Hôm nay,  

Nghề Rao Mõ Làng

14/11/199900:00:00(Xem: 8307)
Bạn thân,
Một thời bạn ưa giễu về nghề báo của bạn y hệt như một thằng mõ làng... Chỉ có phần nào đúng thôi nhé, bởi vì nghề mõ chỉ là tiếng nói thông tin của lý trưởng, còn bạn thì “thông tin cho sự thật” như kiểu bạn nói. Bạn xa nước lâu rồi, nên chữ nghĩa không chỉnh đâu. Để tôi trích đoạn bài nghiên cứu về nghề mõ cho bạn đọc, như sau.
Hiện nay, chưa tìm được một tư liệu thành văn nào có tính chất hành chính quốc gia, là lệnh chỉ của vua chúa về việc các làng xã phải có mõ, quy định về chức phận và phạm vi hoạt động của mõ làng. Cũng không có một truyền thuyết hoặc giai thoại nào nói về sự ra đời của nghề rao mõ. Gần đây, trên tạp chí Xưa và nay số 2 (12) tháng 2-1995, hai nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Sự và Nguyễn Xuân Diện cho rằng: “Có hai tư liệu rất quan trọng giúp “xác định niên đại” của nhân vật này là: Hồng Đức Quốc Âm thi tập và vở chèo cổ Quan Âm Thị Kính. Trong Hồng Đức Quốc Âm thi tập (ở phần phụ lục) có bài Thằng mõ... Mẹ Đốp trong chèo cổ Quan Âm Thị Kính là một vợ mõ, mà vở chèo này ra đời vào thế kỷ 15 là điều đã được khẳng định từ lâu.
Hai tư liệu này cho phép khẳng định nhân vật mõ ra đời trước khi nó được đưa vào văn học rất lâu. Vì rằng, nhân vật mõ ở đây không còn là kết quả của phản ánh bình thường, mà nó đã trở thành một ấn tượng đã quá quen thuộc và đáng ca ngợi (đó cũng là cảm hứng chủ đạo của tác giả khi viết bài thơ Thằng mõ... trong Hồng Đức Quốc âm thi tập). Và hơn thế nữa, hình tượng thằng mõ còn được quần chúng lựa chọn để bày tỏ, gửi gắm khát vọng tự do của mình (chèo cổ Quan Âm Thị Kính). Có thể nói nhân vật mõ gắn liền với cái đình làng”.
Qua khảo sát bước đầu, chúng tôi nhận thấy, hầu hết các làng Việt ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ, trừ những làng mới thành lập hoặc quá nghèo, đều từng có người rao mõ. Tuy vậy, có một điểm chung nhất, tất cả họ đều là dân ngụ cư. Phải chăng đó là do quan niệm về nghề nghiệp của người xưa" Bởi lẽ, tập thể dân làng, trước tiên, loại trừ khỏi lòng nó tất cả những ai là dân ngụ cư. Xưa kia, muốn trở thành dân “chính cư”, người ngụ cư phải thỏa mãn ít nhất hai điều kiện: đã cư trú trong làng được ba đời và có chút ít điền sản. Điều kiện thứ hai có thể chỉ là đặc điểm của một xã hội tiểu nông, trong đó quyền tư hữu đối với một mảnh đất canh tác nho nhỏ đã trở thành tiêu chuẩn làm người. Còn điều kiện thứ nhất, phải chăng, đấy lại là bản năng tự vệ của từng cộng đồng trồng trọt sống trên địa bàn hạn hẹp, luôn luôn phải đương đầu với áp lực dân số và tình trạng thiếu hụt đất canh tác" Dù sao đi nữa, trong làng, người đến ngụ cư phải gánh một thân phận thấp kém, bị dân làng khinh miệt, chỉ được dựng nhà ở rìa làng, không được vào giáp, không được tham gia mọi công việc tại đình, không được hưởng quyền lợi ruộng công, thường sống bằng nghề làm thuê, rao mõ...
Thời điểm nghề mõ ra đời cùng đặc trưng của nó cho phép khẳng định, tổ chức làng xã lúc đó đã đạt được một sự ổn định nhất định về cơ cấu. Và, mõ cũng chỉ có ở cấp làng chứ không có mõ xóm, mõ tổng hay huyện, phủ, tỉnh...

Nhiệm vụ, vị trí của người rao mõ
Người rao mõ thường bị khinh miệt gọi là “thằng mõ”, có vai trò quan trọng trong thông tin bằng miệng của xã hội Việt Nam qua nhiều thế kỷ, khi các phương tiện thông tin đại chúng chưa phát triển. Cầm cái mõ làm bằng gộc tre khô và cái dùi tre trong tay, người rao mõ đánh một hồi cho mọi người chú ý lắng nghe rồi dõng dạc cất tiếng “rao” cho cả xóm, cả làng biết tin tức hoặc mệnh lệnh mà nhà chức trách muốn thông báo. Thí dụ, khi muốn thông báo cho dân làng biết lệnh cấm thả trâu làm hại đồng lúa, lý trưởng sai “thằng mõ” đi từ đầu làng đến cuối làng, rao câu sau đây:
Lẳng lặng mà nghe
Cấm trâu ăn kẹ,
Cấm nghé băng đường,
Cấm ruộng, cấm mương
Nhược bằng ai cố ý không nghe
Quan viên thì bắt vạ
Dân đinh thì phạt đòn…

