Hôm nay,  

Giới Trẻ Việt Nam Ơ Mỹ Xem Bộ Phim Tài Liệu “sự Thật Về Hồ Chí Minh”: Một Cách Nhìn Lịch Sử Mới

06/10/200900:00:00(Xem: 6109)

Giới Trẻ Việt Nam Ơ Mỹ Xem Bộ Phim Tài Liệu “Sự Thật Về Hồ Chí Minh”: Một Cách Nhìn Lịch Sử MớiQuang cảnh buổi ra mắt bộ phim “Sự Thật Về HCM” ở Đức


Quang caûnh buoåi ra maét boä phim “Söï Thaät Veà HCM” ôû Ñöùc

 

 

 

 

 

 

… và tại Melbourne (Uc)


Như vậy là đã gần ba tháng kể từ ngày Phong Trào Quốc Dân Đòi Trả Tên Sài Gòn cho ra mắt bộ phim tài liệu “Sự Thật Về Hồ Chí Minh”. Thông điệp của bộ phim thật rõ ràng: thông qua việc phơi bày những sự thật luôn bị  che dấu về cuộc đời của nhân vật này, phong trào muốn xóa bỏ những huyền thọai dối trá về Hồ Chí Minh (HCM). Từ đó, phong trào kêu gọi phá bỏ hình ảnh HCM đã được đảng CSVN thần thánh hóa đối với người dân Việt, và quan trọng hơn nữa, trả lại cho lịch sử dân tộc Việt Nam tính xác thực của nó. Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ và anh Trần Quốc Bảo, hai nhân vật chủ chốt trong việc thực hiện bộ phim, đã phải bận rộn liên tục trong những chuyến đi để quảng bá bộ phim này ở Mỹ, rồi sang đến cộng đồng Người Việt ở Sydney, Brisbane, Melbourne(Uc Châu) và Đức, Pháp, Hà Lan (Au Châu).
 Người Việt khắp nơi, kể cả trong và ngoài nước Việt Nam, đón nhận bộ phim với nhiều góc nhìn khác nhau. Thế hệ lớn lên, trưởng thành trong nước thời chinh chiến trước 1975 nhận định theo cách của những người  trải nghiệm, vì họ là một phần của giai đọan lịch sử này. Họ nhìn ra sự thật dễ dàng hơn. Còn đối với thế hệ sinh ra và lớn lên sau 1975 thì sao" Các em sẽ nhìn ra sự thật bằng cách nào" Bài viết sau đây tổng hợp ý kiến của một số bạn trẻ lớn lên ở Việt Nam, hiện đang sống trên đất Mỹ. Các em xem bộ phim, suy luận theo cách riêng của mình, những người chỉ biết đến HCM qua sách vở và qua lời của thế hệ cha ông . Cách đánh giá của các em về nhân vật lịch sử này để lại cho chúng ta nhiều suy nghĩ rất hữu ích, thú vị…
Đối với các bạn trẻ, tuổi đời vào khoảng trên dưới 30, lớn lên ở Việt Nam, muốn có cái nhìn riêng về HCM không phải dễ. Bởi vì tất cả thông tin về HCM trong nước đều có vẻ thống nhất: ĐCSVN có thể đi sai một chút, nhà nước Việt Nam có thể làm sai một thời, nhưng bác Hồ nhất định vẫn là một người lãnh đạo giỏi, một người yêu nước thương nòi! Nếu các bạn lớn lên ở miền Bắc, điều này rất khó lay chuyển. Bởi vì rất nhiều người thuộc thế hệ cha mẹ của các bạn mỗi khi bất mãn chế độ thường xuyên có câu nói: “…giá mà bác Hồ còn sống…”! Đối với các bạn lớn lên trong Nam, thông tin có vẻ “hai chiều” hơn, vì người lớn ở đây truyền cho các bạn một cái nhìn của một xứ sở tự do trước 30-04-1975. Thế nhưng so với hàng tấn thông tin từ báo chí, tài liệu lịch sử, phim ảnh mà các em đã từng xem, từng nghe trong nước, thì  những nhận định dám “xét lại” giá trị HCM có vẻ lép vế. Tài liệu lịch sử về HCM ở trong nước cũng do các nhà sử học viết. Cũng có nhận định từ những nhà báo, chính khách nước ngoài đánh giá cao HCM. Chắc cũng có một phần nào đó sự thật" Như vậy, khi đón nhận những thông tin hầu như hòan tòan ngược lại như trong bộ phim “Sự Thật Về HCM”, các bạn biết tin vào ai" Các bạn làm sao kiểm chứng được những thông tin lịch sử có từ trước khi mình sinh ra đời được" 
Ay vậy mà các bạn vẫn tìm cách tự tìm ra sự thực, tự phân biệt được đâu là thông tin sai lạc. Một bạn kể cho tôi rằng: “…Hồi em bắt đầu đi học trung học ở Sài Gòn, lên trường nghe thầy cô giảng bài thì ca ngợi bác Hồ; đến khi về nhà thì thấy cha mẹ, cô chú bác mình nói về nhân vật này chẳng ra gì. Em bắt đầu hoang mang. Nhưng lần lần, em khám phá ra rằng nhiều bạn khác của em trong trường cũng có hòan cảnh tương tự. Bọn em bắt đầu nghi ngờ những huyền thọai về HCM…”.
Sang đến xứ Mỹ tự do, các bạn đã tự tìm ra một cách nhìn mới mẻ về lịch sử cho thế hệ trẻ của mình. Các bạn gọi đólà phương pháp “nhận định lịch sử mà không dựa hòan tòan vào tài liệu lịch sử”. Chỉ cần với một chút lôgic, một cái nhìn phân tích và tổng hợp,  một sự đánh giá khách quan và tỉnh táo, sự thật sẽ tự phơi bày. Bộ phim “Sự Thật Về HCM” đã cung cấp cho các bạn trẻ một số thông tin có hệ thống, để giúp các bạn củng cố cho lập luận của chính mình.
 Thứ nhất, hầu hết những thông tin ca ngợi HCM đều do tài liệu của ĐCSVN cung cấp. Mà những thông tin này sau khi được tổng hợp lại thì không xác thực, và tự mâu thuẫn lẫn nhau. Vụ nói dối lớn nhất và ấu trĩ nhất có lẽ là vụ tuyên bố “bác Hồ là danh nhân thế giới được UNESCO công nhận”. Trong nước ai cũng còn nhớ chi tiết này, do nhà nước Việt Nam tung ra nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của HCM. Chịu khó lục lại sách sử, sách văn học trong nước, chắc chắn là nhiều cuốn vẫn còn ghi chép như vậy. Sự thật ra sao thì đã quá rõ. UNESCO chưa bao giờ công nhận HCM là danh nhân của thế giới. Đỗ Nam Hải, một nhà tranh đấu dân chủ ở Việt Nam, mặc dù sinh ra và lớn lên ở miền Bắc Việt Nam trước 1975, cũng đã phát hiện ra sự dối trá quá lộ liễu này. Trong cuốn sách “Hãy Trưng Cầu Dân Ý”, với tư cách của một người dân Việt muốn xác minh sự thật, anh đã đề nghị nhà nước Việt Nam làm rõ vụ này. Tất nhiên là yêu cầu của anh không được đáp ứng. Một thí dụ khác cho sự  mâu thuẫn của tài liệu viết về HCM trong nước là vụ nhà báo Trần Dân Tiên viết bài ca ngợi HCM. Rồi sau đó, chính ĐCSVN tuyên bố HCM và Trần Dân Tiên chỉ là một. Một người tự viết sách ca ngợi mình thì coi sao được! Điều này chỉ cần một đứa bé tiểu học cũng có thể kết luận là kém đạo đức. Mới có vài chục năm, mà ĐCSVN đã “dấu đầu lòi đuôi” như vậy, thì những thông tin còn lại về HCM do họ cung cấp có còn đáng tin không"


