Hôm nay,  

Chuyện Kể Hành Trình Biển Đông

07/04/200800:00:00(Xem: 3737)

LTS: Trong suốt 8 thập niên kể từ khi thành lập vào năm 1930, CSVN đã gieo rắc không biết bao nhiêu tội ác trên quê hương Việt Nam. Có thể nói, trên từng tấc đất, ngọn cây, hòn đá... của quê hương Việt Nam, dưới mỗi mái gia đình, trong mỗi thân phận người Việt, đều có những dấu ấn ghi lại những tội ác kinh tâm động phách do người cộng sản gây ra. Đặc biệt, sau khi ngang nhiên vi phạm Hiệp Định Geneva, xâm lăng và chiếm đóng Miền Nam kể từ 30 tháng 4 năm 1975, CSVN đã thực hiện hàng loạt chiến dịch đàn áp, khủng bố, thủ tiêu, bắt bớ... dã man trên khắp lãnh thổ Miền Nam, để một mặt ăn cướp trắng trợn tài sản của người dân, mặt khác nghiền nát mọi sức đề kháng, chống đối của những người yêu nước, khiến hàng triệu người dân Miền Nam phải vượt biển, vượt biên tìm tự do. Hậu quả, trong thời gian hơn hai thập niên kể từ sau 1975, hàng trăm ngàn người Việt, trong đó phần lớn là phụ nữ, trẻ em, ông bà già,... đã bị thảm tử trên biển cả, trong rừng sâu, ngoài hoang đảo.... sau khi phải trải qua những bi kịch kinh tâm động phách, muôn vạn phần đau đớn. Không những thế, ngay cả với những người sống sót, những bi kịch kinh tâm động phách đó vẫn còn mãi mãi tiếp tục ám ảnh, giầy vò, tra tấn họ, cho dù họ có sống trong bất cứ hoàn cảnh nào, có đi đến bất cứ chân trời góc biển nào... Để có thể tái tạo một trong muôn vàn tội ác của cộng sản Việt Nam đối với người vượt biên tìm tự do, Sàigòn Times trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả những đoạn hồi ký trích trong "Chuyện Kể Hành Trình Biển Đông". Hy vọng, qua những dòng chữ được viết bằng máu và nước mắt của chính những người trong cuộc, qúy độc giả, với tấm lòng xót xa và những giọt nước mắt đau đớn của những người tỵ nạn cộng sản cùng cảnh ngộ, sẽ hiểu được, tội ác của chánh phạm CSVN đằng sau muôn ngàn bi kịch rùng rợn của người vượt biển. Qua đó, chúng ta sẽ thức ngộ được, lần đầu tiên trong lịch sử bốn ngàn năm của dân tộc VN, và có thể nói lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, tội ác của một chế độ đối với chính người dân của chế độ, như chế độ CSVN, quả thực đã vượt khỏi biên cương quốc gia, tung hoành trong mỗi gia đình, mỗi cuộc đời, để rồi tiếp tục tràn lan trên khắp bề mặt địa cầu...

