Hôm nay,  

Nghề Rao Mõ Làng

11/14/199900:00:00(View: 8297)
Bạn thân,
Một thời bạn ưa giễu về nghề báo của bạn y hệt như một thằng mõ làng... Chỉ có phần nào đúng thôi nhé, bởi vì nghề mõ chỉ là tiếng nói thông tin của lý trưởng, còn bạn thì “thông tin cho sự thật” như kiểu bạn nói. Bạn xa nước lâu rồi, nên chữ nghĩa không chỉnh đâu. Để tôi trích đoạn bài nghiên cứu về nghề mõ cho bạn đọc, như sau.
Hiện nay, chưa tìm được một tư liệu thành văn nào có tính chất hành chính quốc gia, là lệnh chỉ của vua chúa về việc các làng xã phải có mõ, quy định về chức phận và phạm vi hoạt động của mõ làng. Cũng không có một truyền thuyết hoặc giai thoại nào nói về sự ra đời của nghề rao mõ. Gần đây, trên tạp chí Xưa và nay số 2 (12) tháng 2-1995, hai nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Sự và Nguyễn Xuân Diện cho rằng: “Có hai tư liệu rất quan trọng giúp “xác định niên đại” của nhân vật này là: Hồng Đức Quốc Âm thi tập và vở chèo cổ Quan Âm Thị Kính. Trong Hồng Đức Quốc Âm thi tập (ở phần phụ lục) có bài Thằng mõ... Mẹ Đốp trong chèo cổ Quan Âm Thị Kính là một vợ mõ, mà vở chèo này ra đời vào thế kỷ 15 là điều đã được khẳng định từ lâu.
Hai tư liệu này cho phép khẳng định nhân vật mõ ra đời trước khi nó được đưa vào văn học rất lâu. Vì rằng, nhân vật mõ ở đây không còn là kết quả của phản ánh bình thường, mà nó đã trở thành một ấn tượng đã quá quen thuộc và đáng ca ngợi (đó cũng là cảm hứng chủ đạo của tác giả khi viết bài thơ Thằng mõ... trong Hồng Đức Quốc âm thi tập). Và hơn thế nữa, hình tượng thằng mõ còn được quần chúng lựa chọn để bày tỏ, gửi gắm khát vọng tự do của mình (chèo cổ Quan Âm Thị Kính). Có thể nói nhân vật mõ gắn liền với cái đình làng”.
Qua khảo sát bước đầu, chúng tôi nhận thấy, hầu hết các làng Việt ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ, trừ những làng mới thành lập hoặc quá nghèo, đều từng có người rao mõ. Tuy vậy, có một điểm chung nhất, tất cả họ đều là dân ngụ cư. Phải chăng đó là do quan niệm về nghề nghiệp của người xưa" Bởi lẽ, tập thể dân làng, trước tiên, loại trừ khỏi lòng nó tất cả những ai là dân ngụ cư. Xưa kia, muốn trở thành dân “chính cư”, người ngụ cư phải thỏa mãn ít nhất hai điều kiện: đã cư trú trong làng được ba đời và có chút ít điền sản. Điều kiện thứ hai có thể chỉ là đặc điểm của một xã hội tiểu nông, trong đó quyền tư hữu đối với một mảnh đất canh tác nho nhỏ đã trở thành tiêu chuẩn làm người. Còn điều kiện thứ nhất, phải chăng, đấy lại là bản năng tự vệ của từng cộng đồng trồng trọt sống trên địa bàn hạn hẹp, luôn luôn phải đương đầu với áp lực dân số và tình trạng thiếu hụt đất canh tác" Dù sao đi nữa, trong làng, người đến ngụ cư phải gánh một thân phận thấp kém, bị dân làng khinh miệt, chỉ được dựng nhà ở rìa làng, không được vào giáp, không được tham gia mọi công việc tại đình, không được hưởng quyền lợi ruộng công, thường sống bằng nghề làm thuê, rao mõ...
Thời điểm nghề mõ ra đời cùng đặc trưng của nó cho phép khẳng định, tổ chức làng xã lúc đó đã đạt được một sự ổn định nhất định về cơ cấu. Và, mõ cũng chỉ có ở cấp làng chứ không có mõ xóm, mõ tổng hay huyện, phủ, tỉnh...

Nhiệm vụ, vị trí của người rao mõ
Người rao mõ thường bị khinh miệt gọi là “thằng mõ”, có vai trò quan trọng trong thông tin bằng miệng của xã hội Việt Nam qua nhiều thế kỷ, khi các phương tiện thông tin đại chúng chưa phát triển. Cầm cái mõ làm bằng gộc tre khô và cái dùi tre trong tay, người rao mõ đánh một hồi cho mọi người chú ý lắng nghe rồi dõng dạc cất tiếng “rao” cho cả xóm, cả làng biết tin tức hoặc mệnh lệnh mà nhà chức trách muốn thông báo. Thí dụ, khi muốn thông báo cho dân làng biết lệnh cấm thả trâu làm hại đồng lúa, lý trưởng sai “thằng mõ” đi từ đầu làng đến cuối làng, rao câu sau đây:
Lẳng lặng mà nghe
Cấm trâu ăn kẹ,
Cấm nghé băng đường,
Cấm ruộng, cấm mương
Nhược bằng ai cố ý không nghe
Quan viên thì bắt vạ
Dân đinh thì phạt đòn…

Nhờ người rao mõ mà dân làng không những biết mệnh lệnh của lý trưởng mà còn biết chiếu chỉ của vua, không những biết tin tức trong làng mà còn biết tin tức trong nước. Người rao mõ là “chân rết” của hệ thống thông tin của triều đình, là nhân viên thông tin nửa chuyên nghiệp trong xã hội Việt Nam ngày trước. Khác với gia nô, tá điền - những người làm cho một ông chủ hoặc vài ông chủ nhất định, mõ không phải là của riêng ai, mà của cả làng, gánh trách nhiệm mà cả làng giao phó. Mõ là người lao động, nhưng lao động của mõ là lao động “dịch vụ” chứ không phải lao động sản xuất. Do vậy mõ không liên quan nhiều và trực tiếp tới vấn đề ruộng đất và công cụ lao động.

