Hôm nay,  

Bé Viết Văn Việt – Bài Dự Thi Số 326

20/01/200800:00:00(Xem: 39468)

KIẾN THA LÂU ĐẦY TỔ

Một đức tính cơ bản của một con người cần phải có là kiên nhẫn. Sự kiên nhẫn sẽ giúp cho con người vượt qua những âu lo, những thử thách mà chúng ta đang phải trải qua bằng cách nhẫn nại, kiên trì. Vì thế, trong kho tàng tục ngữ của nước ta mới có câu “Kiến tha lâu đầy tổ.” Chúng ta hãy tìm hiểu ý nghĩa câu này để định nghĩa giá trị tư tưởng, hầu có thể áp dụng vào đời sống hàng ngày.

Câu tục ngữ “Kiến tha lâu đầy tổ” có nghĩa là cho dù xây một cái tổ rất là khó nhọc, nhưng nhờ sự kiên nhẫn và cố gắng, một con kiến tuy nhỏ bé, nhưng vẫn có thể làm được. Đối với con người cũng vậy. Khi khởi sự một công trình hoặc làm bất cứ công việc gì dù khó khăn đến thế nào, chúng ta đừng bao giờ chịu thua và bỏ cuộc. Mà dù chúng ta có thất bại đi chăng nữa, ta cũng đừng nản chí. Vì ý chí con người rất quan trọng. Chính nhờ sự tự tin và lòng kiên nhẫn, mọi sự sẽ được thành công. Tổ tiên ta từ ngàn xưa đã truyền lại câu này cho con cháu là để nhắc nhở hãy luôn luôn nhẫn nại trong mọi việc, và đừng vì một lần thất bại mà bỏ cuộc. Ngược lại, một người khi làm một việc khó nhưng rồi nản chí hay bỏ cuộc, thì người đó sẽ không có ngày thành công. Hãy luôn luôn có sự tự tin và kiên trì trong mọi việc, dù việc làm của chúng ta kéo dài rất lâu và bị kẻ khác chê cười, nhạo báng.

Thí dụ như nhà khảo cổ người Pháp Jean Francois Champollion, đã nghiên cứu hơn 20 năm mới khám phá ra cách đọc được mẫu tự Ai Cập trên tảng đá Rosetta. Ông ấy vẫn kiên trì tìm tòi và điều tra đến khi ông thành công, cho dù đã mất rất nhiều thời gian, công sức và bị đày ra khỏi xứ vì bị ghép tội phản quốc. Một thí dụ thứ hai la nhà vi khuẩn học Alexander Fleming đã trải qua rất nhiều thời gian để nghiên cứu loại nấm Penicillium notatum. Trong thời gian nghiên cứu, ông đã trải qua rất nhiều bất trắc và các nhà sinh vật học đã coi thường và không chấp nhận những suy đoán của ông. Tuy nhiên, ông đã không nản chí trước mọi sự dèm pha. Cuối cùng, nhà vi khuẩn học Alexander Fleming đã khám phá ra thuốc trụ sinh Pénicilline. Nhờ sự khám phá của ông, hàng ngàn người trên thế giới đã được cứu sống. Quả tình là nếu không có lòng tự tin, cũng như sự kiên nhẫn của những người đi trước, chúng ta bay giờ sẽ không có được mẫu tự Ai Cập, không có thuốc trụ sinh Pénicilline để ngăn chặn vi khuẩn và cũng không có máy bay để đi du lịch. Quan trọng hơn hết, chúng ta còn biết Đức Phật Thích Ca đã kiên nhẫn tìm được triết lý và đã tu thân, tích đức để sau này lập ra một tín ngưỡng mới cho nhân loại. Trong kho tàng văn học Việt Nam còn có rất nhiều ca dao, tục ngữ đề cao ý chí kiên trì, bền bỉ của con người. Chẳng hạn như “Có công mài sắt có ngày nên kim,” “Nước chảy đá mòn,” Năng nhặt chặt bị” và “Góp gió thành bão” v.v..

Tuy nhiên câu này cũng có một số trường hợp ngoại lệ. Cũng có vài trường hợp mà chúng ta phải xoay sở ngay lập tức vì hoàn cảnh không cho phép, không thể kiên nhẫn được. Hơn nữa, cũng có nhiều trường hợp ta cũng cần phải xét lại những công việc mà ta đang làm không có mục tiêu chính đáng thì hãy bỏ đi, đừng kiên nhẫn.

Câu tục ngữ “Kiến tha lâu đầy tổ” khuyên ta hãy luôn luôn cố gắng bằng sự kiên nhẫn, cho dù chúng ta có vấp ngã, trong thất bại bị chê cười. Mọi người nên áp dụng câu này trong cuộc sống hàng ngày. Cuối cùng, bạn hãy luôn nhớ “Hãy đứng vững lập trường, tiến tới, và đừng bao giờ bỏ cuộc.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.