Hôm nay,  

Nhỏ Mà Gân

07/01/200800:00:00(Xem: 4346)

Đa số không hẳn là đúng. Thiểu số không hẳn là sai. Tôn trọng ý kiến của thiểu số, tôn trọng đối lập là thái độ dân chủ. Bảo lưu ý kiến là quyền dân chủ. Lấy thịt đè người, ỷ mạnh hiếp yếu, bắt thiểu số  phải phục tùng đa số  là hành động không hẳn là dân chủ. Nếu nhìn dân chủ dưới khía cạnh tương đối đó, người ta không lấy gì ngạc nhiên khi thấy hai tiểu bang Iowa và New Hampshire  tuy "nhỏ mà gân", ảnh hưởng rất lớn trong một chuỗi dài bầu cử sơ bộ hai đảng chọn ứng cử viên tổng thống và từ đó ảnh hưởng tối hậu đến cuộc tổng truyên cử, phổ thông đầu phiếu chọn tổng thống Mỹ, trên toàn quốc Hoa kỳ bốn năm một lần.

Đến đây từ bên kia thế giới Đại Đồng của chủ nghĩa CS, Ô Lê Duẩn người đã từng hô hào binh vực cho nền "dân chủ tập trung" của Đảng CS Việt Nam là "vạn lần hơn dân chủ tư sản", hiện hồn về phản đối.  Tại sao tổng thống Mỹ cũng Đảng cử dân bầu, mà "lực lượng thù địch" lại đi chỉ trích Quốc Hội của CS Hà Nội, là cơ quan ngoại vi của Đảng CS, là gia nô của Đảng Nhà Nước CS Hà nội. Nhưng "Anh Ba" lại "mánh mun" không nói Mỹ đa đảng, có hai đảng lớn là Cộng Hòa và Dân chủ. Lưỡng đảng đối lập, kềm chế, cạnh tranh nhau. Mỗi đảng bầu chọn người đưa ra đường lối, chánh sách giải quyết chuyện nước, việc dân hay nhứt để đảng viên chọn  người thích hợp nhứt. Và sau đó người dân Mỹ sẽ tối hậu chọn người làm tổng thống. Còn Đảng CSVN là độc tài, toàn trị, ban chấp hành tự đưa người của mình ra ứng cử, cơ cấu Quốc Hội phải 90% đảng viên, không cho ứng cử viên đối lập ra, không cho ai  cạnh tranh với Đảng. Người dân bị đặt vào thế phải bầu đảng viên CS thôi. Nên nói Quốc Hội CS Hà nội là đảng CS cử, dân Việt Nam phải bầu thì đâu có oan ức gì.

Trở lại Mỹ. Hai tiểu bang Iowa và New Hampshire nhỏ lắm so với các tiểu bang khác và toàn nước Mỹ. Theo tính toán của những chiến lược gia bầu cử của hai đảng Cộng Hòa và Dân chủ [theo thứ tự abc tiếng Việt] Iowa là tiểu bang đứng thứ 23 về diện và thứ 30 về dân số của nước Mỹ; còn New Hampshire, thứ 44  về diện tích, 41 về dân số thôi.  Một Iowa ở miền Trung Tây, kinh tế nông nghiệp, chuyên trồng trọt, một New Hampshire ở Đông Bắc chuyên chăn nuôi và chế biến nông phẩm.

"Ốc tiêu nhưng hai tiểu bang Iowa và New Hamp shire này gân lắm. Đó là người lính gác đứng đầu con đường bầu cử tổng thống Mỹ, người khai pháo lịnh cuộc bầu chọn, tranh đua nhau làm tổng thống Hoa kỳ. Một con đường dân chủ quan trọng nhứt của Mỹ, tức quan trọng nhứt hoàn cầu vì muốn hay không muốn Mỹ vẫn là đệ nhứt siêu cường thế giới. Ảnh hưởng lớn của cuộc bầu cử  sơ bộ của hai tiểu bang nhược tiểu này về vật chất hoàn toàn không tỷ lệ với tầm vóc ảnh hưởng tâm lý, chánh trị của nó trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ trên toàn nước Mỹ. Kết quả bầu cử sơ bộ ở đây không hẳn là chắc, không phải là điều kiện bảo đảm chiến thắng trong các cuộc bầu cử sơ bộ của các tiểu bang khác, đặc biệt như ngày Super Tuesday năm nay nhằm ngày 5  tháng Hai, 24 tiểu bang (gần nửa nước Mỹ) bầu sơ bộ một lượt. Nhưng thường thường chuẩn ứng cử viên nào được Iowa và New Hamshire bầu chọn đứng hàng đầu của hai đảng có rất nhiều hy vọng để thành ứng cử viên tổng thống của hai đảng.

Iowa bầu vào Thứ Năm 3 tháng 1 năm nay và New Hampshire 5 ngày sau đó. Tất cả chuẩn ứng cử viên Cộng Hòa lẫn Dân chủ đều phải đến đây, phải tung vận động viên, tiền bạc, và đích thân đến tay bắt mặt mừng với dân chúng, từ thành thị đến thôn quê. Theo sơ tính các chuẩn ứng cử viên đã  đổ vào Iowa hơn 40 triệu chỉ cho cuộc bầu cử sơ bộ này. 