*

Trong những tháng dài hơn một năm sống ẩn dật vì trốn Việt cộng địa phương bắt tôi lại để trả thù sau khi tôi được Miền Bắc thả ra sớm hơn vì lý do tàn phế, vợ tôi đã tìm đường và đưa tôi đi vượt biển hai lần tại Nha Trang, nhưng bị bại lộ phải trở về Saigon và một lần thứ ba tại Cà Mau mà chuyến đi bị đình hoãn quá lâu nên chúng tôi đành bỏ cuộc. Nhưng rồi cuối cùng lần thứ tư, tôi đi lọt trên chiếc thuyền con chỉ dài có hơn chín thước do người em trai của vợ tôi tổ chức đi ra cửa Vàm Láng Gò Công. Tôi chỉ tốn tiền mua một cái hải bàn của ghe đánh cá thường dùng đi biển và tôi làm hoa tiêu để hướng dẫn con thuyền đi đến vùng vịnh Thái Lan.
Tất cả phụ nữ và con nít đều được giấu dưới khoang ghe, còn vài người đàn ông chúng tôi giả dạng dân đánh cá ngồi phía trên và thay phiên nhau lái ghe và tát nước khi những lượn sóng to đưa nước vào thuyền.
Chúng tôi xuất phát bằng xe đò từ bến Xóm Củi Chợ Lớn đến quận lỵ Cần Giuộc, rồi đi bộ đến bờ sông Cần Giuộc để lên ghe nhỏ và bắt đầu chuyến đi giữa ban ngày. Khi chiếc thuyền của chúng tôi bắt đầu nổ máy  thì tên du kích trong làng phát giác biết được là ghe vượt biên bèn bắn mấy phát súng AKA 47 để chận chúng tôi lại, nhưng anh tài công xả hết ga và chạy thoát.
Chúng tôi ra khỏi cửa biển lúc trời sẫm tối và còn thấy lờ mờ những ánh đèn của Thị xã Vũng Tàu. Nhưng, ánh đèn pha thật sáng trên đỉnh núi Lớn vẫn còn hiện rõ phía sau lưng chúng tôi. Nhờ cái đèn pha nầy mà tôi dễ định được vị trí của con thuyền và nhắm hướng ra khơi dễ dàng.
Tuy ghe nhỏ nhưng dùng đầu máy mạnh và chở ít người nên thuyền của chúng tôi đã mau đến vùng hải phận quốc tế rất an toàn vào lúc trời mờ sáng ngày hôm sau. Tất cả trên ghe ai cũng đều thở phào nhẹ nhõm vì chúng tôi đã thoát khỏi bàn tay khát máu của cộng sản.
Lúc bấy giờ tôi nghĩ rằng nếu có chết chìm trong chuyến hành trình trên biển chúng tôi cũng được chết giữa dòng nước trong lành hơn là chết tức tửi trong dòng nước hôi tanh mùi máu của bọn cộng sản Việt Nam. Bây giờ tôi cứ giữ con thuyền cho đúng hướng mà đi tiếp giữa vùng trời biển bao la rất đẹp. Chúng tôi đang lênh đênh trên vùng biển quốc tế, tâm trí được thảnh thơi, tôi nghĩ ngay tới cái đèn pha Vũng Tàu và cám ơn nó đã giúp tôi làm điểm chuẩn để ra khơi.
Đến khoảng 1 giờ sáng ngày thứ nhì, ghe nhỏ vẫn tiếp tục lướt sóng ngoài biển khơi thì bị một cơn mưa bảo với sóng to gió thổi mạnh. Nước vào ghe nên mọi đàn ông thanh niên phải ráng sức mà tát nước. Chúng tôi thấy cái chết trong gang tất. Nhưng tôi vẫn bình tĩnh điều khiển ghe cố gắng lướt sóng ngang mà đi tới.
Thật là may mắn, sau bốn ngày đêm lênh đênh trên biển chúng tôi vừa cạn hết nước uống thì được tàu đánh cá Thailand cứu vớt vì ông thuyền trưởng nhìn thấy chiếc ghe nhỏ quá mà có phụ nữ và trẻ con, nếu ông không giúp thì chắc chắn ghe không chịu nổi những lượn sóng to của đại dương, chúng tôi sẽ là mồi ngon của loài cá mập. Toán người vượt biển chúng tôi phải theo tàu họ đánh cá suốt hai tuần lễ rồi họ chở cá bán cho Singapore và luôn tiện thả thuyền nhân vào bờ. Trong hai tuần lễ trên tàu chúng tôi được họ nuôi ăn ở rất thoải mái và đối xử rất tử tế.
Lúc tàu đánh cá chạy gần tới bờ biển Singapore thì phi cơ tuần biển của nước nầy phát giác ra một số thuyền nhân nên báo cáo về nhà cầm quyền Singapore. Chúng tôi hồi hôp và nôn nóng cả ngày chờ đợi sự chấp thuận của chính quyền cho nhập cư hay không. Nhưng sau rốt Singapore chẳng cho tàu Thái vào hải cảng bán cá lại còn cho một chiếc  tuần dương hạm kè chiếc tàu Thái trở về tới biên giới Thái và Mã Lai.
Khi đến bờ biển Thái, ông thuyền trưởng không dám cho tàu đánh cá vào sát bờ để thả chúng tôi xuống đất liền và ông cũng căn dặn kỹ là không cho chánh quyền Thái biết là tàu của ông đã giúp chúng tôi. Ông đích thân điều khiển thuỷ thủ đóng một chiếc bè cho chúng tôi đẩy vào. Phụ nữ và trẻ con ngồi trên bè, đàn ông và thanh niên cặp theo bè lội vào bờ.
Vì tay và chân mặt tôi bị yếu nên tôi đã đánh rớt chiếc túi nhỏ trong đựng bộ đồ tôi mặc lúc vượt biên và vài bộ đồ lót. Khi lên tới bờ thân tôi chỉ còn mỗi một chiếc quần đùi rách mông để che thân.
Tôi còn tiếc mãi bộ đồ tây nầy mà tôi đã từng mặc đi tù từ Nam ra Bắc, rồi mặc từ Bắc trở về Nam và mỗi lần chuyển trại tù cũng với bộ đồ nầy. Ba lần tìm đường vượt biển cũng bộ đồ nầy, rồi lần cuối cùng đi vượt biển lọt tôi cũng đã mặc lấy nó. Tôi dự định khi qua tới nước Mỹ sẽ giữ lấy bộ đồ phong trần nầy làm vật kỷ niệm qúi giá vô cùng, như một kỷ vật lịch sử của đoạn đường đời của tôi đầy gian truân.
Chúng tôi đến bến bờ Thái Lan an toàn và cảm thấy vui sướng vô cùng đến xúc động vì biết là còn sống. Tôi bèn hít một hơi thở thật dài và rất khoan khoái trên mảnh đất không có cộng sản. Từ nay tôi sẽ được sống an toàn và tự do mặc dù nơi vùng trời xa lạ. Tôi nghĩ chắc mọi thuyền nhân khác cũng như tôi rất vui mừng như được tái sinh vì đã thoát chết lúc đi biển.
Số phận tôi đã yên, nhưng vợ con tôi còn bị kẹt lại nên lòng vẫn ưu phiền vì nỗi nhớ vợ thương con và nỗi nhớ quê hương không biết bao giờ được trở lại. Tôi buồn lắm!
Nơi chúng tôi đổ bộ vào bờ là một quận ở tận cùng phía Nam của đất Thái, bên kia con sông thuộc vùng đất Mã Lai. Chính quyền địa phương cho toán thuyền nhân tạm trú trên một sân khấu công cộng dùng để trình diễn văn nghệ cho dân chúng xem vào những dịp lễ hay ngày cuối tuần và sân khấu nầy nằm ngay trung tâm quận lỵ.
Nghe tin đồn thuyền nhân tỵ nạn Việt Nam mới tới đây, dân Thái Lan nơi quận gồm có đàn ông, đàn bà và con nít lũ lượt đến xem chúng tôi mỗi lúc càng đông. Họ xí xô xí xào  bằng tiếng Thái, chỉ chỏ đoàn người tỵ nạn và cười thích thú mà tôi không biết họ nói những gì. Tôi cũng bật cười vì tưởng chừng như họ đi xem chúng tôi như xem đoàn khỉ của một gánh xiệc. Chắc là dân nơi đây họ chưa thấy người Việt Nam bao giờ.
