Hôm nay,  

Chánh Yếu Là Đi Bầu

29/10/200400:00:00(Xem: 5214)
Sau cùng rồi ra các diễn văn, lời tuyên bố, tranh luận, truyềøn đơn, bích chương, quảng cáo truyền hình, truyền thành, báo chí, hoan hô đả đảo, chống binh của các ừng cử viên cũng chấm dứt. Sau cùng rồi ra những nỗ lực của các công chức đảm nhiệm chuẩn bị bầu cử, ghi danh bầu cử, tổ chức thùng phiếu, người giữ gởi phiều khiếm diện đi, chuyển phiếu tời điạ điểm bầu cử cũõng xong. Sau cùng rồi những nhân viên an ninh thức cho người dân ngủ, những anh hùng vô danh liều mình trong bóng tối để ngăn chận khủng bố phá hoại bầu cử cũng thành công. Nhưng tất cả những cố gắng, hy sinh đó sẽ mất â nghĩa nếu cử tri Mỹ không đi bầu. Nên dân chủ đại diện Mỹ sẽ mất ý nghĩa nếu người đắc cử chỉ đại diện cho một tỷ lệ cử tri quá thấp trong một cuộc bầu cử tỷ lệ đi bầu quá thấp.

Hai ứng cử viên tổng thống Mỹ TT Bush và TNS Kerry đã có những nỗ lực chưa từng thấy trong tổ chức chiến dịch tranh cử với qui mô lớn, với tính toán tinh vi, với chi phí kếch sù để vận động cử tri đến phòng phiếu -- tự nhiên với hy vọng bỏ phiếu cho mình đắc cử nói riêng, và để giảm đi cái bịnh lơ là đi bầu là cái bịnh hại cho nền dân chủ đại diện My nói chung. Đồng thời trong mùa bầu cử, hai chánh đảng lớn Cộng Hoà, Dân Chủ, các nghiệp đoàn, tổ chức độc lập, kể cả các ban nhạc, các tài tử, các khối sắc tộc đã bỏ ra cả năm tổ chức ghi danh cử tri - già trẻ nghèo giàu - với hy vọng số người tham gia bầu cử tăng lên.

Tại Little Saigon, số cử tri Việt đã tăng lên 16 ngàn người. Tại hải ngoại số cử tri đã lên đến 6 triệu, và có người sợ phiếu bầu khiếm diện gởi về không kịp phải mua giấy máy bay tốn hàng ngàn đồng. Tiểu bang Ohio hàn thử biểu đắc cử của tổng thống Mỹ, Oâng Tổng Thư ký tiểu bang cho biêt số cử tri tăng lên 689 ngàn. Những chi tiết tuy nhỏ đó ù đã nói lên một nỗ lực chung rất lớn trong mùa bầu cử 2004 này. Dân thiểu số, dân đa số, các cơ quan, đoàn thể công tư, trong ngoài chánh quyền đã làm hết sức mình để xây đấp cho nền dân chủ Mỹ. Cũng có tin ghi danh gian lận, phiếu bầu gởi mất một cách cố ý, máy bầu chưa được như ý đi kiện ở Toà. Nhưng những cái tiêu cực ấy quá nhỏ so với những nỗ lực mà nhân dân và chánh quyền Mỹ đã đầu tư để xây dựng cho nền dân chủ đại diện của mình mà cả thế giới đang nhìn vào.

Theo truyền thống bầu cử Mỹ, số cử tri mới tăng thường không đồng nghĩa với số phiếu đi bầu tăng. Thập niên 1990, chương trình Motor Voter giúp cho người xin bằng lái xe ghi danh cử tri luôn. Số cử tri tăng vọt, nhưng tỷ lệ đi bầu không tăng. Lý do vì các tổ chức không theo dõi sát, không thúc đẩy tới cùng cử tri đi bầu. Còn cử tri thì bịnh ghét đi bầu, chán đi bầu, lơ là đi bầu ai lên cũng vậy, không thuyên giảm. Đó là một bịnh trầm kha có 1001 lý cớ, muốn chữa trị, riêng xã hội Mỹ (chánh quyền và nhân dân ) không giải quyết đượïc nếu không có sự cộng tác của cá nhân.

