Hôm nay,  

Đạo Đức Và Chân Tâm

18/09/200700:00:00(Xem: 4552)

(Phê phán cuộc vận động học tập, làm theo gương đạo đức Hồ Chí Minh)

Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam 12 khoá IX đã triển khai cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong toàn Đảng và toàn xã hội”. Đứng trước khoa học, chúng ta phải có trách nhiệm làm rõ bản chất và ý nghĩa của sự việc này. Trước tiên hãy cùng nhau làm rõ ý nghĩa của thuật ngữ trừu tượng là “DDạo đức”. 

 Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là một bộ phận của hệ tư tưởng. Trong khi hệ tư tưởng lại là vũ khí tinh thần của giai cấp thống trị, còn hình thái vật chất mà ý thức đạo đức áp đặt lên là quần chúng. Cho nên đạo đức xã hội và quyền lực nhà nước luôn được biểu hiện thống nhất và gắn bó. Nhà nước sử dụng vũ khí vật chất là bạo lực và vũ khí tinh thần là đạo đức để trấn áp các giai cấp, điều hoà các mâu thuẫn đối kháng của xã hội trong trật tự. Không có đạo đức là sản phẩm tinh thần của quần chúng mà chỉ có đạo đức thuộc về quần chúng, cũng giống như tự do luôn luôn bị đặt dưới khuôn khổ của pháp luật, tự do và đạo đức mà nhà nước quy định đấy thuộc về quần chúng. Vì vậy đạo đức chính là những quy định xã hội mang tính chuẩn mực được đặt dưới quyền lực nhà nước. Vậy có thể học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, một mẫu mực của đạo đức Cộng sản, được không, và làm theo như thế nào" Một hình thái ý thức chung có thể áp dụng vào các con người cụ thể không, khi mà mỗi cá nhân được biểu hiện ra muôn hình muôn vẻ, hơn nữa không phải ai cũng tin theo lý tưởng cộng sản.

Khi bàn đến chức năng giáo dục của đạo đức, các học giả cộng sản đều đi đến thống nhất rằng: “Những chuẩn mực đạo đức tác động vào ý thức và hành vi của mỗi cá nhân. Khi nhận xét đánh giá hành vi đạo đức của người khác, người nhận xét cũng tự điều chỉnh mình, tức là tự giáo dục và qua đó làm cho chuẩn mực đạo đức chung trong xã hội ngày càng hoàn chỉnh.”

Lý luận trên thoạt nghe thì hợp lý, nhưng lại là một quan điểm phản khoa học, phi Mác-xít. Trong khi họ thừa nhận trong xã hội có giai cấp, đạo đức mang tính giai cấp, chuẩn mực đạo đức của giai cấp thống trị chiếm vị trí chi phối đạo đức xã hội, vậy mà họ lại đi ngược lại quan điểm đấy khi nói rằng quần chúng tự giác tiếp thu, tự giáo dục và qua đó làm cho đạo đức xã hội ngày càng hoàn chỉnh, nghĩa là đạo đức đã mất đi bản chất giai cấp. Các học giả cộng sản đã lẫn lộn, hoặc cố tình lẩn trách khi bàn về đạo đức, họ không phân biệt được giữa đạo đức và chân tâm. Vậy thế nào là chân tâm"  Thế nào là ý nghĩa của thuật ngữ trừu tượng “Chân Tâm”.

Tâm nghĩa là trái tim, người xưa quan niệm mọi suy nghĩ và cảm xúc đều từ trái tim, cho nên tâm có nghĩa là tư tưởng, khi mà tâm ta sáng suốt, tự biết phân tích và chọn lọc, giác ngộ và qua đó hình thành nên ý thức, thì khi đó ta đạt đến chân tâm. Đạo Phật cho rằng chân tâm nghĩa là trí tuệ được giáo ngộ và giải thoát, người ta phải giải thoát khỏi mọi sự thống trị về thể xác và tinh thần để có thể giác ngộ chính bản tâm của mình, Phật không phải là đấng quyền năng mà Phật là tâm ta. Như vậy Đạo Phật khác với đạo đức xã hội chính ở sự giác ngộ và giải thoát, trong khi đạo đức xã hội lại là sự thống trị và chi phối của ý thức hệ. Chân tâm, hiểu theo nghĩa là cái tâm được giác ngộ của con người, khắc hẳn với cái tâm phải học mới thông tỏ, phải được giáo dục từ người khác. Vì vậy đạo đức mà giai cấp thống trị áp đặt lên ý thức xã hội bằng phương pháp giáo dục cưỡng bức tuyệt nhiên không phải là sự giác ngộ để đạt đến chân tâm được.