Từ người lớn tới đứa bé gái nhỏ hai tuổi trong toán thuyền nhân chúng tôi đều bơ phờ và hốc hác vì thiếu ăn, thiếu ngủ và thiếu nước uống. Thời tiết thì ngày thật  nóng bức, đêm lại lạnh căm.  Riêng tôi làm hoa tiêu nên phải ngồi trên mũi ghe suốt bốn ngày đêm dưới ánh mặt trời nóng cháy da và đêm lạnh nên mặt tôi bị nứt nẻ và nám đen như anh Chà Ấn Độ.
Một chuyện buồn cười mà  tôi không bao giờ quên là mỗi khi tôi di chuyển qua lại trên sân khấu tôi phải lấy tay bụm cái mông lại vì cái quần càng rách to ra mỗi lần tôi xê dịch. Một cô giáo Thái ở nhà bên cạnh thấy tôi như vậy cô cười thương hại nên mang qua cho tôi cái quần tây cũ của cô màu vàng sáng chói, nhưng tôi cắt hai ống dài bỏ ra thành một cái quần short mặc vào cũng thoải mái.
Tôi cảm thấy tủi thân lắm, vì mới năm nào trước đây mình là một cấp chỉ huy trong binh chủng TQLC, và một quận trưởng đã chỉ huy một cơ quan hành chánh và đã từng chỉ huy bao nhiêu chiến sĩ thuộc quyền mà bây giờ tôi chỉ là một kẻ vô quốc tịch, vô gia cư và vô nghề nghiệp. Tôi không còn một manh áo để che thân. Nhưng, tôi hy vọng người Mỹ sẽ chấp nhận tôi vào đất nước của họ theo diện tỵ nạn và rồi từ đây tôi sẽ cố gắng vươn lên để tạo dựng lại cuộc sống mới.
Trong thời gian ở quận Tarkpay, Thailand, mỗi ngày toán thuyền nhân chúng tôi được chính quyền quận cung cấp thức ăn và  chúng tôi cũng được dân chúng lai rai tiếp tế nên không sợ bị đói khát. Nhưng chúng tôi rất lo âu chờ đợi quyết định cho nhập cư hay không của chính quyền cao cấp hơn.
Sau ba tuần lễ ăn ở và làm trò vui cho dân chúng địa phương trên sân khấu công cộng của quận Tarkpay, đoàn thuyền nhân chúng tôi được chánh quyền Thái cho phép vào trại tỵ nạn Songkhla nằm phía Nam của Thủ Đô Bangkok. Thật là mừng vui không thể tả vì trước khi chúng tôi tới trại nầy cơ quan chánh quyền quận định cho chúng tôi tháp tùng một chiếc tàu chở chật ních người đi theo diện "đăng ký" để kéo ra khơi, vì lúc nầy họ không được phép nhận thuyền nhân nữa.
Trại Songkhla trước đây mấy năm nằm trong đất liền, nhưng nay vì dân số thuyền nhân càng ngày càng đông nên nhà cầm quyền Thái cho dời ra vùng đất trống nằm sát bờ biển có vị trí rộng rãi hơn. Những dãy nhà tôle không đủ để cho mấy thuyền nhân tới sau ở nên chúng tôi phải xin hoặc mượn tiền của những người tới trước có thân nhân trợ giúp để mua tre và lá xây dựng tạm những mái che mưa nắng và làm sạp để ngủ.
Điều kiện sống thật là dơ bẩn nên ruồi đầy dẫy khắp nơi dễ sanh ra nhiều thứ bịnh cho thuyền nhân. Trại không đủ nhà vệ sinh cho số người quá đông đảo dùng. Tội nghiệp cho một số người vì không thể sắp hàng dài lê thê phải đứng xa tít phía sau mà chờ đợi lâu, nên bất cần sự kín đáo riêng tư, họ ngồi đại ngoài đồng trống trải không có gì để che thân, trông thật là kỳ cục nhưng thật tội cho họ.
Mỗi ngày những thuyền nhân được Cao Uỷ Tỵ Nạn cung cấp thức ăn như thịt cá và đường cát trắng tương đối đủ sống hằng ngày. Gạo Thái Lan trắng thơm ngon thì được cấp quá dư thừa. Tôi nhìn những đống cơm thừa cá cặn bị đổ bỏ phung phí mà  cảm thấy tội nghiệp cho vợ con tôi bên nhà phải ăn bo bo cứng như đá và thiếu thức ăn dinh dưởng.
Tôi đã từng sống trong cảnh nghèo khổ lúc còn thơ ấu, nhưng chưa bao giờ thấy cái nạn thiếu ăn, thiếu mặc và thiếu mọi nhu cầu cho cuộc sống của đồng bào Việt Nam quá khổ sở dưới sự thống trị của bọn cộng sản vô lương tâm.
Trong thời gian chờ đợi để được phỏng vấn tôi tận lực trau dồi Anh ngữ qua sách báo để ôn lại và học hỏi thêm từ ngữ Anh văn. Khả năng Anh văn của tôi chỉ có thể nói chuyện thông thường được chút ít nhờ trong thời gian làm việc phải tiếp xúc với cố vấn Mỹ. Nhưng dù sao đi nữa tôi cũng có chút căn bản hơn nhiều người không biết một chữ sinh ngữ Anh và Pháp. Có một số người mang sách vở Anh văn đến nhờ tôi giảng nghĩa và tôi rất sẵn lòng giúp đở đồng thời để học ôn lại luôn thể và họ quí trong tôi như một ông thầy dạy học. Bây giờ tôi nhớ lại mà buồn cười cho cái thân tôi vì không khác gì câu chuyện mà người đời hay nói rằng “giữa một nhóm người mù tôi là thằng chột được làm vua".
Ngoài ra tôi cũng có dạy kèm Pháp văn mà tôi còn chút vốn vì lúc xưa đã học chương trình Pháp. Nhờ dạy kèm Anh và Pháp ngữ mà tôi được cung cấp mỗi ngày hai bưa cơm cũng đở đói lòng trong hoàn cảnh cô đơn nơi trại tỵ nạn.
Trong thời gian sống nơi trại Songkha tôi có viết thơ cho vài bạn bè để báo tin mừng và thăm hỏi cùng với dụng ý muốn xin tiền để sắm một bộ đồ mặc đi Mỹ mà ngại ngùng không dám nói ra.
Tôi rất vui mừng nhận được một bức thư đầu tiên với số tiền $50.00 của Thượng sĩ Nguyễn Văn Phẳng, trước là Hạ sĩ quan thường vụ của Bộ chỉ huy Chi khu Dĩ An. Ông mừng rỡ khi nhận tin tôi nhắn trong báo Việt bên Mỹ gởi qua cho dân tỵ nạn đọc. Trong thư ông có lời xin lỗi tôi vì ông đã không tuân lịnh tôi ở lại cố thủ mà đào ngũ để xuống tàu di tản trước ngày 30 tháng 4.
Tôi rất thông cảm ông vì các nhà lãnh đạo cùng nhiều Tướng lãnh và sĩ quan cao cấp còn  bỏ nước ra đi, Chi khu của chúng tôi có mất đi một Thượng sĩ mà nhằm nhò gì " Lý do mà ông Phẳng phải bỏ tôi ra đi mặc dù ông rất quí mến tôi là vì ông đã biết rõ sự gian manh của bọn Việt Minh mà ông thường hay kể cho vợ chồng chúng tôi nghe những gì ông đã chứng kiến vào những ngày cuối cùng của thời hạn di cư vô miền Nam sau Hiệp định Génève năm 1954. Lúc đó ông còn là binh sĩ của đơn vị Commando của Pháp ở ngoài Bắc.
Tôi cũng có nhận được năm mươi dollars của cựu Đô Đốc Cang gởi cho. Một trăm dollars ở bên Thái lúc bấy giờ là một số tiền khá lớn đủ cho tôi sắm sửa và may quần áo.
Ngoài ra tôi chẳng được một chữ hồi âm nào của một vài anh bạn rất thân với vợ chồng chúng tôi và rất kính nể chúng tôi trước kia. Thật buồn ! Lúc mình sa cơ rồi mới thấy rõ tình đời bạc trắng như vôi.
Ông Thượng sĩ Phẳng đã mất vì bịnh tim hơn mười năm nay tại thành phố Denver tiểu bang Colorado. Tôi vẫn còn nhớ thương ông rất nhiều vì lúc xưa ông rất gần gủi vợ chồng chúng tôi, và ông là cứu tinh của tôi trong lúc túng thiếu nơi trại tỵ nạn. Tôi cũng nhớ ơn cựu Đô đốc Cang đã sốt sắn giúp đở tôi.
