Hôm nay,  

Vì Quyền Lợi Tranh Cử

30/04/200700:00:00(Xem: 4228)

Một tình cờ đáng ngạc nhiên, đáng  kiểm nghiệm trong kỷ niệm năm thứ 32 ngày Quốc Hận của người Việt tại Mỹ. Người Việt tại Mỹ bây giờ đa số đã thành công dân Mỹ, trong đầu mùa bầu cử tổng thống Mỹ, nhìn chính trường Mỹ thấy rõ tại sao Việt Nam Cộng Hòa bị bức tử, ai đã bức tử VNCH. Thấy như lịch sử Mỹ thời Chiến tranh VN lập lại  trong Chiến tranh Iraq. Thấy qua dư luật ngân sách  bỗ sung kèm theo điều kiện bó buộc rút quân có ấn định thời điểm, thời hạn  mà lưỡng Viện Quốc Hội Mỹ do đảng Dân Chủ kiểm soát vừa mới thông qua.

Dân biểu, nghị sĩ chủ trương và đòi hỏi rút quân dùng diễn đàn lưỡng viện Quốc Hội, dùng truyền thông đại chúng như đem Chiến tranh Iraq về Mỹ, mở chiến trận thu hùng với tổng thống Cộng Hòa trên Đồi Capitol. Tướng tư lịnh chiến trường về nước nhà, mang tiếng nói của những người Mỹ nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc Mỹ, đi xa đánh trận bị át đi giữa những tiếng hò hét của những dân biểu, nghị sĩ chống Chiến tranh Iraq.

Vì quyền lợi tranh cử của đảng phái ở Mỹ, mà đồng minh của Mỹ phải chết, quân đội của Mỹ phải thua. Thua buồn với nỗi buồn nhược tiểu của đồng minh bị Mỹ phản bội; thua buồn với quyền lợi tranh cử của đảng phái ngay tại chính trường nội bộ Mỹ. Chết sinh mạng chánh trị như VNCH. Chết pháp nhân công pháp quốc tế như Trung Hoa Quốc gia ở Đài Loan sau khi Mỹ đi được với Trung Cộng, cắt đứt bang giao với Đài Loan.

Để rồi vài chục năm sau, với độ lùi khá đủ của thời gian, với sự bình tĩnh khá đủ của các học giả, các sử gia, các nhân chứng sống của Mỹ và đồng minh họp lại như cuộc hội thảo mang tên "Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà: Suy ngẫm và tái thẩm định sau 30 năm" (ARVN: Reflections and reassessments after 30 years) ở đại học Texas Tech tổ chức tại Lubbock trong hai ngày 17 và 18 tháng 3 năm 2006. Rồi cùng nhau ngao ngán chánh trị đảng phái Mỹ, đọc điếu văn ca ngợi quốc gia và quân lực đồng minh đang nằm im lặng dười mồ lịch sử của chiến tranh mà nước Mỹ đã can dự. 

Vì quyền lợi tranh cử của đảng phái ở Mỹ, quyền lợi đảng phái Mỹ đạt trên hết, trên  danh dự và quyền lợi quốc gia Mỹ ngay tại cơ quan quyền lực cao nhứt của Mỹ, là Quốc hội liên bang, là chính trường Mỹ cô đọng, thu nhỏ lại. 4 năm chiến tranh, hàng ngàn tỷ đô la tiền đóng thuế của dân Mỹ, sinh mạng trên 3500 người quân nhân nam nữ Mỹ đã hy sinh cho Tổ Quốc Mỹ tại chiến trường Iraq coi như vô ích. Hình ảnh nước Mỹ bị xấu đi, uy danh nước Mỹ bị giảm, bị coi là kẻ phản bội đồng minh, thằng "chạy xịt, kẻ bỏ cuộc", những người đã biểu quyết luật ngân sách coi nhẹ hơn quyền lợi đảng phái trong việc tranh cử.  Hạ đo ván vị tư lịnh tối cao của Quân lực Mỹ vì Ong là tổng thống Mỹ sắp bầu lại. Những lời tuyên bố hùng hồn 4 năm trước đây của những nghị sĩ, dân biểu còn tại nhiệm như của Nghị sĩ Hillary bốn năm trước đây triệt dể ủng hộ việc đưa quân sang Iraq bây giờ đều như mây bay, gió thoảng.

