Hôm nay,  

Di Trú: Xin Chiếu Khán Vào Hoa Kỳ Ngày Càng Khó

11/09/200400:00:00(Xem: 4570)
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc với văn phòng Robert Mullins International gần nhất, hoặc 1-800-411-0495 hay qua e-mail: info@rmiodp.com
Trong thời gian qua, tình trạng xin chiếu khán (visa) nhập cảnh Hoa Kỳ ngày càng khó khăn, nhất là xin chiếu khán "không di dân" theo diện du lịch, công tác, du học, và nhất là bảo lãnh theo diện hôn phu, hôn thê. Trong các buổi hội thoại và các bài viết của Văn phòng Tham vấn Di trú Robert Mullins International, chúng tôi đã đề cập khá nhiều đến diện bảo lãnh hôn phu, hôn thê ở Việt Nam, mà những người được bảo lãnh đã phải trải các cuộc phỏng vấn gay go với các nhân viên đang làm việc tại Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn, một cơ sở ngoại giao bận rộn đứng thứ năm trên thế giới, và có lượng hồ sơ xin chiếu khán không di dân nhiều nhất thế giới. Bài phỏng vấn sau đây liên quan nhiều đến việc xin chiếu khán theo diện du lịch, công tác và du học, do báo The Youth thực hiện, số phát hành ngày 26/8/2004 vừa qua, với các ông Jeffrey C.Schwenk, Trưởng phòng Lãnh sự và ông Trần Doãn Dụ, Phó Lãnh sự về các vấn đề này, và chúng tôi xin trích đăng để rộng đường dư luận....
- Hỏi: Việc xét cấp visa vào Hoa Kỳ trở nên khắt khe hơn trước rất nhiều, tỷ lệ được cấp visa rất thấp, xin các ông cho biết ý kiến về vấn đề này"
- Ông Trần Doãn Dụ cho biết như sau: Sau vụ khủng bố 11/9, các biện pháp an ninh của Hoa Kỳ được tăng cường. Ngoại trưởng Hoa Kỳ, ông Colin Powell, đã chỉ thị chúng tôi thắt chặt các biện pháp an ninh, loại bỏ không cấp visa cho những kẻ khủng bố, tội phạm, nhưng đồng thời bảo đảm chính sách mở cửa, tạo điều kiện để những người đến Mỹ kinh doanh, học tập... Với những người đủ điều kiện cấp visa, chúng tôi sẽ tìm mọi cách để làm thủ tục nhanh nhất cho họ.
- Hỏi: Nhiều người bị từ chối cấp visa có ý kiến rằng việc xét cấp visa hầu như chỉ dựa vào cảm tính của viên chức lãnh sự. Lý do từ chối cấp visa cũng không được giải thích rõ ràng"
- Ông Jeffrey C.Schwenk cho biết: Một số người không biết rằng việc xét cấp visa được dựa trên những quy định luật pháp của Hoa Kỳ, dựa trên hoàn cảnh của từng đương đơn. Do đó, dù nhiều người đi chung một đoàn, có cùng mục đích nhưng hoàn cảnh của mỗi người lại khác nhau. Khi phỏng vấn, viên chức lãnh sự phải xét xem mục đích đương đơn đó khi qua Mỹ sẽ làm gì, sau khi hoàn thành công việc họ có trở về hay không. Các viên chức lãnh sự cũng được đào tạo theo cùng một chương trình như nhau, quyết định của họ được dựa trên cùng một quy định luật pháp của Hoa Kỳ. Cho dù có những viên chức lãnh sự khác nhau phỏng vấn một đương đơn nhưng quyết định của họ cũng sẽ giống nhau mà thôi.
- Ông Trần Doãn Dụ cho biết: Theo yêu cầu của luật pháp, các viên chức lãnh sự buộc phải giả định tất cả những người xin visa không định cư đều có mục đích định cư. Nhiệm vụ của đương đơn là phải chứng minh một cách thuyết phục là họ không muốn định cư.
- Hỏi: Là những người quản lý, các ông có biện pháp nào để bảo đảm hạn chế đến mức thấp nhất những trường hợp mà cảm xúc, tâm trạng... của viên chức lãnh sự tác động khiến họ có những quyết định không công bằng cho một đương đơn"

