Hôm nay,  

Nhà Ngoại Giao Mỹ: Xứng Đáng

18/12/201000:00:00(Xem: 6937)

Nhà Ngoại Giao Mỹ: Xứng Đáng

Vi Anh
Qua cuộc đời tận tuỵ phục vụ ngoại giao cho nước Mỹ của Ô. Richard Holbrook vừa mới từ trần, qua 250,000  báo cáo của những nhà ngoại giao Mỹ làm việc tại nhiều nước trên thế giới mà Wikileaks đã và đang phanh phui; người ta thấy những nhà ngoại giao Mỹ là những người xứng đáng.
Nhà ngoại giao Mỹ Richard Holbrook,Đặc sứ về Afghanistan và Pakistan từ trần ngày 14/12/2010 tại bệnh viện, chết vì bệnh tim, thọ 69 tuổi. Ông đã an giấc ngàn thu trong niềm thương tiếc của nhân dân và chánh quyền Mỹ cũng như nhiều  nước trên thế giới.
Ông là một nhà ngoại giao phục vụ qua bốn đời tổng thống Mỹ. Bước đầu tiên vào nghề ngoại giao là vào thời TT Lyndon Johnson, và  chức vụ ngoại giao đầu tiên cũng như nhiệm sở đầu tiên là ở Toà Đại sứ Mỹ ở Saigon, thủ đô của Việt Nam Cộng Hoà.
Tổng thống Obama của Đảng Dân Chủ vinh danh Ông Holbrook là  «người của hòa ước Dayton» mang lại hòa bình cho Bosnia. Tổng thống George Bush có lần thừa nhận Richard Holbrook là “luật sư đáng ngại nhất trên đời”.
Đồng nghiệp các nước phong Ông là nhà ngoại giao “bulldozer”, như  xe ủi đất kiên trì thương lượng chuyên phá mô bế tắc ngoại giao.
Tổng thống Obama năm 2009, giao cho Richard Holbrook hồ sơ Afghanistan và Pakistan, một nhiệm vụ mà Ông Holbrook cho là gay go nhất trong sự nghiệp ngoại giao.  Và Ông từ giã cõi đời này khi đang làm nhiệm vụ ấy.
Một nhà báo Mỹ khen Ông nói khi nào  Mỹ «gặp khó khăn không vượt qua được» thì phải mời Holbrook.  Và đài RFI của Pháp qua  một tin phân tích hàng đầu coi Ông là “Biểu tượng của ngành ngoại giao Mỹ”, và gây nhiều cảm tưởng và gợi cảm hứng và giúp nhiều dữ kiện cho bài này.
Phân tích và đối chiếu cuộc đời ngoại giao 46 năm của Richard Holbrook với những nhà ngoại giao Mỹ đã đang làm việc tại nhiều nước trên thế giới, có liên quan trong 250,000 báo cáo ngoại giao mà Wikileaks đã tiết lộ, cho thấy. Dù không ưa Mỹ, chê Bộ Ngoại Giao Mỹ là “đáy hay đít sương mờ” đi nữa, công tâm của con người chánh trực, lương tâm của công dân của một nước cũng thấy  những nhà ngoại giao Mỹ là những người có lương tâm chức nghiệp cao, làm  việc mẫn cán, quan sát bình tĩnh,  theo sát thời sự, sâu sắc  trong nhận định và lắm khi hùng biện khi phát biểu.
Theo Ô. Christian Whiton, cựu cố vấn cao cấp của Bộ ngoại Giao Mỹ và đang là cố vấn trưởng cho tổ chức D.C International Advisory thường bình luận cho truyền hình Fox, trong câu chuyện Fox News Opinion phân tích, thì qua “Những gì WikiLeaks Phát Giác: Những Nhà Ngoại Giao của Chúng Ta là Những Người Đưa Tin Không sai.” 
Thực vậy những gì các nhà ngoại giao  Mỹ nghe thấy được, ghi nhận được, báo về Bộ bị Wikileaks phanh phui -  là những xác nhận khá đầy đủ cho những thông tin nghị luận của báo chí Mỹ đã  hơn một lần phát giác và loan tải cho dân chúng Mỹ biết.
Tuy nhiên không được như truyền thông đại chúng, ngành ngoại giao làm việc có qui luật ngành nghề riêng do Hiến Pháp và luật pháp qui định. Phải một thời gian khá lâu ngoại giao mới được công khai hoá vì quyền lợi quốc gia, bí mật quốc gia của nước Mỹ và các nước Mỹ có bang giao.