Vì quyền lợi tranh cử của đảng phái ở Mỹ, dân biểu nghị sĩ dùng quyền cấp ngân sách, qua luật ngân sách hay luật ngân sách bỗ sung trực tiếp trói tay tổng thống, tư lịnh tối cao Quân lực Mỹ. Đó là gián tiếp buộc đoàn quân Mỹ đi xa đánh trận theo quân lịnh hợp pháp và họp hiến bốn năm trước, vào ngày cố định đó, trong thời hạn cố định nào đó, phải rút quân như  đoàn quân bại trận rút ra khỏi thành.

Dân biểu nghị sĩ có hàng chục lý do, có hàng trăm lời hay ý đẹp để biện luận. Nào rút quân khỏi Iraq đó là ý kiến của dân mà thông điệp là sự thắng cử của các ứng cử viên Dân Chủ trong kỳ bầu Quốc Hội vừa qua, dù đề tài Chiến tranh Iraq chỉ là một đề tài bên cạnh  nhiều đề tài lớn hơn liên quan các vấn đề nội đia của Mỹ mà đa số ứng cử viên đắc cử đưa ra để thỏa mãn ý đơn vị bầu cử là quận hạt và tiểu bang. Nào là TT Bush đã không nghe tiếng nói của dân; nào vị tư lịnh tối cao quân lực, người chịu trách nhiệm điều hành chiến tranh đường lối đã thất bại. Tiếng nói của tư lịnh  tối cao, các tư lịnh chiến trường chiến trường, cho biết kế hoạch tăng quân đã có hy vọng, rút quân mà chưa chuẩn bị cho đồng minh là một đại họa. Nhưng  không ai đếm xỉa vì quyền lợi tranh cử của phe đảng là chánh, chớ không phải  việc thắng bại ở chiến trường là chánh.

Vì quyền lợi tranh cử của đảng phái ở Mỹ, vấn đề tinh thần sĩ khí Mỹ bị nao núng ở chiến trường do việc ấn định thời biểu rút quân, ít ai đếm xỉa. Máu nước mắt mồ hôi của gần 150,000 quân nhân Mỹ và gia đình, sinh mạnh của gần 3,500 đồng đội đã bỏ mình tại chiến trường nếu rút quân để lại một khoảng trống, sẽ vô nghĩa. Rút quân trong khi chánh quyền đồng minh còn non trẻ, khi quân đội đồng minh chưa đủ tiềm lực bảo quốc an dân, dân chúng chưa bình định, để lại một khoảng trống là đưa đồng minh vào cửa tử. An định rõ rệt ngày giờ và thời hạn rút quân là giúp cho địch kéo dài cuộc chiến, chờ khoảng trống rút quân để thế vào cưỡng chiếm. Nhưng cái đó, không quan trọng bằng quyền lợi đảng phái trong cuộc bầu cử tổng thống đã vào mùa.

Vì quyền lợi tranh cử của đảng phái ở My, nhiệm vụ đại diện dân trở thành thứ yếu, dưới đại diện đảng phái, làm việc tréo cẳng ngổng mà vẫn tĩnh bơ. Cấp ngân sách để tăng quân nhưng kèm điều kiện rút, chưa đánh đã đầu. Sẽ không mâu thuẩn nếu nhìn dước góc cạnh kiếm phiếu. Cấp ngân sách là để kiếm phiếu của người dân ủng hộ quân đội ngoài tiền tuyến. An định rút quân là để kiếm phiếu người chống Chiến tranh, kiếm phiếu người chống đảng Cộng Hòa đã điều hành chiến tranh thất bại. Một mũi tên bắn hai con chim, một mẻ được chì lẫn chài.