Lúc nầy mọi người dân trong nước đều rất mong chờ một phong trào phục quốc từ bên ngoài về để quang phục quê hương đang sống dưới sự cai trị độc tài của loài quỉ đỏ. Đã có rất nhiều tin đồn trong nước rằng nơi nầy có ông Đại tá …đã trở về nước và đang chỉ huy một đoàn quân tại núi Bà Đen, Tây Ninh, nơi kia có một ông Tướng… về nước chỉ huy Sư đoàn TQLC tại khu rừng Sát v.v…
Tôi là một cựu Trung tá với 21 năm trong quân đội và đã làm Quận trưởng tám năm nên tôi biết rất nhiều cấp chỉ huy trong quân đội và trong cơ quan hành chánh. Mặc dù một số đã di tản trước 30 tháng 4, nhưng cũng còn rất nhiều cấp chỉ huy ở lại trong nước. Riêng trong binh chủng TQLC mà tôi đã từng phục vụ, từ vị Tư Lịnh Phó Sư đoàn đến các Lữ đoàn trưởng và Tiểu đoàn trưởng hầu hết đã vào rọ rồi, còn ai đâu mà chỉ huy binh lính. Khu rừng Sát sình lầy có vị trí nhỏ hẹp chổ đâu mà cho binh lính của một Sư đoàn đóng quân. Chỉ có người thường dân không hiểu biết về quân sự mới tin những lời đồn nhảm đó mà thôi.
Khi tôi mới bước chân vào trại Songkhla vài ngày thì có ông Lê Quốc Tuý từ bên Pháp qua, ông mời tôi và một số cựu sĩ quan, công chức và giáo chức đến Ban chỉ huy trại nghe ông ấy nói về tổ chức phục quốc của ông. Ông Tuý tự giới thiệu ông là cựu sĩ quan Không quân của thời Pháp và theo thành phần của chánh phủ Trần Văn Hữu sống lưu vong bên Pháp từ khi cố Tổng thống Ngô Đình Diệm về nước. Ông Tuý cũng cho biết là ông lãnh đạo phong trào nầy và lo về mặt ngoại giao, nên ông đi đến các trại tỵ nạn vận động và tuyển mộ binh lính. Ông cũng cho biết sẽ có hai cựu Tướng lãnh lo về việc chỉ huy mặt trận. Ông nầy nhờ quen biết với em của Phó Thủ tướng Thailand giới thiệu nên ông được tự do vào các trại tỵ nạn Thailand dễ dàng để mộ quân.
Vì ông được biết tôi là cựu Trung tá quận trưởng ra tù từ Yên Bái nên ông đưa ra vài hình ảnh của hai cựu Tướng lảnh mà tôi thường tiếp xúc trước kia và hình của hai cựu Đại tá bạn của tôi để chứng minh và để lấy lòng tin của đồng bào trong trại.
Tôi có hỏi ông Lê Quốc Tuý về thể thức đưa quân trở về Việt Nam bằng ngỏ nào và nước nào đứng ra yểm trợ phong trào nầy. Ông Tuý trả lời rằng: quân sẽ được đưa về từ ngả Cambodia và phong trào nầy do Trung cộng yểm trợ. Tôi có ý kiến sơ qua với ông là hiện nay đã có cả chục Sư đoàn cộng sản Việt Nam đang chiếm đóng trên đất Miên thì không dễ gì những toán quân phục quốc qua lọt được cái hành lang đó. Một điều nữa mà tôi không đồng ý là miền Nam đã bị bọn cộng sản Việt Nam cưởng chiếm bây giờ lại nhờ thằng cộng sản Tàu giúp thì không khác nào chạy ô mồ lại mắc ô mả.
Sau đó vài tuần ông Tuý và anh cựu Đại tá bạn tôi đã bắt đầu trở vào trại Songkhla nhận người tình nguyện gia nhập phong trào và lập danh  sách.
Lúc bấy giờ trong trại Songkhla rất sôi nổi về chuyện phục quốc. Đa số ghi danh gia nhập là thanh niên, một ít cựu quân nhân các cấp mà lúc đó chỉ có vài cựu Đại uý còn đa số là Hạ sĩ quan và Binh sĩ. Mấy anh em thanh niên nầy chưa bao giờ đi lính và rất hãnh diện và tự hào với việc sắp trở về cứu nước.
Tôi đã trả lời dứt khoát là tôi không tham gia, tuy nhiên các ông Tuý và Đại tá bạn tôi nhờ tôi trả lời dùm nếu anh em có hỏi thì tôi cho họ biết rằng mấy ông nầy là người của quốc gia thật sự để anh em đừng có nghi  ngờ họ là những người do Việt cộng gài vào để bắt bớ ai có tinh thần phục quốc.
Có một số anh em cựu quân nhân hỏi tôi: Ông thầy nhận xét thế nào" Tụi em rất muốn tham gia phong trào nầy và xin cho tụi em biết ý kiến được không"
Vì việc phục quốc là một cuộc chiến đấu có chính nghĩa cao cả mà tôi chưa biết hư thực ra sao nên tôi không có ý kiến là nên hay không nên tham gia. Nhưng tôi cảm thấy xót xa cho sự trở về của anh em và tôi chỉ nói với mấy em ấy rằng công cuộc phục quốc là đại chính nghĩa của người có lòng yêu nước nhưng mấy em cũng phải biết rằng con đường phục quốc sẽ đầy cam go và gian khổ lắm. Tuỳ sự lựa chọn của mấy em, tôi không khuyến khích mà cũng không ngăn cản.
Sau khi lập danh sách rồi hai ông trong tổ chức phục quốc thông báo ngày giờ họ sẽ cho xe vào trại để rước đoàn quân phục quốc xuất trại và lên đường. Tới ngày đã được ấn định, họ mang xe GMC vào trại và loa phóng thanh kêu gọi những người đã ghi tên lên trình diện tại Ban chỉ huy để được di chuyển ra khỏi trại Songkhla đi đến một nơi khác. Nhưng loa phóng thanh cứ gọi mãi mà chỉ có khoảng một tiểu đội cựu quân nhân trình diện tại sân cờ, còn mấy trăm người khác trốn tránh không chịu ra trình diện.
Sau khi chính thức được nhận nhập cư tại Mỹ tôi được đưa về Bangkok để làm thủ tục và khám sức khoẻ trước khi sang Hoa Kỳ. Tôi có đến thăm hai anh cựu Đại tá trong Ban tham mưu phục quốc đang tạm trú tại một ngôi biệt thự ngay trung tâm Bangkok. Họ có cho tôi biết là một ngày nữa một vị cựu Tướng lãnh sẽ đến và ông nầy sẽ là Tư lịnh chỉ huy trực tiếp lực lượng phục quốc. Tôi có gặp lại mấy anh em đã sống trong trại Songkhla với tôi đã được đưa đến tạm đóng quân tại đây để chờ ông Tuý đến các trại tỵ nạn khác ở vùng biên giới Thái Miên tuyển thêm quân.
Lúc ấy tôi rất cảm thương mấy anh em nầy vì biết rằng anh em sẽ rất gian khổ và tôi kính phục vô cùng sự hy sinh lớn lao của anh em với tấm lòng yêu nước cao cả. Sau khi tôi qua Mỹ vài tháng thì hay tin ông Tuý và Bộ tham mưu hành quân gồm có hai cựu Tướng lãnh và các cựu Đại tá bạn của tôi đã bất đồng chánh kiến và tan rã. Tất cả những người trong mặt trận nầy đã trở về Mỹ.
Vài năm sau tôi nghe tin là phòng trào nầy đã về Việt Nam hoạt động và bị bại lộ nên đại sự không thành. Tuy nhiên tôi rất khâm phục tấm lòng của ông Tuý cùng những vị hết lòng yêu nước đã can đảm dấn thân vào cuộc  quang phục quê hương. Tôi đã nghe tin tinh buồn là ông Tuý đã qua đời tại nước Pháp trong nhiều năm qua.

