Hôm nay,  

Bảo Tàng Vatican: Tác Phẩm Kitô Từ Các Nước Truyền Giáo

01/05/200400:00:00(Xem: 4799)
Các tác phẩm Kitô: Phòng cuối cùng của viện bảo tàng trưng bày một số tác phẩm Kitô thuộc các nước truyền giáo.
Một bàn thờ bằng gỗ mạ vàng, chạm trỗ rất tinh vi (Nhật Bản).
Tủ kính X1: Trưng bày các đồ tiểu thủ công nghệ dùng cho công việc phụng tự như đồ trang hoàng bàn thờ, bình, chân nến, bằng gỗ hay bằng gốm vv… (Trung Hoa).
Tủ kính X2: Nhà tạm mạ vàng bằng gỗ sơn mài theo mẫu Tây Âu (Việt Nam) trong số các bức họa đáng chú ý nhất là bức họa "Ngày tận thế" của một họa sĩ Việt Nam thuộc thế kỷ XVII. Tác giả đã dùng các nhân tố Tây Âu và Phật Giáo để vẽ cảnh Ngày tận thế với hỏa ngục, luyện ngục và thiên đàng.
Một thí dụ điển hình khác của nghệ thuật Kitô tại các vùng truyền giáo là bức tranh "bữa tiệc ly" vẽ trên lụa trắng của hoạ sĩ Trung Hoa Vương Tú Đạt. Hai bức vẽ hình Đức Mẹ cũng của họa sĩ. Bức họa cuối cùng là của họa sĩ Nhật Luca Hasegawa diễn tả cảnh Thánh Phanxicô Xavie đến Nhật Bản giảng đạo, các vị tử đạo Nagasaki và Mẹ Maria Nữ Vương Nhật Bản.
Bên ngoài tủ kính nhà tạm (trung Hoa) mô hình các nhà thờ VN, đáng chú ý là mô hình một ngôi chùa dân chúng xây kính LM Faber dòng tên hồi thế kỷ XVII.
Museo Storico (Bảo tàng viện lịch sử):
Năm 1973 Đức Giáo Hoàng Phaolo VI cho mở thêm Viện bảo tàng lịch sử. Đây là một phòng hình chữ nhật dài 105m, rộng 14m chia làm hai phần, trưng bày di tích các phương tiện di chuyển và quân trang, quân dụng của quân đội nước Vatican.
Lối vào có tượng bán thân của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI do Guarino Pocioli tạc năm 1967, trên một cái bàn là mô hình xe lửa đầu tiên vào nước Vatican sau khi tòa thánh và Italia thỏa hiệp Laterano năm 1929.

Phần I
Trưng bày các xe ngựa của các Giáo Hoàng và Hồng Y ngày xưa.
1-2 bên phải dọc theo tường: áo choàng cho ngựa, màu đen thường dùng cho những dịp không long trọng, màu đỏ có trang hoàng rực rỡ dùng cho những dịp lễ lớn, trên nền bên phải và bên trái trưng bày các yên ngựa, gối và túi đeo vv…
3. Trên tường bức vẽ kiệu Thánh Thể nhân dịp Đại hội thánh thể tại Vienne năm 1912.
4. Đoàn hộ tống Đức Giáo Hoàng trước năm 1870.
5. Đức Giáo Hoàng Clement XIV cưỡi ngựa, bên cạnh là hình các Giáo Hoàng du lịch. Ngoài ra còn có các đèn roi ngựa vv…
6. Chiếc xe màu đen đã là phương tiện di chuyển các Giáo Hoàng dùng cho đến thời Đức Giáo Hoàng Piô IX.
7-10 Bên cạnh là các xe khỏe mạnh hơn dùng cho các chuyến đi xa hay đi đường xấu vv… tục tuyền rằng Đức Giáo Hoàng Piô IX đã dùng một trong các xe ngựa này để di chuyển từ Gaera trở về Roma.
11. Xe ngựa Gala màu đỏ và vàng của Đức Hồng Y Lucien Louis Bonaparte (1829-1895) anh họ của hoàng đế Napoleon III có con phượng hoàng huy hiệu của hoàng đế.
12-15 Hai xe ngựa màu đỏ, đen, vàng có ngai, hai xe khác màu đỏ, đen vàng có ngai và lông chim. Vv…
16. Cái xe ngựa đáng chú ý nhất là chiếc xe của Đức Giáo Hoàng Leon XII do ông Gaetano Peroni làm. Nó được các Giáo Hoàng sau này dùng cho đến Đức Giáo Hoàng Piô IX.