Mõ không phải chỉ phục vụ cho lý trưởng và chức dịch trong làng xã, mà cho cả cộng đồng. Khi làng vào đám, cả gia đình nhà mõ được huy động ra “việc làng”. Khi chia phần, dân làng chia cho mõ một cỗ riêng, nếu ăn không hết thì mang về.
Mõ đứng ngoài các cuộc tranh chấp giữa các phe, giáp trong làng xã. Lý trưởng này đổ, lý trưởng khác sẽ thay thế, nhưng vẫn cần đến mõ và không vì thế mà thay mõ. Do “gần gũi” các chức dịch, mõ biết rõ nội dung của các cuộc tranh giành giữa các cá nhân hay dòng họ, nhưng mõ không ủng hộ một cá nhân hay phe cánh nào. Mõ không có hành vi tiêu cực trong đời sống cộng đồng.
Người làm mõ bị dân làng khinh rẻ, xa lánh, nhưng không ai căm ghét như là đối với bọn trộm cắp, lưu manh và cũng không ai muốn quan hệ với họ. Con cái mõ không được phép đi học, khi lớn lên cũng chỉ được lấy vợ, lấy chồng con nhà mõ. Vô hình trung, nghề mõ trở thành cha truyền con nối.
Nghề mõ và người làm mõ có lẽ là sản phẩm đặc thù của làng xã người Việt, chủ yếu ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Nghiên cứu nghề mõ chắc chắn sẽ làm sáng tỏ nhiều vấn đề về cơ cấu tổ chức, sự vận hành và đời sống của làng Việt nói chung.

Bạn thân,
Nhà báo như bạn không bị ép ngụ cư rìa làng, không bị buộc kết hôn cùng “làng mõ,” không làm tay chân cho lý trưởng... Hạnh phúc như vậy còn đòi gì. Biết rằng bạn không giàu, nhưng chỉ cần giàu niềm vui cũng đủ. Đâu có phải như tôi, tìm đâu ra chỗ mà làm được điều vui thích trên quê mình...

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Phế liệu liên tục vào Việt Nam... Tuy nhiên, có một phế liệu khổng lồ mà chẳng ai nhắc tới: chủ nghĩa xã hội kiểu Mác-Lê-Mao-Hồ vẫn còn nhức nhối.
Vậy là phải giảm bớt tệ nạn rượu bia, trước tiên là hạn chế quảng cáo. Báo Nghệ An kể: Thường trực Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội đã thống nhất với quy định "cấm quảng cáo rượu, bia trên 15 độ cồn".
Cháy một nhà nhưng hại tới mấy chục gia đình… Đó là trường hợp ở Hà Nội. Bản tin VietnamNet kể: Biển lửa thiêu rụi nhà trọ ông Hiệp 'khùng', 70 người thành vô gia cư. Ngọn lửa lớn thiêu rụi 24 căn phòng nhà trọ của ông Nguyễn Thế Hiệp (Đê La Thành, Hà Nội), sau một đêm hơn 70 người đang được ở miễn phí nhà ông trở thành vô gia cư.
Giáo dục là đề tài đang được quan tâm. Do vậy, Giải Sách Hay 2018 trao cho 2 cuốn sách về dạy con.
Môi trường là nan đề nhức nhối. Báo Người Đô Thị kể: “Nguồn nước cho cư dân Sài Gòn: Ô nhiễm cấp độ mới, xử lý an toàn nhưng vẫn... lo.”
Giáo dục, giáo dục... Tới lúc cần nhìn lại, từ nhiều hướng. Bản tin SOHA kể: Giảng viên trường Sư phạm: Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại dựa vào mô hình quá cũ, đã bị vượt qua.
Thịt chó, thịt chó, thịt chó... Bỏ thì bỏ, khó gì đâu... Vậy là, Hà Nội bây giờ mới ý thức rằng cần phải dẹp bỏ thực đơn thịt chó.
Có những người uy quyền hơn công an... thí dụ như ở tỉnh Gia Lai, bà giữ xe trước cổng có quyền lực gọi là siêu tốc để làm giấy tờ...
Hóa ra còn có chuyện chữ Mường... Các nhà nghiên cứu nghĩ ra chữ Mường, nhưng dân sắc tộc Mường đa số không biết chữ này. Thôi thì, phải học cả 2 thứ chữ: Việt và Mường?
Thần lửa vẫn gây kinh hoàng… Có vẻ như vấn đề an toàn không được chú ý… Báo Tiền Phong kể: Hiện trường vụ cháy kinh hoàng tại quán bar trung tâm Đà Nẵng… Đến 9h30 sáng nay, lực lượng chức năng đã cơ bản khống chế được đám cháy xảy ra tại quán bar Leo tại số 15-17 (đường Lê Duẩn, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng). Thông tin ban đầu, vụ cháy không có thiệt hại về người, nhưng toàn bộ quán bar bị thiêu rụi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.