 Như vậy, con người một mặt tuân theo đạo đức xã hội, một mặt vẫn thuận theo chân tâm. Dĩ nhiên, không phải lúc nào đạo đức và chân tâm cũng dung hoà với nhau, có lúc chúng đấu tranh với nhau. Đó chính là lý lẽ để giải thích cho việc tại sao người ta vẫn hành động trái với đạo đức, tuy nhiên không phải hành động trái đạo đức nào cũng trái với lương tâm. Chả phải cuộc cách mạng dân chủ đánh đổ nền quân chủ chuyên chế là trái với đạo đức của người xưa, là không làm tròn cái đạo đức “trung với vua, vua là con trời, trời sinh vua trị nước”, thế nhưng cuộc cách mạng đó lại được lương tâm loài người ca ngợi hết mực. 

Đạo đức là vũ khí tinh thần của giai cấp thống trị, chuẩn mực đạo đức của giai cấp thống trị chiếm vị trí chi phối đạo đức xã hội, cho nên đạo đức Hồ Chí Minh là vũ khí tinh thần của “tầng lớp quan chức” cộng sản, dùng để duy trì sự thống trị. Vận động toàn xã hội học đạo đức Hồ Chí Minh, nghĩa là áp đặt xã hội đi theo con đường cách mạng của Hồ Chí Minh, ai chống lại thì là phản động, họ sẽ bị đàn áp không thương tiếc. Nhưng các vị học giả cộng sản có nhận thấy thực tế là kẻ xa rời với đạo đức Hồ Chí Minh nhất lại là các ông quan cách mạng chứ không phải người dân. Mối lợi khiến cho các quan chức Cộng sản tranh dành quyền lực, thanh trừng những người chống đối. Sự sợ hãi khiến họ phục tùng cấp trên một cách tuyệt đối và mù quáng. Thật dễ hiểu khi tại các cuộc họp Đảng uỷ hay các kỳ đại hội, chúng ta thấy các màn kịch dân chủ được diễn ra, chỉ có sự tán dương, nhất trí và phục tùng chứ không thấy có sự phê bình hay phản đối nào cả, tất cả đều thành công “tốt đẹp”, chỉ có bộ mặt đất nước là ngày càng trở nên “không đẹp” chút nào, điều này ai cũng thấy rõ.

Chưa cần phê phán tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nhưng chúng ta cần phải kiên quyết phê phán cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Cuộc vận động đó là một biểu hiện của sự thống trị chuyên chính, là sự chi phối ý thức xã hội bằng quyền uy. Nhưng dù quyền uy đó có lớn đến đâu cũng không thể chiến thắng được ánh sáng của khoa học. Trước ngưỡng cửa của khoa học, ở đây hãy vứt bỏ mọi nghi ngờ, và ở đây mọi sợ hãi phải tiêu tan. Các nhà tiên phong trong thế kỷ ánh sáng đã dạy chúng ta như vậy đấy, họ đã dạy chúng ta cách để đấu tranh với quyền uy. Một người tiêu biểu trong số những con người ấy là ông J. S. Mill, một triết gia người Anh, trong tác phẩm “Bàn về tự do” của mình ông đã vạch rõ bản chất quyền uy của ý thức đạo đức xã hội, những vị học giả cộng sản chắc hẳn đã đọc những lời sau đây của ông: “DDạo đức là chuẩn mực chung của xã hội, là biểu hiện quyền uy của giai cấp thống trị.

Thế nhưng những con người khác nhau lại đòi hỏi các điều kiện khác nhau cho sự phát triển tinh thần của họ: họ không thể tồn tại một cách lành mạnh trong cùng một chuẩn mực đạo đức, giống như mọi loài cây cỏ khác nhau không thể cùng chung một điều kiện vật lý, khí quyển và khí hậu. Cùng một quan niệm đạo đức, đối với người này thì giúp vun đắp bản chất cao cả hơn lên, nhưng đối với người kia lại là thứ gây cản trở. Cùng một lối sống, với người này là phấn khởi lành mạnh, phát huy được mọi khả năng và đem lại niềm vui tột độ, trong khi đối với người khác nó lại như một gánh nặng khổ sở, làm ngưng trệ và đè nát tất cả cuộc sống nội tâm.”

Cùng một quan niệm đạo đức và lối sống, với người này là sự thăng hoa tinh thần thì với người khác nó lại là sự sụp đổ tinh thần. Vì vậy,  đạo đức và lối sống của Hồ Chí Minh chỉ có thể là mẫu mực cho một bộ phận người mà thôi, không thể học và làm theo trong phạm vi toàn xã hội được. Vậy là đã rõ, cuộc vận động toàn Đảng toàn dân và toàn xã hội “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” là một biểu hiện rõ nét nhất của sự phản bội chủ nghĩa Mác, họ đã đi ngược lại khoa học để bảo vệ nền chuyên chính, họ sử dụng hình ảnh của vị lãnh tụ để làm u mê quần chúng và che dấu sự phản bội, họ dùng quyền uy để trấn áp xã hội và chiếm đoạt lợi ích của nhân dân, và họ những người cộng sản,  chính là những kẻ lừa dối siêu hạng.

Đảng DCND, http://ddcnd.org/main/

Hà Nội, ngày 16-9-2007

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.