*

Mỗi thuyền nhân phải qua cuộc phỏng vấn của các phái đoàn của nước mình muốn xin định cư tỵ nạn. Có người được đi theo diện bảo lãnh từ các nước mà thân nhân đang sống. Còn những cựu quân nhân như chúng tôi thì được người Mỹ chấp nhận cho định cư theo điều kiện ba.
Một điều làm tôi chán ngán và bất mãn vô cùng là những anh thuộc phái đoàn Mỹ phỏng vấn có những thái độ rất là bất công và không còn coi chúng tôi là những ngưới lính đồng minh của quân đội Mỹ đã chiến đấu sát cánh bên nhau trong thời chiến tranh Việt Nam trước đây.
Khi mới vào trại Songkhla tôi đã nghe nói rằng bên xứ Mỹ  nầy: Nhứt là phái nữ, hai con nít, ba là chó mèo rồi mới tới bọn đàn ông chúng tôi. Mà quả thật như vậy, trong hai tháng ở Songkhla tôi nhận thấy những người phái nữ có chút nhan sắc mặn mà và dễ coi qua cặp mắt xanh của các anh phỏng vấn cũng là yếu tố để được chấp thuận cho định cư dễ dàng.


Trong khi đó những anh em cựu quân nhân bị hạch hỏi đủ điều mà tôi cho là quá đáng. Có những anh em sĩ quan trẻ bị mấy anh Mỹ trong ban phỏng vấn hạch hỏi rằng cây súng lục hiệu Colt 12 cân nặng bao nhiêu và dài mấy inches!
Tôi nghĩ thật cho buồn tủi cho người lính bại trận mất nước lưu vong. Thuyền nhân mới vừa bước chân tới bến bờ đất Thái như chết đi sống lại, thể xác và tinh thần còn tả tơi, tên tuổi của vợ con mình chưa chắc còn nhớ hay không mà làm gì nhớ những cái thứ lẩm cẩm nầy" Có một em cấp Thiếu uý than thở với tôi rằng: Ông thầy ơi! Họ bảo em tả hình dạng cây súng Colt thì em còn nhớ được, nhưng khi ông Mỹ hỏi em sức nặng và kích thước em nói trật nên họ nói em khai gian, họ nói em là sĩ quan tại sao không biết rõ kích thước của cây súng lục. Họ bảo em về chờ để xét lại rồi sẽ quyết định. Và mỗi lần được phỏng vấn lại phải mất mấy tháng nữa nên em nản quá!
Tôi may mắn được anh cựu Thiếu tá Mỹ giúp đở tận tình. Lúc bấy giờ ông ấy là Cao Uỷ Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc tại Thailand. Lúc xưa ông không có phục vụ tại Việt Nam, nhưng ông có làm cố vấn cho Quân đội Cao Miên. Ông nghe nói có một cựu Trung tá của QLVNCH đã đi tù ngoài Bắc mới vào trại. Ông ta đã mời tôi lên văn phòng để hỏi tình hình trại tù ra sao. Tôi kể lại rõ ràng tất cả những tình trạng mà tôi đã sống ngoài Yên Bái. Tôi có khai cấp bực và chức vụ cũ, khai cả ba huy chương Mỹ mà tôi nghĩ rằng cũng là yếu tố để chứng minh. Tôi cũng có cho biết trong thời gian tôi làm Quận trưởng Dĩ An, Biên Hoà, ông Đại sứ hiện tại tên White House tại Bangkok là Lãnh sự tại Biên Hoà trước năm 1975. Vị Cao uỷ nầy rất tin lời khai của tôi và ông đã tận tình giúp tôi. Tôi vẫn còn nhớ chiếc áo thun TQLC mà ông đã tặng tôi. Ông cũng giúp tôi ưu tiên được phỏng vấn thật sớm.
Trong thời gian khoảng hai tháng tại trại Songkha tôi đã chứng kiến tận mắt và nghe tận tai những hành động man rợ của bọn hải tặc Thái. Lúc đó có vô số người đã chết vì bị hảm hiếp hoặc bị đắm chìm giữa lòng đại dương thật quá đau thương chỉ vì hai chữ Tự Do.
Trong những năm chiến tranh, các chiến sĩ đồng đội của tôi đã phải bỏ nhiều xương máu trong chiến cuộc vì chiến đấu cho chính nghĩa tự do, nhưng nay cũng vì đi tìm một cuộc sống tự do mà anh em chiến hữu chúng tôi lại tiếp tục hy sinh máu xương thêm nữa trên đường vượt biển. Những hậu quả nầy là do bọn cộng sản bạo tàn gây ra cho một dân tộc triền miên đau khổ.
Sau cùng tôi được một gia đình Mỹ bảo trợ và lòng tôi cảm thấy vui, buồn và lo âu lẫn lộn. Tôi rất vui là sắp bước chân lên vùng đất tự do. Tôi lo là vì qua xứ Mỹ văn minh mà không có một cái nghề nghiệp gì và chân tay lại không được khoẻ mạnh như người bình thường. Tôi vẫn còn nỗi ưu phiền là vì vợ và con còn kẹt lại bên nhà mà đến nay đã xa nhau mấy tháng rồi vẫn chưa có tin tức. Tôi không biết được chuyện gì lại xảy ra cho vợ con tôi bên nhà"
Và tôi không quên những anh em chiến hữu của tôi còn lại trong trại tỵ nạn đang hồi họp chờ đợi phái đoàn Mỹ chấp thuận cho định cư càng sớm càng tốt. Nếu vì lý do gì mà họ bị kẹt lại sáu tháng, một năm hoặc hai năm thật là thời gian uổng phí cho cuộc đời.