Vì quyền lợi tranh cử của đảng phái ở Mỹ, không cần biết dư luật thành hay bại trên phương diện kỹ thuật lập pháp và thi hành. Dân biểu nghị sĩ đa số ở Quốc Hội thừa biết TT Bush sẽ phủ quyết, và cũng thừa biết dù Dân Chủ kiểm soát lưỡng viên Quốc Hội nhưng không đủ túc số, không  thể có đa số tuyệt đối để đánh bại phủ quyết của TT, để dự luật đương nhiên biến thành luật. Thừa biết TT Bush ít nhứt cũng còn đủ ngân sách để điều hành chiến tranh, không rút quân  từ đây cho đến tháng sáu này là thời gian năm tài chánh niên kiệt, ngân sách đã được thông qua hồi năm rồi.

Sau cùng, khá đủ để người Mỹ gốc Việt thua buồn về chánh trị đảng phái Mỹ giết đồng minh, làm thua Quân đội Mỹ trong chiến tranh, ngay tại Mỹ. Làm bạn với Mỹ thì khó, làm kẻ thù thì dễ là lời của TT Nguyễn văn Thiệu ôm hận xuống tuyền đài. Nhưng khó không có nghĩa là không làm được. Không ít  đồng minh có cách để vượt qua nếu có nội lực dân tộc. Do Thái với một nội lực sắt son giữa biện hận thù Hồi giáo, với cộng đồng không lớn lắm ở Mỹ mà tinh thần  đoàn kết, và phương tiện tài chánh dồi dào, đã dùng vận động hành lang để vượt qua mọi mưu toan cúp viện trợ của Mỹ. Đài loan với nội lực dân tộc, với ngoại tệ sở hữu đứng hàng thứ ba trên thế giới (300 tỷ Đô, sau Nhựt và Trung Cộng) Mỹ không thừa nhận mà thừa nhận TC, Đài Loan vẫn giao thương với Mỹ, không có tòa đại sứ, lãnh sứ quán tại Mỹ, nhưng  nhân viên các Phòng Kinh tế và Văn hóa vẫn hưởng qui chế  ngoại giao và Mỹ vẫn bán vũ khi chiến lược mới cho Đài Loan dài, tỏ ý cho TC biết Mỹ sẽ can thiệp nếu TC thôn tính Đài loan.  Nam Hàn nhờ vị trí chiến lược, nhờ tinh thần quốc gia cao, nội lực dân tộc mạnh, có khi biểu tình đòi quân đội Mỹ rút, nhưng Mỹ vẫn nài nỉ ở lại.

Còn người Việt, chưa bao giờ người Việt Quốc gia có một số nhà ngoại giao bình dân, có số cử tri với số phiếu phiếu có thể đóng góp vào việc làm nên chánh quyền Mỹ ở hạ tầng cơ sở như bây giờ. Rút kinh nghiệm bị bức tử vì quá tùy thuộc Mỹ, người Việt trong ngoài nước không chờ Mỹ bật đèn xanh hay đèn đỏ cho cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN. Đứng ngoài tranh chấp đảng phái Cộng Hòa-  Dân Chủ, không để Mỹ vào thọc tay sâu như trong Chiến tranh VN. Vận dụng linh hoạt tranh chấp đảng phái Mỹ để đẩy mạnh cuộc dấu tranh cho tư do, dân chủ, nhân quyền VN. Cuộc đấu tranh cho tư do tôn giáo, bức hình CS bịt miệng LM Lý ở trong nước, dân biểu nghị sĩ Cộng Hòa lẫn Dân Chủ Mỹ đều không bỏ qua với số phiếu của người Mỹ gốc Việt ở Mỹ. Bộ Ngoại Mỹ, Đại sứ Mỹ, và rồi sẽ TT Bush nữa, sẽ phải ở cái thế chẳng đăng đừng, không để yên chế độ CS Hà nội.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.