Hôm nay,  

Thợ Xăm Gỗ Trên Sông

01/06/200200:00:00(Xem: 5467)
Bạn,
Theo báo Tuổi Trẻ, vào mùa hạ với hạn hán kéo dài, có rất nhiều dòng sông đã bị khô cạn, và nhiều dòng sông chỉ còn thoi thóp thở với vài vũng nước ao tù. Đó cũng là thời điểm mà những người làm nghề xăm gỗ vào cuộc. Họ xăm tìm những khúc gỗ ngã đổ từ thượng nguồn trôi xuống để đem bán cho lái gỗ. Hạ tuần tháng 5 vừa qua, trên một đoạn sông thuộc tỉnh Bình Thuận, phóng viên báo TT đã chứng kiến cảnh tượng mưu sinh đầy gian khổ của những người thợ xăm gỗ và đã ghi lại qua đoạn ký sự như sau.
Sông Phan là một nhánh của sông La Ngà, chảy xuôi qua các huyện Tánh Linh, Hàm Tân, Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) rồi đổ ra biển Đông. Dòng sông này luôn tiếp nhận những cơn lũ quét kinh hoàng. Bao năm qua nơi đây cũng tiếp nhận khá nhiều gỗ ngã đổ từ đầu nguồn trôi xuống, vùi lấp có khi đến 3-4 mét bùn, đất. Theo lời mách của một người xăm gỗ tên là Lê Gia Tâm, phóng viên TT lội bộ men theo bờ sông Phan chỉ một đoạn khoảng 7 km qua các xã Tân Lập, Tân Thuận đã đếm được hơn 20 nhóm đang trần lưng, lặng mắt dõi theo từng dấu xăm dưới đáy sông kiệt nước.
Một người thợ tên là Phạm Lang chua chát kể đoạn trường “học phí” bỏ ra quá đắt khi theo nghề này. Hơn nửa tháng qua mỗi ngày anh chỉ kiếm được hơn 10 ngàn đồng. Nắng rát nên nông nhàn, ba anh em Phạm Lang rủ nhau xuống sông Phan gia nhập nghề xăm gỗ. Ngày đầu chân ướt chân ráo ba anh em mừng tít mắt khi xăm đụng gỗ. Bốn ngày trời làm quần quật quên cả nghỉ trưa cuối cùng thu hoạch của ba anh em chỉ là “miếng thớt” mặt 60 cm dài cỡ 1 m, trị giá chưa tới 200 ngàn đồng. Lần thứ hai rút kinh nghiệm, học cách làm ăn của mấy nhóm khác xăm dày và xăm chặn có vẻ khả quan hơn khi trục được lóng gỗ sao dài hơn 4 mét, nhưng bị rỗng ruột. May mà họ xăm trúng được hai dây xích xe cẩu, bán sắt phế liệu được gần 100 ngàn đồng gỡ gạc.

Theo những người có kinh nghiệm, ngoài phương pháp xăm dày, xăm chặn thì xăm tới đâu phải dùng búa gõ theo tới đó. Tiếng kêu nặng là dự báo có thể ngon lành, còn nhẹ hoặc rè thì nên liên lạc trước với các lò gạch trong vùng để bán củi đốt. Hay khi xăm trúng gỗ, kiểm tra đầu xăm trơn chắc chắc là đầu lông, có mùi thì hoặc là cây mới ngã hoặc lại gỗ tạp...Ngoài chuyện may rủi như “mò kim đáy bể”, nghề xăm gỗ luôn đối mặt với nguy hiểm. Giữa tháng 5 vừa qua, Hạnh, Hưng ở nhóm khai thác sát cầu sông Phan bên Quốc lộ 1 A bị dập cả bàn tay khi cố nâng một lóng dầu nước nặng như sắt nguội, còn Út Khánh ở nhóm Lập Sơn bị đất sụt đè may mà thoát chết.
Bạn,
Báo TT kể lại chuyện một thợ xăm tên là Lê Gia Tâm, ngụ ở Tân Lập, Hàm Thuận Nam, Bình Thuận, từng có thời gian là một thợ rừng khét tiếng với nhiều chiêu qua mặt, trốn tránh kiểm lâm, thì gần ba năm qua, Tâm đã chính thức tuyên bố “rửa cưa, gác búa” trên rừng, xuống sông làm nghề xăm gỗ. Lê Gia Tâm cho biết chưa có năm nào nghề xăm trúng như năm nay và sông Phan thu hút khá đông lao động mới vào nghề. Theo thợ xăm này, lái gỗ thường hay ép, mỗi lần có lóng to là họ đưa ra điều kiện phải có dấu búa kiểm lâm thì mới dám mua. Tâm than: Ai đời trục gỗ dưới sông cũng đòi đóng búa, kiểm lâm tịch thu là xong. “Ăn của rừng rưng rưng nước mắt”, giành giật gỗ với hà bá cũng cực khổ không kém, thế nhưng những người làm nghề xăm gỗ vẫn phải chấp nhận bao hiểm nguy, khốn khổ để sống qua ngày.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.