Có điều mừng là năm nay yếu tố cá nhân là động lực không nhỏ trong mùa bầu cử này. Không ai trách yếu tố cá nhân trong chánh trị là việc chung.. Chung mà không riêng là vô hồn; riêng không chung lá ích kỷ. Chủ trương đường lối tranh cử của TT Bush và TNS Kerry đối lập nhau gay gắt. Lập trường giải quyết việc nước, chuyện dân của hai người chia rẽ sâu sắc. Thiên hữu và thiên tả. An ninh ưu tiên cao hơn lạc nghiệp, ngoại giao đơn phương cần hơn đa phương, nên sinh mạng tài sản nhân dân cho ngoại quốc qua cuộc "trắc nghiệm toàn cầu" hay "tiên hạ thủ vi cưòng" quân khủng bố và các nước côn đồ; bảo hiểm toàn dân có khả thi không; nên giao việc quản lý sức khoẻ nhân dân cho tư nhân hay là nên biến thành một hệ thống thư lại của Nhà Nước bao biện; hôn nhân đồng tính, phá thai là sở thích cá nhân hay là vấn đề đạo đức, tôn giáo; giảm thuế để tăng mãi lực kích thích kinh tế hay vấn đề quân bình ngân sách bằng thuế khoá trong thời kinh tế trì trệ và chiến tranh, giải pháp nào hay hơn, Những điểm chánh của chương trình của hai ứng cử viên tổng thống tất cả đều có liên quân đến cuộc sống của mỗi một người Mỹ. Mỗi một người phải đối diện với hoàn cảnh của mình, quyền lợi của mình, nhà nhà mình, của thời đại mình. Một thời đại Mỹ đang bị một hình thái chiến tranh mới thử thách, dó là cuộc chiến bất cân xứng giữa khủng bố lấy cái yếu đánh cái mạnh. Mỗi một người phải đối diện với lưong tâm và tín lý của mình trước những vấn đề gay góc do cuộc sống vật chất gây ra đang ảnh hưởng đến mình, gia đình và xã hội tạo ra mình.

Riêng người Mỹ gốc Việt đến đây đã tròn một thế hệ, từng chứng kiến và tham dự năm bảy kỳ bầu cử trọng đại của Mỹ và cũng của mình nữa rồi. Chữ Việtnamese Amreicans tiếng Anh, chánh quyền, nhân dân, và các môn chánh trị, xã hội, văn học Mỹ dành cho người Việt trong xã hội Mỹ, có chữ Việt. Dù để trươc như một tĩnh từ nhưng vẫn nói lên nguồn gốc, hoài vọng của công dân Mỹ gốc Việt. Mỹ còn thừa nhận sắc thái Việt của người Mỹ gốc Việt, thì cử tri người Mỹ gốc Việt làm gì quên được vận mạng nước non nhà và 80 triệu đồng bào đang sống dưới gọng kềm độc tài đảng ttị Cộng sản toàn diện. Trên 90% người Việt tự xem mình là người có đạo, mà tất cả tôn giáo ở nước nhà đang bị CS áp bức. Đó nhứt định những yếu tố tác động không nhỏ để người Việt ra ứng cử nhiều và cử tri người Mỹ gốc Việt ghi danh đông kỳ bầu cử này. Điều còn lại duy nhứt là đi bầu, rủ nhau đi bầu, nhắc gọi, chở nhau đi bầu ngày 2 tháng 11, nam 2004. Đi bầu là giúp cho cuộc sống người Việt ở Mỹ sống cao đẹp hơn, giúp đồng bào trong nước sớm có tư do tôn giáo và nhân quyền.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.