Cách bầu của hai đảng tại hai tiêu bang này cũng khác nhau nhưng thời tiếc thì gần giống, Iowa thì tuyết dày đặc còn Hamshire thì trắng xóa. Iowa bầu theo kiểu "caucus". Cử tri đoàn đến một lượt để bầu chọn, chớ không đi lẻ tẻ tùy sự thuận tiện trong ngày của mỗi cử tri như các cuộc bầu cử khác. Mỗi đảng năm nay có 1,784 caucus (phòng bầu phiếu).

 Trong cơ hội quan trọng này, phía Đảng Dân Chủ làm khác với Đảng Cộng Hòa. Những vận động viên cho các ứng cử viên Dân Chủ đưa ra đề nghị và thảo luận người mình đề nghị bầu. Mỗi ứng cử viên phải được tối thiểu 15% số phiếu. Nếu không đủ thì những cử tri ủng hộ có 30 phút để suy nghĩ dồn phiếu cho ứng cử viên khác của đảng mình. Nhiều nhà chánh trị học cho rằng thể thức này của Đảng Dân Chủ không dân chủ lắm và dễ tạo nhiều móc nối, trao đổi bất chánh. Nhưng có lợi là ứng cử viên có tỷ số phiếu cao làm lên tinh thần đảng viên và dân chúng. Còn phía đảng Cộng Hòa thì  giản dị, gọn gàng hơn, bỏ phiếu bằng cách giơ tay một lần thôi để chọn.

Trong kỳ bầu củ sơ bộ ở Iowa năm nay, Đảng Dân Chủ nói người tham dự kỷ lục, ít nhứt 227,000  người; và Đảng Cộng Hòa ít nhứt 120,000 người, vượt xa những kỳ bầu năm 2000 và 2004. Một người tham dự  nói với CNN, phòng chật cứng, đầy ắp với một hàng dài đứng ở ngoài. Tin điện báo cho Tòa Bạch Ốc, lúc 7 giờ sáng mà đã có hơn 1,781 người tham dự rồi.

 Kết quả ở Iowa.

Kết quả kiểm của 92% khu vực bầu cử, Đảng Cộng Hòa:  Ô Huckabee, cựu thống đốc Tennesse được ủng hộ  34%,  Romney 25 % và Fred Thompson 13 và  McCain đều 13%.

Và kết quả của 100% khu vực bầu cử, Đảng Dân Chủ:  Obama 38%, John Edwards 30% và Hillary Clinton 29%. 

Bill Schneider, nhà phân tích chánh trị của CNN nhận định về kết quả của Đảng Dân Chủ, "Những con số  nói với chúng ta đó là sự cạnh tranh giữa thay đổi và kinh nghiệm."  Và của Đảng Cộng Hòa, Ô. Huckabee được sự ủng hộ của cử tri Tin Lành phái Phúc Âm và phụ nữ

Năm ngày sau sẽ đến phiên New Hampshire là tiểu bang bầu sơ bộ đầu tiên của Mỹ, đang chờ đợi quần hùng.  Các ứng cử viên có người rút vì thấy không còn hy vọng. Những người còn lại vận động cật lực. Obama và Hillary quyết đấu,  tranh nhau từnf lá phiếu, đối nhau từng lời. TNS McCain bay ngay đi New Hampshire. Cựu TDD Huckabee  mới xuất hiện chỉ có 6 tuần mà đại thắng ở Iowa vận động quên ăn, quên ngủ để bù trừ và mong thắng ở New Hapshire. Còn cử tri  của Đảng Cộng Hòa lẫn Dân Chủ ở New Hampshire nhìn xem. Suy nghĩ, nhận định, chọn lựa,  sẽ trả lời chọn người da màu, da trắng hay phụ nữ làm tổng thống Mỹ.

Vui  thật là vui và hào hứng thật hào hứng. Không một điều đáng tiếc xảy ra dù việc chống, binh ứng cử viên vô cùng sôi nổi, vô cùng nhậy cảm nhưng vô cùng tự do và vô cùng tương kính. Chừng nào nước nhà Việt Nam, chánh trị bầu cử  được như ở Iowa. Chánh quyền vô tư. Trình độ cử tri cao, ứng cử viên vận động cật lực. Giới thiệu, đề cử, tranh luận, biểu quyết minh bạch. Kết quả nói lên quyền làm chủ, vai trò trọng tài tối hậu của đảng viên, của người dân. Kết quả nói lên tánh cương trực của người bỏ phiếu đối với người cần phiếu, tánh lương thiện đối với mình, không nể nang ngay đối người đồng đảng. Kết quả một phần lớn làm đảo lộn nhiều thăm dò và nhận định của nhiều cơ  quan truyền thông thường xem Bà Hillary là người dẫn đầu và đánh giá cao kinh nghiệm.

Trên truyền thông đại chúng truyền thống Mỹ, báo chí, phát thanh, phát hình, và trên truyền thông đại chúng ngoài luồn của người Mỹ, rất nhiều thông tin, nghị luận, nhận định hướng về New Hampshire. Nhiều rất nhiều, ngày nào cũng đầy cả. Không có chuyện "quản lý" báo chí, " quản lý" blogs, "quản lý" người mua sim cards điện thoại, buộc phải đi "lề bên phải" như CS Hà nội đang ra sức làm ở Việt Nam.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.