Hôm nay,  

CSVN Nói Sẽ Quản Lý Blog: Vì Tác Động Lan Tỏa Nhanh

27/12/200700:00:00(Xem: 4940)

- Báo Chí Quốc Nội Than Phiền Vì Bị Nhiều Cơ Quan Can Thiệp Thô Bạo

Nhà nứớc CSVN đang lộ ý định sẽ xiết thô bạo thêm các luồng thông tin mới, và gọi đó là nhu cầu “quản lý các blog.”

Bản tin nhan đề “Có nên coi blog là “báo chí công dân”"” trên báo SGGP hôm Thứ Tư 26-12-2007 ghi nhận lời Thứ Trưởng Đỗ Quý Doãn của Bộ Thông Tin Truyền Thông, được ghi là nói bên lề “Hội nghị Tổng kết 8 năm thi hành Luật Báo chí vừa kết thúc hôm 25-12-2007.”

Bản tin ghi lời ông Doãn bày tỏ lo ngại về sức tác động của blog (nhật ký mạng, trang ý kiến cá nhân trên mạng), trích:

“Ông Đỗ Quý Doãn: Bất kỳ một thông tin nào được đưa ra trong xã hội bằng hình thức này hay hình thức khác đều có tác động. Sức lan tỏa của Internet ngày nay hết sức nhanh và rộng. Mà đối tượng tham gia blog thì có đủ mọi tầng lớp, đối tượng với đủ loại thông tin tốt, xấu nên đúng là blog có những tác động cả tích cực lẫn tiêu cực đến xã hội.”

Đặc biệt, ông Doãn nói rằng chính phủ đang bàn việc sẽ quản lý  blog, khi phóng viên SGGP hỏi:

“- Vậy có cần phải đặt vấn đề quản lý blog như với một loại hình báo chí"

“Việc sửa đổi Luật Báo chí đang được bàn thảo, nhưng sẽ có nội dung đề cập đến việc quản lý các loại hình thông tin trên Internet nói chung, không riêng gì blog. Nhưng không nên hiểu quản lý có nghĩa là nghiêm cấm, bóp nghẹt. Quản lý chính là tạo điều kiện cho phát triển đúng pháp luật. Cụ thể với blog, quản lý không phải là cấp phép mà quan trọng nhất là phải có hướng dẫn để mọi người biết cần đưa và có thể đưa những loại thông tin gì" Bản thân các blogger phải có trách nhiệm trước thông tin mà họ đưa lên mạng cũng như thông tin mà họ truy cập. Khi đã hướng dẫn đầy đủ, không ai “quản lý” blog tốt hơn chính bản thân các blogger!”

Đặc biệt, ông Doãn tiết lộ rằng các người viết blog sẽ khó thoát vòng vây kỹ thuật, “Theo tôi, việc truy nguyên những người đưa thông tin xấu lên blog không phải là vấn đề kỹ thuật quá khó khăn, vì tất cả đều phải qua các cơ sở cung cấp dịch vụ Internet.”

Đặc biệt, đài BBC hôm Thứ Tư loan tin về một tiếng nói từ giới báo chí đòi nới mở thêm quyền phát biểu, qua bản tin trích như sau:

“Một trong những tổng biên tập uy quyền nhất ở Việt Nam đã lên tiếng phản đối việc các cơ quan quản lý báo chí Việt Nam can thiệp vào các quyết định đăng tin bài của các cơ quan báo chí.

Ông Lê Hoàng, Tổng Biên tập tờ Tuổi trẻ được chính báo này dẫn lời nói rằng việc báo chí phải dừng giữa chừng các bài viết hay phóng sự ''gây cảm nghĩ rất xấu trong công chúng về tự do ngôn luận.”

Ông Hoàng được nói rằng đã phát biểu như vậy tại một hội nghị tổng kết tám năm thi hành Luật báo chí hôm 25/12.

Bài trên ấn bản điện tử của Tuổi trẻ viết: ''Qui định về bảo đảm quyền tự do của báo chí, Luật báo chí nêu rõ báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, phát sóng nhưng trên thực tế có những trường hợp phóng sự truyền hình nhiều kỳ, bài viết nhiều kỳ... vẫn bị yêu cầu dừng lại.''

Nhưng không chỉ riêng một cơ quan “quản lý” báo chí, mà thực tế là có nhiều cơ quan có quyền “quản lý,” theo BBC:

“...Các nhà báo Việt Nam cũng nói rằng việc Bộ Thông tin - Truyền thông, Ban Văn hóa Tư tưởng Trung ương và các cơ quan khác can thiệp vào cách đưa tin bài làm Việt Nam 'há miệng mắc quai' khi bị bên ngoài chỉ trích về tin tức trên truyền thông.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.