17-18. Trưng bày các kiệu- chiếc kiệu bọc nhung đỏ là của Đức Giáo Hoàng Leone XIII đươc các Đức Giáo Hoàng kế tiếp dùng. Chiếc kiệu bằng gỗ giáo dân Napoli dâng tặng Đức Giáo Hoàng Leone XIII nhân dịp kỷ niệm 50 năm chịu chức linh mục đã không được dùng bao giờ.
Giữa phần I và phần II là các cờ đã từng được treo trên chiến thuyền Thánh Phêrô chạy bằng hơi nước thuộc Tòa thánh năm 1860 và các cờ của chiếc thuyền Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Trong viện bảo tàng cũng có mô hình. Đây là chiếc thuyền cuối cùng của lực lượng hải quân Tòa Thánh.

Phần II:
Trưng bày quân trang và quân dụng của các lực lượng quân đội Tòa Thánh ngày 15 tháng 9 năm 1970. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã giải tán hết và chỉ giữ lại đội cận vệ Thụy Sĩ mà thôi.
19. Bên trái bộ quân phục tên gọi là "Quân phục biểu diễn" Pháp thuộc hậu bán thế kỷ XVI.
20. Bên phải bộ quân phục tên gọi là "Quân phục chiếc giáo gẫy". Đội cận Đức Giáo Hoàng đã dùng bộ này cho đến thời Đức Giáo Hoàng Pio VII
21-22: Hai tủ kính dọc tường bên phải trưng bày các mẫu đồng phục của đội quân cận vệ quyền quý. Ngày 14 tháng 7 năm 1801. Đức Giáo Hoàng Pio VII chính thức thành lập đội cận vệ này.
23. Tủ kính trưng bày đồng phục của đội cận vệ Thụy Sĩ
24. Tủ kính trưng bày đồng phục của cảnh sát Tòa thánh (do Đức Giáo Hoàng Pio VII thành lập năm 1816)
25. Tủ kính trưng bày đồng phục đội cận về danh dự (do Đức Giáo Hoàng Pio VII thành lập năm 1850 gồm các người tự nguyện phục vụ trong dinh Vatican cũng như tại các nơi Đức Giaó Hoàng trú ngụ…
các tủ kính khác trưng bày vũ khí đủ loại. Trong số đó có khẩu Chassepor Kal 11 kiểu năm 1866, được quân đội Pháp đem dùng lần đầu tiên năm 1867 tại Mentana, khẩu Carabine Remington kiểu năm 1868 Kak 12 và nhiều loại súng khác.
26. Hiếm có nhất là bộ sưu tầm 78 khẩu Mousqueton kiểu Remington năm 1868 Kal 12 có gain trị cả về phương diện lịch sử cũng như nghệ thuật và kỹ thuật.
27. Tủ kính trưng bày cờ hiệu của đội cận vệ danh dự, những lá cờ này được thấy mỗi khi có Đức Giáo Hoàng mới.
28-29 Hai tủ kính trưng bày đồng phục của các đạo quân Tòa thành thuộc thế kỷ XIX.
30-31 Mũ thuộc thế kỷ XVI-XVII các khí giới khác nhau. Một khẩu bombarde chế tại Torino năm 1836. một khẩu canon 120mm 3 chế tai Torino năm 1820. Đó là tất cả khí giới các đạo quân tòa thánh đã dùng cho đến thế kỷ XIX.
32-34 Bên cạnh là các lá cờ của lực lượng cảnh sát, kỵ binh, pháo binh và đội cận vệ quyền quý tòa thánh. Lá cờ đội cận vệ quyền quý do Đức Giáo Hoàng Piô VII trao năm 1820 và được dùng cho đến năm 1970, khi tất cả mọi lực lượng nói trên bị giải tán, đối diện là cán cỏ, đội cận vệ quyền quý dùng cho đến năm 1820.
Trên tường là chân dung của tất cả mọi vị chỉ huy của đội cận vệ quyền quý và huy hiệu của các giáo hoàng, huy hiệu này cũng được in trên lá cờ của đội cận vệ.
Trong các y phục trưng bày, có y phục của người cầm cờ tòa thánh, ăn mặc ngang hàng với chức trung ương.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.