CHUYẾN DU HÀNH ĐẾN NAM MỸ

Roger quyết định đi Nam Mỹ lập nghiệp, tàu của anh cặp bến Valparaiso, Chí Lợi, vào ngày 19/6/1853. Nhưng chỉ vài ngày sau Roger nhận được thư báo tin là ngài Edward Doughty, cha của Katherine, đã qua đời. Bây giờ cha của Roger, tức là em của ngài Edward vừa quá cố, sẽ thừa hưởng chức Nam Tước cùng sự sản của dòng họ. Vì bây giờ là người thừa kế trực tiếp sau cha, Roger tức khắc yêu cầu gia đình gửi thêm tiền trợ giúp mỗi năm $1,000 bảng Anh. Roger bỏ nhiều tháng trời đi lại giữa Peru và Chí Lợi, đôi khi ở lại Melipilla. Tại Melipilla, Roger gặp và kết bạn với một người tên là Thomas Castro. Sau đó Roger băng qua dãy núi Andes, tạmtrú tại thủ đô Buenos Aires, xứ Á CănĐình một thời gian ngắn, và đến thành phố Rio de Janeiro, Ba Tây vào ngày 13/4/1854.
Tiếp đó Roger quyết định viếng thăm Mễ Tây Cơ và giữ chỗ trên tàu Bella, một chiếc tàu mới, đang thực hiện chuyến du hành lần thứ nhì đến
Kingstone, thủ phủ đảo Jamaica và Nữu Ước. Vào ngày 20/4/1854, tàu khởi hành. Nhưng chỉ vài ngày sau, tàu Bella đã biến mất và không có người nào trên tàu còn sống sót để cho biết thảm họa gì đã xảy ra. Vật duy nhất mà người ta tìm được là xác một chiếc ca nô cấp cứu bị lật úp của tàu Bella, đang trôi dạt giữa đại dương mênh mông và vắng lặng.
Tám năm sau khi Roger bị mất tích, giả định là đã chết chìm cùng với tàu Bella, thì cha của Roger tạ thế, và thằng em út của Roger là Alfred được lên nắm quyền cai quản gia tài và thừa hưởng chức Nam Tước.
Nhưng mẹ của Alfred là Henriette nhất định từ chối không cho phép Alfred thừa hưởng gia tài. Bà tin rằng thằng con cả Roger yêu quý vẫn còn sống lây lất ở đâu đó, vì bà nghe dư luận đồn rằng, có một vài hành khách trên tàu Bella bất hạnh đã may mắnđược cứu vớt và chở sang Úc Đại Lợi.
Henriette đến gặp một ông đồng ở Ba Lê, nhờ bói quẻ tìm tung tích con mình thì được cho biết, Roger đang sống bình an ở đảo Antilles và Virgin Islands, và ba năm nữa bà sẽ được gặp mặt con.
Bà thường đăng quảng cáo trên báoThe Times xuất bản tại Luân Đôn, tìm kiếm tin tức về Roger và số phận của chiếc tàu Bella. Chính nhờ đọc báo The
Times, bà Henriette mới nhìn thấy một quảng cáo của Cơ Quan Tìm Bạn Mất Tích (Missing Friends Agency) ở Sydney, Úc Đại Lợi. Đây là một chi nhánh của một hãng quảng cáo lớn, tên là Cubbit's Advertising and Telegraphic Agency (Cơ Quan QuảngCáo Và Điện Tín Cubbit). Bà Henriette liền viết thư nhờ hãng Cubbit giúp đỡ, và hứa sẽ tưởng thưởng thật hậu hĩ nếu thành công trong việc truy lùng tông tích thằng con bị mất tích bao lâu nay. Hãng Cubbit bằng lòng, và cho đăng quảng cáo tìm kiếm trên tờ GippslandPaper, xuất bản tại Úc. Trong mục quảng cáo, họ mô tả Roger là "một người đàn ông 32 tuổi, khá cao, có tóc nâu nhạt và mắt xanh". Mục quảng cáo sơ ý không đề cặp đến một chi tiết quan trọng là Roger có thân hình gầy ốm.
Ông William Gibbes, một luật sơ mới đến mở văn phòng ở Wagga Wagga,NSW, Úc Châu, tình cờ đọc thấy mụcquảng cáo kể trên. Ông cho rằng lời mô tả Roger trong mục quảng cáo nghe giống y như một khách hàng của ông, là Thomas Castro. Castro, lúc ấy đang làm nghề đồ tể, bị nợ ngập đầu trong vùng Wagga Wagga, và William đã khuyên Castro hãy tuyên bố vỡ nợ để tự cứu. Trong lúc điền đơn, Castro có hỏi, nếu cố tình không liệt kê một số tài sản mà ông làm chủ ở vùng Hamshire, Anh Quốc, thì có phạm pháp không" Dĩ nhiên là một luật sư, William phải thông báo sự thật là làm như vậy trái luật.
Trong quá khứ, William đã nghi ngờ rằng, Thomas Castro không phải là tên thật của ông khách hàng này, nhưng vìvào thời đó, ở Úc có rất nhiều người không muốn bộc lộ tên thật vì nhiều lý do khác nhau, nên ông cũng không tiện hỏi. William nhớ lại, Castro lúc hút thuốc thường dùng một ống điếu có khắc ba chữ tắt RCT. Có lẽ nào ba chữ này tượng trưng cho Roger Charles Tichborne" Suy đi nghĩ lại, cuối cùng William quyết định hỏi thẳng Castro về mục quảng cáo trên báo Gippsland Paper cùng sự suy đoán của mình cho ra lẽ, nhưng ông đồ tể cứ tìm cách tránh né, không chịu trả lời thẳng. Vài ngày sau, Willam hỏi thẳng Castro:
"Ông muốn tôi nói tên thật của ông ra không"". Tức thì Castro trả lời:
"Trời ơi, tôi lạy ông! Đừng có tiết lộ cho ai biết. Tôi không muốn cho gia đình biết tôi đang sống ở đây, làm nghề đồ tể". William nghe vậy càng tin chắc Castro chính là Roger, liền biên thư đến cho hãng Cubbit, trình bày mối hoài nghi của ông.
Ngay khi nhận được thư của William, hãng Cubbit viết ngay cho bà Henriette, báo cho bà biết: "William vẫn còn sống và rất khỏe mạnh". Bà Henriette lập tức trả lời, yêu cầu hãng Cubbit làm mọi cách đưa con bà sang  Anh Quốc càng sớm càng tốt. Khi gia đình xác minh rõ rệt người này thật sự chính là Roger, thì bà sẽ trả tiền thưởng ngay. Bà còn gửi thêm nhiều chi tiết về cuộc đời của Roger để hãng Cubbit có thể kiểm soát thêm. Bà còn báo hiện có một người ở cũ người da đen, tên làAndrew Bogle, hiện đang sống ở ÚcĐại Lợi. Bogle biết Roger ngay từ khi còn bé, như vậy có thể giúp hãng Cubbit nhận diện xem Castro có thật sự là Roger không" Khi ngài Edward từ trần, Bogle bị cho về nghỉ hưu và đãquyết định di cư sang Úc Đại Lợi.
Nhân viên hãng Cubbit đã thành công trong việc truy lùng tông tích của người gia nhân cũ, và xếp đặt cho chủ tớ gặp nhau tại khách sạn Metropole Hotel ở Sydney. Mới nhìn thấy Bogle bước vào trong đại sảnh của khách sạn Metropole, Castro đã mừng rỡ lên tiếng chào hỏi: "Bogle, chính ông đấy sao"" Castro vui vẻ mời Bogle lên lầu, vừa đivừa kể lể: "Ông thấy đó, bây giờ tôi không còn ốm đói như khi còn trẻ nữa". Sau khi tâm sự về quá khứ một lúc lâu, Castro ngỏ lời mời Bogle về thăm Anh Quốc chung với mình, mọi chi phíCastro bao hết. Để có tiền mua vé tàu thủy, con của Bogle cho Castro mượn trước $250 bảng Anh!

