cho dù nước chảy mạnh thế nào đi nữa.
Cá nhái chính là con cá lìm kìm trong câu hát ru em:
-Má ơi con vịt chết chìm
Thò tay vớt nó cá lìm kìm nó cắn con.
Cá lìm kìm làm sao dám cắn người" Nó nhát hít mà, chỉ một tiếng động nhỏ là nó phóng như hỏa tiễn, lặn mất tiêu.
Con cá nhái nhỏ hơn ngón tay cái, nhưng dài hai ba tấc, nguyên cái mỏ nhọn đã dài bằng một phần ba thân mình.
Bọn thiếu niên lấy gọng dù hay căm xe đạp làm thành cái lao có bốn năm chĩa. Cán bằng cây tầm vông, ở cuối cán có cột sợi dây nhỏ, để thâu hồi cây lao sau khi được phóng đi.
Từ trên thành cầu cao, người ta phóng cây lao xuống ngay giữa đàn cá, có khi dính một, có khi hai con cá nhái. Những con còn lại phóng lặn mất tăm dưới làn nước. Nhưng chỉ một phút sau,

cả đàn cá nhái lại xuất hiện y chang chỗ cũ như không có gì xẩy ra. Cái này là lì, hay là ngu"
Người phóng lao giỏi có khi đâm được bốn năm chục con trong vài tiếng đồng hồ. Nhưng loài cá này bán không được giá cho lắm, chỉ phơi khô để dành làm mồi nhậu. Còn nếu kho khô để ăn

cơm thì phải bỏ vô thiệt nhiều ớt và tiêu, vì nó tanh thầy chạy!

Những chỗ nước xoáy ven sông là do giòng nước đụng cái gì cản trở như gốc cây, đám chà v v .. thì thường có cá lớn lởn vởn rình mồi là cá con. Người ta lấy cục đá hay cái cối dằn một bên

xuồng cho nó lệch nghiêng hẳn qua một bên. Người bơi xuồng cũng ngồi lệch như thế. Ông ta chèo chầm chậm, mạn xuồng sát vô bờ, thỉnh thoảng lại thọc mạnh mái chèo xuống nước, giữa

xuồng và bờ theo một góc độ nào đó, khiến con cá hoảng sợ nhảy vọt lên cao rồi rớt vào lòng xuồng .
Cái khó là làm sao đoán biết được chỗ nào có cá. Thật là tuyệt cú mèo.

Đi soi và đâm cá đêm cũng thú vị lắm. Nếu con cá ngủ ở chỗ nước sâu thì đâu có dùng nôm được, chỉ có cách dùng chĩa cán dài mà đâm.

Người đâm cá đeo đèn trên trán (Chế biến lại từ đầu đèn pin hay đèn xe đạp).
Đứng ở đầu xuồng, tay cầm bơi chèo, tay cầm chĩa.
Người đâm được cá nhiều chưa chắc đã là người đâm cá giỏi, phải đâm từ khoảng rốn ra phía đuôi, cho con cá không chết vì vết thương để hôm sau đem ra chợ bán. Chớ nếu nó chết khi đâm

ngang khoảng bụng trúng ruột, thì chỉ có nước làm mà nấu cháo trong đêm, chớ bán cho ai được.
Đâm khoảng đuôi thì phải xoay làm sao để đâm ngược vảy, hông thôi sẽ trợt "trớt quớt".

Mùa sau tết, nước sông sẽ cạn gần sát đáy, người ta vừa đi vừa dậm một hàng lỗ bàn chân dưới sông. Lúc trở lại vừa đập nước đùng đùng vừa lấy xình quăng tứ tán tạo tiếng động, rồi dùng

hai bàn tay không, vừa bịt vừa bắt cá trốn trong lỗ bàn chân, có khi được cá lớn cả nửa ký lô chứ không phải toàn cá nhỏ.
Có người cầm cào, cào mạnh xuống bùn, răng cào liền khít như lược chải chí. Họ làm gì vậy" Thưa họ bắt cá chạch. Con chạch lấu to lắm, thịt béo nên nấu canh chua ăn rất ngon, nhưng

chạch thường thì chỉ to bằng ngón tay. Nó sống dưới hang như lươn, nhưng hang cạn xều. Vì đầu nó nhỏ nhưng lại có khấc, nên khi bị cào thì dính vô răng cào. Nhiều khi cào trúng ổ, dỡ lên cả

năm sáu con.
Cá chạch chỉ kho tiêu để ăn cơm thôi chứ chẳng biết làm món gì cho ngon.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.