Thứ nhì, không cần đọc sách lịch sử, các bạn trẻ cũng có thể đánh giá được giá trị của nhân vật HCM. Đây là một nhà lãnh đạo đất nước tài ba" Xét theo định nghĩa căn bản về nghề nghiệp, một anh thợ may giỏi là người may được quần áo đẹp. Một anh tài xế taxi giỏi là người đưa khách đi đến nơi an tòan không gây ra tai nạn. Một nhà lãnh đất nước đạo giỏi là người chọn ra mục tiêu phát triển của quốc gia mình đúng đắn, và lèo lái con thuyền quốc gia đến đích do mình đã lựa chọn. Bất cứ người Việt Nam nào cũng có thể thấy rõ mục tiêu của HCM chọn cho dân tộc mình là xây dựng chủ nghĩa xã hội qua câu nói của chính ông: “yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội”. Phương tiện thực hiện mục tiêu này là đấu tranh vũ trang, dùng bạo lực cách mạng để dành chính quyền. Đến ngày hôm nay, ai cũng có thể nhận ra cả mục tiêu và phương hướng thực hiện mà HCM đã chọn là sai lầm. Chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản đã chết ngay ở nơi mà nó ra đời. Nó không thể tồn tại vì nó không đem lại ấm no, hạnh phúc, tự do cho người dân, những nhu cầu căn bản của con người. Con đường đấu tranh bạo động đã để lại cho dân tộc Việt Nam một di sản thảm hại. Một đất nước bị tàn phá bởi chiến tranh trong hai mươi năm. Trong tất cả các dân tộc dành được độc lập sau thế chiến thứ hai, cái giá mà dân tộc Việt Nam phải trả là nặng nề nhất. Rồi trong suốt ba mươi năm sau chiến tranh, ĐCSVN vẫn đang tìm cách đưa Việt Nam trở lại vị trí mà miền Nam Việt Nam đã có từ trước 1975. Sai lầm của một lãnh đạo đã kéo lùi dân tộc lại hơn nửa thế kỷ! Đâu cần đọc lịch sử, các bạn vẫn kết luận được HCM không thể là một nhà lãnh đạo giỏi.
Dù không là một nhà lãnh đạo giỏi, nhưng HCM vẫn cứ là một người có lòng thương yêu dân tộc"  Phong trào cải cách ruộng đất diễn ra vào cuối thập niên 50 ở miền Bắc đã được tắm bằng máu và nước mắt của không biết bao nhiêu gia đình người dân Bắc Việt. Sai lầm này đã được chính ĐCSVN công nhận. Quan trọng hơn,  nó diễn ra trong lúc HCM còn đang lãnh đạo ĐCSVN. Khi cho tiến hành một chiến dịch phi nhân, phi đạo đức như vậy, liệu con người này có thực sự thương dân" Có nghe một số người dân ở miền Bắc nói rằng sau sự việc này, bác Hồ “có khóc vì cấp dưới làm sai…!”. Liệu có tin được không" Một sự kiện vô nhân đạo khác cũng xảy ra thời HCM còn sống là vụ thảm sát Tết Mậu Thân ở Huế. Những nhân chứng còn sống của cả hai phe quốc gia cộng sản ở Huế đều xác nhận sự kiện này là có thật. Không thể tránh khỏi chuyện thường dân chết oan vì bom đạn trong chiến tranh. Nhưng đây là cả một chiến dịch bắt bớ, giết cả ngàn người có hệ thống chỉ vì kết tội họ “có dính dáng đến chính quyền Ngụy” thì không gì có thể biện minh nổi. ĐCSVN chưa bao giờ phủ nhận, nhưng cũng chưa bao giờ chính thức thông tin về cuộc thảm sát này. Ở vai trò lãnh đạo, HCM không thể phủi trách nhiệm của mình để trở thành “một người thương yêu dân tộc” được. Đây cũng là cách mà các bạn trẻ bác bỏ luận điệu: “…giá mà bác Hồ còn sống…” của những người lớn nhưng vẫn ngây thơ trước lịch sử.
Còn nhiều thí dụ rõ ràng khác về nhân cách của HCM mà chẳng cần phải đọc sách sử. Nếu HCM là người có tinh thần dân tộc, mà trong di chúc chỉ nhắc đến việc khi chết sẽ về với Mác Lê Nin thì không đúng. Nếu HCM là một người khiêm tốn; mà trong sách giáo khoa sử có tấm hình ông đọc diễn văn, đằng sau ông là khẩu hiệu to tướng “Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp quần chúng ta”, thì phải định nghĩa lại về hai chữ “khiêm tốn” rồi! Chỉ với những bằng chứng rõ ràng và đơn giản như trên thôi, thế hệ trẻ đã có quyền đặt nghi vấn lại cho toàn bộ các huyền thoại khác về con người HCM. Câu hỏi còn lại đơn giản chỉ là chừng nào thì những điều dối trá còn lại sẽ phơi bày ra rõ ràng hơn, và tại sao đến giờ vẫn còn nhiều người không nhận ra được sự thật hiển nhiên như vậy.
Anh Trần Quốc Bảo cho biết mục tiêu quan trọng là phải tìm cách đưa bộ phim này đến với 80 triệu đồng bào trong nước Việt Nam. Mục tiêu này hòan tòan cần thiết, bởi vì những thay đổi trong tương lai của nước Việt Nam sẽ được thực hiện chủ yếu bởi người trong nước. Đặc biệt là các bạn trẻ thuộc thành phần sinh viên học sinh, vì tương lai đất nước là của bạn và nằm trong tay bạn. Phải làm sao để các bạn trẻ trong nước cũng có cái nhìn về lịch sử mới mẻ, khoa học, lôgic như các bạn đồng trang lứa bên này. Quan trọng hơn tất cả, XIN HÃY TRẢ LẠI TÍNH CHÂN THẬT LẠI CHO NGƯỜI DÂN VIỆT NAM. Bởi vì không một dân tộc nào, một đất nước nào có thể trở nên lớn mạnh khi cả dân tộc phải chấp nhận hoặc cố tình làm ngơ trước sự dối trá. Người dân Việt đã phải mất gần nửa thế kỷ để vực dậy nền kinh tế Việt Nam. Nhưng đối với tính lương thiện và chân thật của người dân Việt, nếu không có hành động cụ thể ngay từ bây giờ, dân tộc Việt Nam sẽ mất thêm cả thế kỷ nữa để xây dựng lại nhân cách của thế hệ trẻ Việt Nam trong tương lai.
Lễ Nghĩa Liêm Sỉ Còn, Việt Nam Còn…
Dân Việt

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.