 Như Iran quyết tâm làm ra vũ khí nguyên tử và Á Rập Saudi muốn Iran bị bỏ bom; chánh quyền của Nga do Ô Putin khống chế, Ô Putin là một cựu KGB. Như TC có khi bực mình với hai chế độ độc tài CS Bắc Hàn và độc tài quân phiệt Miến Điện nhưng TC luôn bao che, bảo vệ cho hai chế độ này.
Nhưng vì lý do ngoại giao, ngành ngoại giao Mỹ không nói được như báo chí Mỹ. Nhưng những lời tường thuật, nhận định  của các nhà ngoại giao của các nước đệ tam  với các  nhà ngoại giao Mỹ trong chỗ riêng tư nghe được và báo cáo về Bộ -; đó là những dấu chỉ khá tốt để phối kiểm, giải đoán cho những người làm chánh sách đối ngoại của Mỹ.
Lời lẽ báo cáo của những nhà ngoại giao có khi bộc trực, thẳng thắn, lắm lúc phũ phàng, trần trụi về nhiều nhân vật ngoại quốc;  đó không phải vỉ cảm xúc của những nhà ngoại giao Mỹ ưa hay ghét đối tượng trong báo cáo đâu. Mà đó là sự mô tả trung thực lời nói, thái độ, cái nhìn của người mà nhà ngoại giao Mỹ tiếp xúc và trao đổi.
Và phản ứng của ngành ngoại giao Mỹ  trong vụ Wikileaks, xứng đáng là một nước văn minh. Thay vì tức giận phản ứng và hành động mạnh để trực tiếp đối phó với Wikileaks như một kẻ ăn cắp tài liệu làm hại nên ngoại giao Mỹ, ngành ngoại giao Mỹ  tỏ ra bình tĩnh, sức mạnh tinh thần  của một  chánh quyền văn  minh, trọng pháp và một sự tỉnh táo  của  một nhân dân có trách nhiệm trên thế giới. Hoàn toàn  trái ngược với thái độ độc đoán cũng như các hành vi bất hợp pháp, phá hoại của Wikileaks và của các ủng hộ viên WikiLeaks.
Tiên trách kỷ hậu trách nhân, Mỹ lo chấn chỉnh khuyết điểm nội bộ trước, chận đứng sự rò rĩ vì lổ hỏng trong cơ chế bảo mật. Quyết tâm cắt không cho những người được tiếp cận hệ thống computers quốc phòng tiếp cận hệ thống ngoại giao  nữa. Tạm ngưng sự cho phép  chia xẻ tin báo liên mạng quốc phòng và ngoại giao, kết quả của nhiều cuộc điều tra, chỉ trích sau cuộc khủng bố 911, là tình báo của các ngành không chia xẻ tin báo cho nhau.
Truy tố và mở cuộc điều tra đối với người Hạ sĩ Thủy Quân Lục Chiến Bradley Manning bị qui trách đã lấy một số hồ sơ.
Tôn trọng ngyên tắc tư pháp độc lập, chủ quyến quốc gia, hành vi chánh phủ của các nước, Mỹ không xen  vào việc Tư Pháp Thụy Điển truy tố và truy tầm  Julian Asange và Anh tạm giữ y, không cho đóng tiền tại ngoại hầu tra. Úc truy tô y tội tiết lộ bí mật quốc gia.
Tôn trọng quyền tự do kinh doanh  của các công ty, chánh quyền Mỹ không xen vào việc một số  công ty kinh doanh như PayPal, Visa và MasterCard đã chuyển tiền cho WikiLeaks, và Amazon đã  cung ứng dịch vụ duy trì website cho WikiLeaks. Mỹ để  các công ty này tự động, tự khởi loại Wikileaks ra khỏi danh sách khách hàng.
Julian Assange vì thế không  có cơ sở đổ tội cho Mỹ áp lực ngoại giao truy bức cá nhân y, phá Wikileaks.
 Việc hàng ngàn tin tặc ứng lên binh Wikileaks làm tắc nghẽn những trang mạng của nước Thụy Điển truy tố Assange và của bất cứ ai chống lại Wikileaks làm cho thế giới thấy mối nguy gây ra bởi Wikileaks và bởi tin tặc.
Và quan trọng nhứt là không thương lượng gì với những cá nhân ăn cắp, phát tán tài liệu như những tin tặc.
Do đó có thể nói nhũng nhà ngoại giao Mỹ là những người xứng đáng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.