VỀ QUÊ HƯƠNG ANH CÁT LỢI

Vào đúng ngày Giáng Sinh 1866, Castro cùng vợ là Mary Ann và đứa con, cộng thêm người gia nhân trung tín là Bogle, đặt chân lên nước Anh. Cuối cùng chính bà Henriette đã trả mọi chi phí cho chuyến hải hành này. Castro hỏi Bogle nên ngủ qua đêm tại đâu, và Bogle đề nghị khách sạn Fords Hotel ở công trường Manchester Square. Lý do,"khi đến Luân Đôn, gia đình dòng họ Tichborne luôn luôn đến ở khách sạn này". Nếu Castro chính là ngài Roger, thì sẽ biết rõ ngay, đâu cần phải hỏi"Đây là một chi tiết đáng nghi ngờ đầu tiên.
Đêm ấy, sau khi hỏi một người bồi bàn địa chỉ của bà Henrietta Tichborne, Castro tìm đến thăm bà, nhưng được thông báo, bà đang ở Ba Lê. Thất vọng, Castro trở về khách sạn, nhưng sau đó quyết định đến đường High Street ở Wapping một mình, viện dẫn lý do là muốn nhân tiện viếng thăm em gái của một người bạn, ông Arthur Orton, ngườimà ông đã quen ở Úc Châu.
Vào cuối tháng Giêng 1866, Roger đến gặp mẹ hiền tại Ba Lê. Khi đến nơi trời đã quá khuya, Castro liền mướn một phòng trong khách sạn Hotel de Lille et d'Albion trên đường Rue StHonore để ngủ qua đêm. Đến ngày hôm sau, viện cớ cảm thấy trong người không được khoẻ, Castro liền nhờ bồi phòng đưa tin đến cho "mẹ", cũng đang trú ngụ ở gần đó, yêu cầu đến gặp mặt.
Khi bà Henriette đến nơi, trong phòng kéo màn tối thui, Castro ăn vận chỉnh tề, nằm trên giường, quay mặt vào tường, và trên đầu có phủ tấm khăn mùi xoa trắng.
Bà Henriette kéo tấm khăn ra, nhìn mặt "con" và hỏi thăm ân cần: "Ôi Roger thân yêu, có phải thật sự là con đấy không" Vợ con của con đâu hết rồi" Cháu nội của mẹ tên gì""
Castro trả lời: "Má ơi, con cứ tưởng má không thích giáp mặt vợ con con". Và bà Henriette trấn an: "Chúng là người thân yêu của con, như thế cũng là người thân thương của má. Má sẽ thương yêu vợ con của con như má thương con vậy".
Tin chắc rằng người đàn ông bệnh hoạn đang nằm trên giường kia chính là thằng con đã mất tích bấy lâu nay của mình, bà Henriette yêu cầu hai bác sĩ người Anh là ngài Joseph Oliffe và bác sĩ Shrimpton phải chăm sóc cho con
mình đến khi lành bệnh. Sau khi khỏe khoắn lại, Castro nhờ ông luật sư riêng John Holmes, sắp xếp để cho bà Henriette ký giấy chứng nhận rằng Castro chính thật là Roger, đứa con ruột bị mất tích của mình.
Mặc dù toàn bộ gia đình dòng họ không ai chịu nhận Castro chính là Roger, bà Henriette vẫn hạ lệnh mỗi năm phải cung cấp cho "Roger" một ngàn bảng Anh để thằng "con cả" của bà có thể sống một lối sống thượng lưu, đài các, xứng đáng với dòng họ Tichborne. Và trong vòng 19 ngày kế tiếp, hai "mẹ con" gặp nhau mỗi buổi tối để ôn lại kỷ niệm xưa và bàn về giacảnh hiện tại. Đối với Castro, mọi việc diễn tiến thật tốt đẹp, giống như dự tính. Cho đến một hôm nọ, khi ông thầy Pháp văn cũ của của Roger là Monsieur Chatillon đến viếng thăm thằng học trò cũ, thì chuyện rắc rối mới bắt đầu.
Monsieur Chatillion khẳng định thẳng thắng trước mặt bà Henriette, Castro là tên mạo nhận! Bực quá, cuối cùng bà Henriette quyết định mọi việc phải được làm sáng tỏ trước tòa án, như thế khi hai năm rõ mười, không ai còn dám nghi ngờ thằng con bất hạnh của bà nữa.
Cầm trên tay tấm giấy chứng nhậncủa mẹ, Castro liền trở về Luân Đôn để tiến hành việc xác minh nhân dạng của mình một cách chính thức trước tòa.
Không may cho Castro, trong khi vụ án đang tiến hành, bỗng bà Henriette, người tin tưởng Castro nhất, và là hậu thuẫn tài chính mạnh mẽ nhất của Castro, từ trần vì bị bệnh nan y đã quá lâu. Castro tham dự đám táng tại gia trang của dòng họ Tichborne, cố tình chiếm vị trí để tang của người con trưởng, làm mọi thành viên trong gia đình nổi giận, đã định dùng vũ lực đuổi Castro đi, nếu bà con không hết lời khuyên ngăn kịp.
Với cái chết của bà Henriette, số tiền trợ cấp $1,000 bảng Anh mỗi năm cũng cạn luôn. Bây giờ Castro thiếu nợ ngập đầu, nhưng đã phóng lao thì phải theo lao, Castro không còn cách nào khác là phải tranh tụng cho đến kỳ cùng.
Nhiều dân giàu có địa phương, tin tưởng rằng Castro chính là Roger, liền hợp cùng đại tá Lushington, người hiện đang mướn Tichborne Park, cùng nhau đóng góp tiền mặt, để giúp "ngài Roger", mỗi năm $1,400 đô.
Đến năm 1869, Castro đã xài hết sạch tiền bạc, và phải tuyên bố phá sản. Nhưng những vị mạnh thường quân hảo tâm muốn giúp đỡ "ngài Roger" được trở về "địa vị xứng đáng của ngài" vẫn chưa bỏ cuộc. Họ đề nghị Castro hãy nhờ dân chúng giúp đỡ tài chính trong việc tranh đấu giành quyền thừa kế, bằng cách phát hành trái phiếu Tichborne. Castro hứa là sẽ trả mỗi người mua trái phiếu $100 bảng Anh trong vòng một tháng sau khi thắng kiện và nhận được gia tài. Những người tổ chức hy vọng thu vào được $100,000 bảng Anh, nhưng cuối cùng chỉ thu được có $40,000 bảng Anh. Chỉ trong vòng một năm rưỡi, số bạc kếch xù này (vào thế kỷ thứ 19) cũng bị tiêu sạch!

MỘT HỚ HÊNH TAI HẠI!

Các bằng chứng quan trọng nhất trong vụ án liên quan đến việc Castro đã không có đủ khả năng để nhớ lại những sự việc quan trọng xảy ra trong đời Roger khi còn trẻ. Trong phiên tòa, người ta nghe Katherine kể lại việc nàng, người yêu cũ của Roger, đã đến thăm "Roger" cùng chồng và một người bạn gái. "Ngài Roger" đã vô tình để lộ bộ mặt thực khi ông chào người bạn gái của nàng là Katherine! Nếu không nhận diện được cả người yêu cũ, làm
sao Castro dám tự nhận mình là Roger được!
Phe bà con của Roger tuyên bố Thomas Castro chính thực là Arthur Orton, con của George Orton, một đồ tể ở số 69 High Street, Wapping, LuânĐôn. Orton từng ở Melipilla, Chí Lợi, nơi mà Roger đã từng viếng thăm khitrước. Ở Melipilla, Orton có gặp và quen với Castro, người này cũng là bạncủa Roger. Khi quyết định di cư qua Úc, y đã nhận làm nghề nấu bếp trên tàu Middleton để khỏi phải trả tiền, Orton liền bắt đầu dùng tên giả là Castro.
Tòa liền gửi một phái đoàn điều tra điNam Mỹ và Úc Châu để điều tra sựthực. Ở Nam Mỹ, phái đoàn khám phá, vào thời gian ấy chỉ có một người dân Anh Cát Lợi duy nhất đang trú ngụ tại Melipilla, người này tên Arthur Orton!Qua thuộc địa Úc Châu, phái đoàn phát hiện, Orton đã làm việc trong một nông trại lớn trong vùng Boisdale, Victoria, dưới tên Arthur Castro. Sau đó Castro di cư về phía bắc, và định cư tại Wagga Wagga. Phái đoàn điều tra còn đem vềAnh một quyển vở từ Úc, mà chính Castro công nhận là của mình. Trong đó có viết: "Người đẹp yêu quý của riêng anh. Mary Ann Loder, số 27 Russells Buildings, High Street, Wapping".