- Ông Jeffrey C.Schwenk cho biết: Tất cả những viên chức lãnh sự đều được đào tạo ở Washington DC, đến đây họ cũng được đào tạo nên họ rất có chuyên môn. Khi thực hiện công việc phỏng vấn, họ rất ý thức rằng công việc của họ rất quan trọng, không chỉ với đương đơn mà còn với công chúng Mỹ. Vì vậy khi phỏng vấn, viên chức lãnh sự không được để tâm trạng của họ ảnh hưởng đến quyết định. Những người quản lý chúng tôi nếu nhận thấy một viên chức lãnh sự nào đó mệt mỏi hay có tâm trạng không tốt sẽ yêu cầu họ nghỉ ngơi, lấy lại cân bằng trước khi trở lại phỏng vấn. Chưa kể khi từ chối một trường hợp nào đó, viên chức lãnh sự phải ghi chú vào máy tính, các viên chức lãnh sự trên toàn thế giới có thể truy cập đọc những thông tin này. Do đó, khi xét một trường hợp nào đó, viên chức lãnh sự phải quyết định bằng chuyên môn cao nhất. Hơn nữa, quyết định đó còn được người quản lý xét duyệt, nếu quyết định đó không xác đáng sẽ bị xem xét lại.
- Hỏi: Một số công ty du lịch, tư vấn du học có nhận định khôi hài là muốn được cấp visa vào Mỹ thì phải "già và giàu". Theo các ông, nhận định đó có đúng không"
- Ông Jeffrey C.Schwenk cho biết: Đúng là người già có tỷ lệ được cấp visa cao hơn vì họ không có ý định chuyển sang sinh sống ở một đất nước khác cũng như người có nhiều tài sản thì cũng không có ý định bỏ lại tài sản để chuyển sang sinh sống ở một nước khác. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn xem xét dựa trên hoàn cảnh cụ thể của đương đơn. Nhiều du học sinh đã được cấp visa không phải vì họ già hay giàu.
- Hỏi: Nhiều trường hợp học sinh xin cấp visa đi học theo chương trình trao đổi văn hóa giữa hai nước nhưng đã bị từ chối với lý do kế hoạch học tập không thuyết phục. Vì sao, thưa ông"
- Ông Trần Doãn Dụ cho biết: Các trường hợp này cũng được xem xét trên hoàn cảnh cụ thể, mối quan hệ, sự ràng buộc với nơi cư trú, kế hoạch học tập chỉ là một vấn đề. Những học sinh đi học theo chương trình trao đổi văn hóa một năm ở Mỹ khi trở về sẽ phải học lại do chương trình học giữa hai nước không giống nhau. Việc bỏ một năm học như vậy không phải là một quyết định dễ dàng cho nên viên chức lãnh sự phải xem xét kế hoạch học tập đó có thực sự thuyết phục hay không.
- Hỏi: Vì sao một số trường hợp đi học theo chương trình trao đổi văn hóa, sau một năm, các học sinh này ở lại tiếp tục theo học và đã được Cơ quan Di trú ở Mỹ cấp phép nhưng khi trở về xin visa tiếp tục theo học họ vẫn bị từ chối"
Ông Trần Doãn Dụ cho biết: Sở Di trú thuộc Bộ Nội An, quản lý các trường hợp đã vào lãnh thổ Mỹ, trong khi Cơ quan Lãnh sự thuộc Bộ Ngoại Giao, chịu trách nhiệm cấp phép cho những người muốn nhập cảnh vào Mỹ, hai cơ quan này hoàn toàn khác nhau. Những học sinh đi học theo chương trình trao đổi văn hóa, được cấp visa loại J1 khi về có thể xin chuyển sang loại visa F1 để trở lại Mỹ tiếp tục du học. Tôi đã nhận được nhiều câu hỏi về việc các học sinh đi học theo chương trình trao đổi văn hóa ở Mỹ, sau khi học xong có nên trở về để xin đổi visa từ J1 sang F1 hay không" Điều này còn tùy thuộc vào việc khi xin visa J1, học sinh đó trả lời với viên chức lãnh sự như thế nào. Có những em khi xin visa J1 trả lời là chỉ sang Mỹ để học chương trình trao đổi văn hóa thôi nhưng sau đó lại tự đổi visa bên đó để ở lại tiếp tục học. Như vậy là không đúng. Điều này khiến viên chức lãnh sự phỏng vấn mất niềm tin ở đương đơn đó.
- Hỏi: Những học sinh xin visa du học có đặc điểm khá giống nhau, họ đều trẻ, ham học hỏi, các ông có lời khuyên nào dành cho họ"
- Ông Jeffrey C.Schwenk cho biết: Lời khuyên của chúng tôi chung cho tất cả đương đơn chứ không riêng các trường hợp du học là hãy nói sự thật, chúng tôi sẽ xem xét dựa trên những quy định của luật pháp.
Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1110AM, 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: info@rmiodp.com.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.