Hôm nay,  

Đầu Tư Cho Giáo Dục

15/09/200700:00:00(Xem: 2686)

Tựu trường là một kỷ niệm nhớ đời của những trẻ em mới bắt đầu bước vào ngưỡng cửa của cuộc đời, qua trường học. Nhiều ông bà, cha mẹ người Việt ở trong hay ngoài nước dù bận bịu gì cũng cố gáng sấp xếp dẫn cháu con đến trường. Tựu trường thường rơi vào mùa thu là mùa gợi cảm sau kỳ bãi trường nghỉ hè hồi lực cho học sinh. Bài văn về tựu trường về ngày đầu đi học, Impressions d' Automne (Thu Cảm) của  nhà văn Pháp Anatole France,  "Tôi đi Học" của nhà văn VN Thanh Tịnh  mà nhiều người Việt thế hệ thứ nhứt và thứ hai ở hải ngoại hãy còn nhớ, có người còn thuộc lòng luôn. Niềm tin chung đi học là con đường tắt và chắc để rrở thành người tốt, công dân tốt cho gia đình và xã hội. Đầu tư cho giáo dục là một đầu tư toàn diện, hiệu quả thâm hậu, bền vững nhứt của hầu hết chánh quyền đáng gọi là chánh quyền thương dân, yêu nước trên thế giới. Trong mùa đáng ghi nhớ này của  trẻ em VN trong và ngoài nước, thử tìm hiểu nhà cầm quyền CS Hà nội đầu tư cho nền giáo dục VN thế nào  so với  công cuộc đầu tư của chánh quyền tiểu bang Cali và liên bang Mỹ cho nên giáo dục Mỹ và Cali ra sao.

Một, từ ngàn xưa người Trung Hoa cỗ đại đã thấy và biến thành túi khôn muôn đời với câu mà Ô. Hồ chí Minh đã bắt chước, và nói trong thời chiến "Trồng cây mười năm, trồng người trăm năm" ích lợi. Và trong tuyên ngôn thành lập chế độ CS Hà nội, bên cạnh cơm ăn, áo mặt cho người lớn, Ong cũng  hứa hẹn trẻ em có chỗ học hành. Hiến Pháp  của chế độ này dù có tu chỉnh một đôi lần vẫn minh thị khẳng định chế độ giáo dục bó buộc và miển phí cho trẻ em VN đến cấp trung học đệ nhứt cấp của chương trìng trung học phổ thông 12 năm.

Nhưng thực tiễn cuộc sống thật đáng buồn phiền.Sau khi chiếm được cả nước  lúc ăn độn thì không nói làm chi. Nhưng khi mở  trả ruộng lại cho dân làm, mở cửa cho đầu tư ngoại quốc vào, kinh tế có tăng trưởng, ngân sách quốc gia dồi dào, mà  đầu tư cho giáo dục tỷ lệ không cân xứng lắm. Nhiều dấu chỉ cho thấy nhà nước muốn ôm lấy độc quyền giáo dục, không mở rộng cho tư nhân tham gia, không nới rộng cho tự trị đại học, vốn là điều kiện tiên quyết để " khai phóng" trí đức dục, khoa học, kỹ thuật và nhân văn cho dân tộc.

Tin tức của nhiều nguồn tin độc lập cho biết sau 32 năm nhà cầm quyền CS Hà nội thống lãnh cả nước, giáo dục VN là những tin đáng buồn phiền. Mùa tựu trường này phụ huynh học sinh chạy đôn chạy đáo để có tiền mua sắm và đóng học phí va 2nhiều lệ phí không tên cho con mới được học.  Đồng phục tăng từ 5 tới 10% so với năm ngoái. Các loại tập vỡ đã tăng hai lần. Sách giáo khoa năm nào cũng thay đổi chút ít nội dung, nên học sinh không thể sử dụng sách cũ được, phải mua mua với giá mắc hơn năm trước.  Ngoài học phí, phải đóng nhiều lệ phí có tên và không tên. "Quĩ tu sửa nhà trường, vật chất nhà trường, như   bàn ghế, quĩ hội phụ huynh;  quĩ lớp, rồi quĩ cho các cô giáo bảo mẫu; nói chung là đủ các loại quĩ, đủ thứ tiền."Trước đó Bộ Giáo dục " đề xuất" học phí tăng gấp 3 lần, Người dân kêu ca. " Đề xuất đình hỏan và  vấn đề được Bộ nói lại trong mùa tựu trường với lời hứa cho sinh viên vay tiền học sẽ trả sau khi tốt nghiệp.

Một câu hỏi gọn đặt ra. Vậy chớ nhà cầm quyền thu thuế của dân, bán tài nguyên của đất nước, nhận viện trợ để làm gì mà lại bắt trường họ clấy thu của học sinh, sinh viên bù chi cho chi phí giáo dục. Người tìm hiểu một chế độ tốt hay xấu, kinh phí mà gần sách dành cho y tế, giáo dục là yếu tố đánh giá.

Hai, còn ở Cali quê hương mới của người Việt, tiểu bang có cộng đồng người Việt lớn nhứt ở Mỹ và ở hải ngoại chỉ sau công đồng quốc gia ở nước nhà VN, vấn đề đầu tư cho giáo dục Cali cũng được công luận lên tiếng với chánh quyền. Dù thực tế tất cả học sinh đi học trường công không bĩ đóng học phí, lệ phí nào. Trái lại trẻ em gia đình lợi tức khiêm tốn còn được ăn trưa miển phí, học sau giờ miển phí, sách vở miển phí, không phải mua đồng phục. Dù ngân sách Cali thâm thủng, Thống Đốc đang cố gắng cắt xen nhiều thứ chi để quân bình và trả nợ. Thế mà người dân qua truyền thông đại chúng tư do vẫn có y kiến. Rằng theo Hiến Pháp liên bang và tiểu bang, tiểu bang có trách nhiệm phải cung ứng giáo dục phổ thông  cho học sinh trung tiểu học. Giáo dục là  niềm tin và truyền thống Mỹ, giáo dục là niềm hy vọng của người Mỹ, thế mà 50 năm nay chưa thấy đầu tư  đủ cho nền giáo dục. Trường học là nơi làm dân tộc Mỹ vốn đa van hóa, đa sắc tộc, đa nguyên đến với nhau, hòa đồng với nhau. Thế mà chánh quyền Cali, Hành Pháp và Lập Pháp chưa đầu tư đủ cho giáo dục. So với một tiểu bang trung bình của Mỹ, Cali chi 1000 Đô ít hơn cho một học sinh, tức 25 000 Đô ít hơn cho một lớp  25 học sinh. Cali là tiểu bang đầu tư cho giáo dục đứng thứ 34  trong 50 tiểu bang trong khi Cali là tiểu bang giàu mạnh nhứt nhì của Mỹ, kinh tế ngang hay cao hơn nước Pháp.  Chánh quyền Cali lắng ngh một cách nghiêm túc và có nhiều vận động bỗ xung ngân sách giáo dục trong hàng ngũ chánh quyền.

Ba và sau cùng, đã biết không thể so sánh giáo dục của tiểu bang giàu mạnh nhứt Mỹ là một một đệ nhứt siêu cường thế giới với giáo dục của một quốc gia đang phát triễn như VN. Nhưng thiện chí của người năm chánh quyền trong việc đầu tư cho giáo dục là tiêu chí cho thấy chánh quyền đó có vì dân vì nước hay không, có vì tương lai dân tộc hay không.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.