Hôm nay,  

Về Việc Tra Tấn Tù Iraq

08/05/200400:00:00(Xem: 4631)
Tra tấn tù nhân hay tù binh là một hành động đạo lý cấm, pháp lý cấm, lương tâm Con Người không tha. Việc một số quân nhân Mỹ và những chuyên viên điều tra được Bộ Quốc phòng Mỹ mướn có những hành động nhục mạ nhân phẩm và xâm phạm nhân thân các tù nhân Iraq, do đài Truyền hình CBS đưa ra trong Chương trình "60 Minutes II", là những hành động phải trừng trị thích đáng. Nếu không, danh dự Liên Quân Anh Mỹ bị xúc phạm, chánh nghĩa đem lại tự do, dân chủ cho nhân dân Iraq bị lu mờ, đổ dầu vào lửa cho phong trào chống Mỹ, chống Tây Phương của Thế giới Á rập. Không thể lấp liếm, không thể giảm thiểu nội vụ được, mà phải làm cho rõ trắng đen trước ánh sáng công lý và công luận thế giới. Ai có tội phải trị, ai vô tội phải được giải oan.

Không có gì để phải tự ái, để dấu diếm hay giảm thiểu tánh thiếu văn minh của những hành động phạm tội, vô đạo ấy. Đáng lên án nhưng than ôi, lại là hành động thường xảy ra trong thời chiến. Không có nước nào, quân đội nào tránh khỏi. Người Pháp, Quân đội Pháp vẫn chưa quên những giờ phút tàn bạo trong cuộc chiến tranh ở Algeria. Người Nhựt, Quân đội Nhựt ắt hẵn cũng còn nhớ những cảnh man rợ ở Mãn Châu Quốc, ở Trung Hoa. Ngay cả người Việt, Quân lực Việt Nam Cộng hòa cũng vậy, không khỏi ghê rợn trước những người lính quá hận thù ăn gan, uống mậtViệt Cộng. Ngay CS Hà nội dù luôn 'cỗ võ'," Máu kêu trả máu, đầu kêu lấy đầu" ắt cũng rùng mình trước việc CS thảm sát hàng ngàn ở Huế hồi Tết Mậu Thân. Chiến tranh nào cũng có bộ mặt ghê tởm của nó. Và hiện giờ ở Iraq biết bao cảnh ghê rợn quân phiến loạn gây ra cho thường dân, cho những người Iraq cộng tác với Liên Quân và những người Tây Phương bị bắt làm con tin. Quân đội nào cũng có những người say máu trong khi chiến đấu, khi thấy đồng đội chết hay bị thương hay do bản tính hiếu sát hoặc tìm lạc thú trên cái đau khổ của người khác. Thường dân, tù nhân, tù binh trong trong chiến trận thường là nạn nhân của những lúc say máu đó của người cầm súng.

Còn trong trại tù, không ít những người bị bắt, bị tình nghi khiêu khích, xúc phạm những quân nhân canh gác, những người điều tra chiến thuật. Thí dụ bắt một huyện ủy viên CS, ba ngày đầu dầu có đánh chết, hay mua chuộc thuốc rượu, người cán bộ này thường không khai vì quy luật của CS là im lặng đủ để các cán bộ trong đường dây của hộp thơ sống hay hộp thơ chết biết mà "chém vè." Cũng có nhiều đảng viên, cán bộ, du kích CS " lên gân, lên dầu sống" chưởi mắng, phun nước miếng vào quân nhân hay nhân viên điều tra để chứng tỏ "trung với Đảng" nếu biết đồng đảng ở phòng bên đang "đánh giá mình." Những trường hợp như vậy điều tra viên đôi khi cũng khó dằn được. Còn chuyện ở trong khám trần truồng là thường, có thể do lịnh của nhân viên cải huấn sợ tù nhân tự tử bằng áo quần treo cổ hoặïc do đương sự tự ý trần truồng cho mát. Trần truồng trong tù không hoàn toàn là tra tấn, hạ nhục, lạm dụng tù nhân.