NHỮNG CÂU HỎIKHÓ THỂ TRẢ LỜI

Trong 23 ngày trời, trạng sư công tố thẩm vấn Castro một cách liên tục và đưa ra nhiều câu hỏi mà Castro không thể trả lời. Castro không nhớ gì về Pháp ngữ, là một ngôn ngữ mẹ đẻ mà Roger đã dùng từ lúc nhỏ đến năm tròn 16 tuổi!
Là con em giới thượng lưu trong thế kỷ thứ 19, Roger được học hành đầy đủ và biết sơ tiếng Latin, Hy Lạp và tiếng Hewbrew tức là tiếng cổ Do Thái. Castro lại bảo mình không biết bảng chữ cái Hy Lạp, vì chưa bao giờ học ngôn ngữ ấy! Khi bị hỏi vặn mới lòi ra thêm, Castro không biết chữ Hebrew phải đọc từ phải sang trái. Castro còn cho rằng Homer (Người học giả mù cổ Hy Lạp danh tiếng, tác giả thiên trường ca bất hủ Illiad, trong đó có kể truyện Jason và tấm lông cừu vàng, chuyến du hành kỳ thú của Odyssey, chiến tranh thành Troy để giành người đẹp Helene...) là người La Mã, và JuliusCaesar (Đại Hoàng Đế La Mã) là dân cổ Hy Lạp! Nếu Castro có đọc qua thánh kinh, thì sẽ không bao giờ mắc vào lầm lẫn sơ đẳng như vậy.
Hơn nữa, Roger Tichborne có một vết xâm mình có hình cây thánh giá, trái tim, một cái mỏ neo và hàng chữ tắt RCT do người bạn thân xâm trên cánh tay, Castro không hề có vết xâm đó.
Trạng sư công tố còn thẩm vấn Castro về nội dung những bức thư mà Roger đã viết gửi Katherine và luật sư gia đình trước ngày lên đường lang bạt kỳ hồ. Trong những bức thư này, Roger hứa trong vòng ba năm tới, sau khi xây dựng được sự nghiệp mới, sẽ trở về cưới Katherine.
Nhưng theo người đàn ông bự như thùng tô nô ngồi sau vành móng ngựa, thì những bức thư này có tính chất tài chánh, và xếp đặt tiền nong cho mẹ con Katherine trong trường hợp nàng có bầu với mình và hạ sinh con rơi trong khi mình vắng mặt!
Mọi người hiện diện trong phiên tòa đều kinh ngạc trước xì căn đan này, vì ta nên nhớ đây là đế quốc Anh vào thời nữ hoàng Victoria, người dân rất mực giữ gìn đạo đức (ít ra là trên bề mặt) và việc mèo mả gà đồng, có chửa hoang là một "tội lỗi" lớn, bị người đời nguyền rủa, nhất là nếu cô gái bất hạnh ấy lại thuộc giới thượng lưu, con nhà quyền
quý.
Trong khi Castro đưa ra những thố lộ động trời này, thì Katherine, nay là Lady Radcliff, cũng có mặt cùng chồng trong phiên tòa. Nhưng may mắn là Katherine cùng vị luật sư vẫn còn giữ kỹ các bức thư thật sự của Roger, và cho phép trạng sư công tố dọc trước tòa án, nhờ vậy mới bảo toàn danh tiết và vạch trần lời nói điêu ngoa, xảo trá của tên đại gian hùng!

BẢN ÁN CUỐI CÙNG

Bây giờ thì đã có đủ bằng chứng. Phiên tòa tạm đình hoãn đến ngày 6/3/1873, mới họp lại để công bố quyết định của bồi thẩm đoàn. Bồi thẩm đoàn tuyên bố, Castro có tội cố tình lừa dối toà án. Tòa tức khắc hạ lệnh câu lưu Arthur Orton, tự là Castro, và định ngày ra tòa để xét xử tội hình sự. Arthur bị nhốt trong khám đường Newgate Prisonđến ngày 26/4/1873. Đến ngày này, Arthur được phép tại ngoại hầu tra, sau khi đóng tiền thế chân. Tức khắc, Arthur lo chạy chọt, tổ chức vận động tài chính để lập "quỹ tự vệ".
Toà án hình sự xử vụ "Sir Roger" bắt đầu ngày 23/4/1873 và kết thúc vào ngày 28/2/1874. Các thành viên trong bồi thẩm đoàn mới được nghe trình bày cùng một số bằng chứng y như lần xử án sơ khởi cũ. Chỉ trong vùng Wapping mà thôi, có đến 200 nhân chứng được mời tham dự. Phân nửa bảo bị can chính là Arthur Orton, phân nửa cho là không đúng. Bị can được một luật sư người gốc Ái Nhĩ Lan là ông Edward Vaughan Kenealy QC biện hộ. Ông trạng sư này là một người rất già chuyện, đã bỏ ra 23 ngày trời mới đọc xong một bản diễn văn khởi đầu!
Cuối cùng, bồi thẩm đoàn chỉ cần có nửa tiếng bàn thảo đã đi đến quyết định: Họ tin rằng bị cáo không phải là Roger Charles Tichborne; rằng bị cáo không hề dụ dỗ cô Katherine Doughty phải lòng mình trước khi bỏ xứ ra đi; và bị cáo chính là Arthur Orton.
Orton bị phạt 14 năm tù ở. Khi bị cắt tóc ở trong tù, người ta tìm thấy một bằng chứng mới: tóc của Orton đã được nhuộm cho xẫm màu lại, vì tóc Orton có màu nhạt hơn tóc của Roger Tichborne nhiều!
Vào năm 1884, Arthur Orton được mãn tù sớm bốn năm, vì có thành tích tốt trong tù. Hai năm sau, Arthur sang Mỹ. Vào năm 1895, Arthur bán bản quyền câu truyện của mình cho báo The People với giá 4,000 bảng Anh, công nhận mình là người mạo danh. Arthur cho biết mới đầu chỉ thi hành việc mạo danh này như một trò đùa vui và một cách kiếm tiền còm, nhưng khi nhận thấy có nhiều người tin mình quá, không kìm giữ nổi lòng tham, Arthur bắt đầu tranh đấu để giành gia tài một cách nghiêm chỉnh. Vào tháng Bảy năm 1896, Arthur tuyên bố trên tờ tuần san Dispatch rằng ông định sẽ tranh đấu giành quyền thừa hưởng gia tài một lần nữa!
Vào ngày 1/4/1898, Arthur Orton từ trần. Người đời cho rằng, Arthur chọn chết đúng vào ngày này thật hợp lý, vì theo phong tục tây phương, 1 tháng Tư là ngày April's Fool Day, trong ngày này, báo chí thường đăng những chuyện trời ơi đất hỡi, khó tin mà ...không có thật để gạt bà con chơi!
Khi sắp chết, gia đình Arthur Ortonrất nghèo túng. Ông được chôn trong một ngôi mộ vô danh ở nghĩa trang Paddington. Có hơn 5,000 người tham dự đám táng. Trên nắp hòm, có ai đó đã viết dòng chữ cuối cùng, để tóm tắt cuộc đời người quá cố, và làm tròn ý nguyện mà lúc còn sinh tiền, Arthur Orton đã không đạt được: "SIR ROGER TICHBORNE. Baronet".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.