Hôm nay,  

Nhóm Chống Hoàn Cầu Hóa Họp Về Dân Chủ Tại Vn

13/09/200400:00:00(Xem: 4776)
(VATV-HTĐ) Hàng trăm cơ quan và nhân sĩ hoạt động chống chủ thuyết hoàn cầu hóa từ các quốc gia Á Châu và Âu Châu đã nhóm họp tại Hà Nội trong 3 ngày liên tiếp để thực hiện một việc chưa từng xẩy ra tại Việt Nam. Đó là điễn đàn bàn thảo về vấn đề dân chủ và chủ thuyết hoàn cầu hóa trước buổi họp thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo Âu Á vào tháng 10 sắp tới.
Vấn đề bàn thảo công cộng là một chuyện khó có thể xẩy ra tại Việt Nam vì đường lối cai trị sắt bén từ 1975 và sự thẳng tay với những quan điểm bất đồng của đảng cộng sản.
Các công đoàn, liên hội, tổ chức chính trị và hội đoàn tư nhân từ Á châu và Âu châu đã bàn thảo về "những sự công kích vào Ngân Quỹ Quốc Tế", những nguy hiểm trong việc hoàn cầu hóa và vị trí cá nhân trong xã hội.
Trong 2 ngày đầu, truyền thông báo trí không được tham dự vì lý do thiếu hụt chỗ ngồi, nhưng ngày Thứ Năm, ngày sau cùng của buổi hội thảo, cửa phòng hội nghị được mở rộng cho mọi người tham dự với chủ đề dân chủ hóa và nhân quyền.
Theo cô Deborah Stothard, điều hành viên của cơ quan Altsean-Burma tại Thái Lan cho biết, "Mọi việc rất lạc quan. Tuy mọi người hết sức tôn trọng 'chủ nhà' nhưng họ vẫn thích bàn thảo."
Đã có hơn 500 cơ quan tham dự các cuộc hội thảo tại diễn đàn. Diễn đàn này được thành lập vào năm 1996 theo khuôn khổ của một xã hội dân sự và thường nhóm họp song song với buổi họp thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo các nước trên khắp thế giới, nhưng năm nay đã trở thành điểm hẹn cho các nhân sĩ tranh đấu chống chủ thuyết hoàn cầu hóa.
Đa số những tham dự viên gốc Âu châu từng là những thành viên trong nhóm phản chiến chiến tranh Việt Nam trước 1975; tuy thế, những nhân sĩ tranh đấu cho dân chủ người Á châu cũng cố gắng tìm một vị trí dung hòa để làm việc với nhau.
"Chúng tôi cùng chia sẻ một công tác chung," ông Joon-Beom Bae của Đảng Lao Động Dân Chủ Nam Hàn cho biết. "Mọi người đều nhận thức được rằng ngày nay công tác mà chúng tôi đang đối đầu không thể thực hiện được trên tầm vóc quốc gia."
Trong ngày đầu tiên của buổi họp, mọi người bận rộn chỉ trích và lên án cuộc chiến tại Iraq. Buổi hội thảo về thương mãi quốc tế được nhóm họp vào ngày thứ Tư với chương trình nghị sự về vấn đề Việt Nam đang cố gắng để được chấp nhận vào Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (World Trade Organization "WTO"). Mặc dù Hà Nội mong muốn được tham gia vào WTO sang năm tới, đa số các nhà chuyên môn đều nghĩ rằng Hà Nội sẽ không thành công nhanh chóng như vậy.

"Những cuộc bàn thảo tiến hành rất sôi nổi và cởi mở," ông Pierre Rousset của phong trào chống chủ thuyết hòan cầu hóa Attac bên Tây cho biết. "Nhiều người Á châu dằn mặt với Việt Nam rằng được chấp nhận vào WTO sẽ tốn một giá rất đắt."
Các buổi họp thảo hôm Thứ Năm được diễn tiến rất trung thực và nới rộng trên các đề mục liên quan đến dân chủ và nhân quyền; đây là những vấn đề nhạy cảm đối với một quốc gia đang bị chỉ trích về thành tích vô nhân quyền.
Để bào chữa cho chủ thuyết độc đảng của Việt Nam, Tôn Nữ Thị Ninh, phó giám đốc của Ủy Ban hội đồng lập pháp quốc gia về ngoại giao, đồng ý "Hà Nội vẫn chưa hợp thời lắm." "Nhưng chúng tôi phải bảo vệ quyền lợi cho dân thiểu số," theo bà Ninh. "Tôi thỉnh cầu có được quyền lợi để chúng tôi đương đầu với thử thách ấy và xây dựng nền dân chủ trong hệ thống độc đảng. Đây không phải là việc dễ làm nhưng rất hứng khởi."
Tuy nhiều tham dự viên đã phản đối đường lối chính trị của Việt Nam, đa số đều cố gắng tránh những đối chọi gay gắt với "chủ nhà". Nhiều người cho rằng việc thực hiện diễn đàn hội thảo tại Hà Nội là dấu hiệu cho sự cởi mở của chính quyền Việt Nam.
"Ai ai cũng đều lễ độ, nhưng trong cái lễ độ vẫn có thể đượm nét thử thách," theo cô Hillary Wainwright của Viện Xuyên Quốc Hòa Lan. Còn ông Marco Consolo thuộc nhóm Tái Sáng Lập Đảng Cộng Sản Ý Đại Lợi cho biết, "Diễn đàn này chứng tỏ mọi người đều có cơ hội tham dự. Chúng tôi không muốn bức chế mọi người phải làm theo ý kiến của mình, nhưng chúng ta có thể chia sẻ những nhận thức cá nhân. Mọi người có rất nhiều định nghĩa khác nhau về dân chủ nên tôi rất cảm kích điều ấy."
Thật ra, dân chủ không phải là một sự cấm kỵ mặc dù các tham dự viên người Việt rất mực biện hộ cho chế độ độc đảng của họ. Theo ý kiến của Nguyễn thị Bích Nga từ Thành Phố Đồng Tháp, "Tôi chỉ mong hệ thống chính trị của Việt Nam thay đổi thêm nữa nhưng vẫn không đánh mất nhân dạng của mình. Chủ thuyết tư bản có những điểm rất hay nhưng tôi tôn trọng chế độ độc đảng hơn."
(Lê Thùy Lan chuyển ngữ từ bài viết của Didier Laras trên Agence France Presse phát hành ngày 9 tháng 9, 2004 tại Hà Nội)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.