Do vậy không thể lấy những phút say máu của một vài cá nhân quân nhân bịnh hoạn, lấy những phản ứng bị tù nhân làm nhục, bị cảm xúc làm tối mắt, tối mũi, điên đầu, điên óc đó để quơ đũa cả nắm. Mía sâu có đốt, nhà dột có nơi. Vấn đề chánh là xem chánh quyền, quân đội có trừng trị những con người, những hành động đáng kinh tởm đó không, dù hành động bị cảm xúc nhứt thời làm mù quáng, bị hoàn cảnh bó buộc. Luật pháp và công luận Mỹ đã trừng trị và lên án không biết bao nhiêu lần những hành động bất xứng ấy.

Ngay khi CBS khui nội vụ, TT Bush tỏ ra "kinh tởm sâu sắc" trước nhữnh hình ảnh của CBS. Nhưng Oâng đoan chắc những hành động đó không phải là bản tính của người Mỹ, cũng không phải là cách làm của Mỹ; điều này tin được trong xã hội Mỹ. Thế cho nên ngay sau khi các hình ảnh được chiếu lên hệ thống Truyền hình CBS, chính TT Bush lên tiếng, lên án ngay. Nhưng thực sự trước đó, từ tháng Giêng năm nay-trước khi CBS khui ra nội vụ - theo cuộc điều tra của hãng Thông tấn Pháp AFP, chánh quyền và Quân đội Mỹ đã mở liên tục 3 cuộc điều tra về những hành đống bất xứng ấy đối với tù nhân Iraq. Kết quảø theo báo Figaro cũng của Pháp viết ngày 3 tháng 5, trước khi CBS khui ra đã có 7 sĩ quan cao cấp Mỹ bị khiển trách nặng, bằng văn tự có lưu ký hồ sơ quân bạ, với lịnh ngưng chức để điều tra. Đó là một hình phạt, theo báo Figaro, đồng nghĩa với sự chấm dứt đời binh nghiệp. Ngưới thứ 7 bị khiển trách nhẹ hơn và đang kháng biện. 7 người sĩ quan này dính líu trong cuộc điều tra về việc ngược đãi tù nhân ở Trại Abou Grahib, Tây Baghdad. Kể cả vị Tướng Janis Karpinski, một nữ quân nhân phụ trách tất cả các trại tù ở Iraq, cũng là một trong những sĩ quan bị khiển trách. Ngoài ra còn có 6 người canh gác trại tù cũng đang bị truy tố hình sự bên cạnh 4 người khác đang chờ thẩm tra để đủ yếu tố truy cứu hình sự. Cuộc điều tra thứ ba liên quan đến cách thức điều tra có thể đưa đến những chế tài hành chánh đối với những nhân viên điều tra trong đó có nhân viên Quân báo và CIA. Cần lưu ý cả 3 cuộc điều tra này đã thực sự bắt đầu vào tháng Giêng, và kết quả trừng phạt đã có trước ngày đài CBS phát hình. Điều đó chứng minh chánh quyền Bush và Quân Đội Mỹ đã không dung dưỡng, đã điều tra, trừng trị quân kỷ, quân pháp, hình sự những cá nhân hành động bất xứng đối với tù nhân Iraq.

Mỹ dù văn minh thế mấy, Quân đội Mỹ dù tổ chức chặt chẽ thế nào, cũng không thể chận đứng được hết tất cả tội phạm của cá nhân. Vấn đề chánh là có trị, có quyết tâm trị, có trị thích đáng đáng hay không. Trong vụ án tra tấn tù Iraq, nhiều bằng cớ cho thấy chánh quyền Bush và Quân đội Mỹ đã trị có trị, trị trước khi CBS khui ra. Và trước tin này nhân dân, chánh quyền, và quân đội Mỹ hy vọng động lực CBS hành động vì lý do chân lý, công lý, chớ không vì phe phái trong mùa bầu cử.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.