Hôm nay,  

Chuyện Ở Làng Ăn Mày

6/2/200600:00:00(View: 2394)

Bạn,

Tại khu vực phía Bắc của miền Trung, lâu nay, trong dư luận vẫn lưu truyền tin đồn có một ngôi làng ở xã Quảng Thái, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, chuyên nghề ăn mày. Vài người trong giới "cái bang" cho rằng người làng Quảng Thái đi ăn mày là do trong làng có đền thờ ông tổ cái bang và ăn mày là tập tục không thể thiếu ở làng này để nêu cao đức tính chắt chiu, dè xẻn. Chuyện  về làng ăn  mày này được 1 phóng viên báo SGGP ghi lại qua đoạn ký sự như sau.

Chiều tắt nắng, phóng viên cùng 1 viên chức xã đi thăm làng. Bác bỏ lập luận biện hộ mang đầy chất sĩ diện, viên chức này khẳng định: "Cả xã chỉ có 2 đền thờ ông Tô Chính Đạo và Ngư Ông, chẳng ai thờ ông tổ nghề ăn mày nào cả". Sự thật là thập niên 80-90, do 2 trận bão liên tiếp (80% ngư dân mất trắng tài sản), các hợp tác xã tan rã do mất thị trường Đông Âu nên cả làng phải xuôi Nam. Lúc đó, xã đã tính được có đến 800 người vào Nam mưu sinh. Cho đến nay thì toàn xã có 3 ngàn 369 người trong tuổi lao động, nhưng chỉ có 2 ngàn 463 người có việc làm ổn định, còn lại thì xuôi Nam.

Phóng viên đến nhà vợ chồng anh Trần Công Cảnh-Nguyễn Thị Hồng và ghi nhận không khí đau buồn đang đè nặng cả gia đình họ. Chị Hồng thút thít: "Cháu Trần Thị Hồng Nga vì thương chúng em nghèo nên chấp nhận lời đề nghị của ông Trần Kim Th. theo chân các "đồng hương" xuôi Nam bán vé số. Hôm đó là sau Tết Bính Tuất, vợ chồng em đi làm về thì cháu đã theo ông Th. lên xe rồi. Sau này, theo lời cháu kể thì ông Th. lại bán cháu cho một người tên Hòa (xã Quảng Lợi) và bị buộc phải đi xin ăn mỗi ngày, còn bị đánh đập tàn bạo lắm. Sau đó Công an TPSG bắt được tên Hòa, thì ra hắn giả mù lòa. Cháu Nga, con chúng em, được gửi vào trường Thiếu niên 3 ở Gò Vấp. Vợ chồng em đã hai lần bán hết tài sản được 1.5 triệu/lần để vào lãnh con ra nhưng lần thì thiếu giấy tờ, rách nên người ta không cho nhận. Nay bọn em đã làm lại giấy tờ muốn vào đón con lắm mà không còn gì để bán. Bác ơi, bác có cách nào giúp đỡ để gia đình chúng em sum họp" Tội Nga lắm, cháu đang đi học lớp 3 ngoài này".

Bạn,

Cũng theo SGGP, với 30% dân số sống dựa vào nông nghiệp, 60% sống bằng nghề biển bấp bênh, chuyện xuôi Nam của người dân Quảng Thái diễn ra đều đặn theo chu kỳ: Mùng 4 Tết hàng năm, có 4 xe ca loại 50 chỗ (chở khoảng 100 người/xe) đón khách tận xã. Giữa năm, những lao động nào kiếm được nhiều tiền sẽ về thăm quê. Theo tìm hiểu của phóng viên, rất nhiều lao động ở Quảng Thái đang làm các công việc như bán vé số, bán báo, bán hàng rong... ở các địa phương phía Nam, đặc biệt là TPSG. Cũng có một số ít "đeo bám" nghề ăn xin. Và lý do chính để người Quảng Thái rời quê hương vẫn là thiếu việc làm ổn định.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.