Nhờ người rao mõ mà dân làng không những biết mệnh lệnh của lý trưởng mà còn biết chiếu chỉ của vua, không những biết tin tức trong làng mà còn biết tin tức trong nước. Người rao mõ là “chân rết” của hệ thống thông tin của triều đình, là nhân viên thông tin nửa chuyên nghiệp trong xã hội Việt Nam ngày trước. Khác với gia nô, tá điền - những người làm cho một ông chủ hoặc vài ông chủ nhất định, mõ không phải là của riêng ai, mà của cả làng, gánh trách nhiệm mà cả làng giao phó. Mõ là người lao động, nhưng lao động của mõ là lao động “dịch vụ” chứ không phải lao động sản xuất. Do vậy mõ không liên quan nhiều và trực tiếp tới vấn đề ruộng đất và công cụ lao động.

Mõ không phải chỉ phục vụ cho lý trưởng và chức dịch trong làng xã, mà cho cả cộng đồng. Khi làng vào đám, cả gia đình nhà mõ được huy động ra “việc làng”. Khi chia phần, dân làng chia cho mõ một cỗ riêng, nếu ăn không hết thì mang về.
Mõ đứng ngoài các cuộc tranh chấp giữa các phe, giáp trong làng xã. Lý trưởng này đổ, lý trưởng khác sẽ thay thế, nhưng vẫn cần đến mõ và không vì thế mà thay mõ. Do “gần gũi” các chức dịch, mõ biết rõ nội dung của các cuộc tranh giành giữa các cá nhân hay dòng họ, nhưng mõ không ủng hộ một cá nhân hay phe cánh nào. Mõ không có hành vi tiêu cực trong đời sống cộng đồng.
Người làm mõ bị dân làng khinh rẻ, xa lánh, nhưng không ai căm ghét như là đối với bọn trộm cắp, lưu manh và cũng không ai muốn quan hệ với họ. Con cái mõ không được phép đi học, khi lớn lên cũng chỉ được lấy vợ, lấy chồng con nhà mõ. Vô hình trung, nghề mõ trở thành cha truyền con nối.
Nghề mõ và người làm mõ có lẽ là sản phẩm đặc thù của làng xã người Việt, chủ yếu ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Nghiên cứu nghề mõ chắc chắn sẽ làm sáng tỏ nhiều vấn đề về cơ cấu tổ chức, sự vận hành và đời sống của làng Việt nói chung.

Bạn thân,
Nhà báo như bạn không bị ép ngụ cư rìa làng, không bị buộc kết hôn cùng “làng mõ,” không làm tay chân cho lý trưởng... Hạnh phúc như vậy còn đòi gì. Biết rằng bạn không giàu, nhưng chỉ cần giàu niềm vui cũng đủ. Đâu có phải như tôi, tìm đâu ra chỗ mà làm được điều vui thích trên quê mình...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tưng bừng khói thuốc... Tại Việt Nam, thuốc lá hút tưng bừng. Bản tin Infonet kể: Những con số báo động với người hút thuốc lá... Không nguy hiểm tức thời giống những căn bệnh hiểm nghèo khác nhưng những người hút thuốc lá sẽ phải đối mặt với hàng loạt chất độc trong khói thuốc lá gây nên những con số kinh hoàng với những căn bệnh quái ác.
Tăng trưởng, tăng trưởng... Báo Đầu Tư Chứng Khoán kể: Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2018 ước tính tăng 6,88% so với cùng kỳ năm trước, tuy thấp hơn mức tăng 7,45% của quý I, nhưng cao hơn mức tăng 6,73% của quý II, cho thấy nền kinh tế vẫn giữ được đà tăng trưởng.
Bệnh lạ, bệnh dữ... Dân Sài Gòn báo động... Bản tin TTXVN kể: Trẻ bị tay chân miệng trở nặng vì chủng vi rút nguy hiểm tái xuất hiện. ...Theo Trung tâm Y tế dự phòng TP Sài Gòn, số ca nhập viện do tay chân miệng tăng nhanh trong những tuần gần đây. Trung bình mỗi tuần thành phố ghi nhận 286 ca, tăng 47% so với 4 tuần trước đây. Tổng số ca bị tay chân miệng ghi nhận được tại TP Sài Gòn từ đầu năm đến nay là 3.195 ca.
Chim trời bị bắt... sẽ tới một thời Việt Nam không còn chim nào nữa... Bản tin Infonet kể: Chim trời nằm la liệt dọc đường, tràn lan ở chợ và trên... bàn nhậu.
Một đại lễ không được truyền thông chú ý nhiều, nhưng rất nặng nghĩa tình dân tộc: Bản tin TTXVN kể rằng: Tối 25/9 (tức 16/8 âm lịch), tại Di tích Kiếp Bạc, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương, Ban Tổ chức Lễ hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc đã tổ chức Lễ tưởng niệm 718 năm Ngày mất của Anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (1300-2018); Lễ Khai ấn và Ban ấn đền Kiếp Bạc.
Thu nhập bình quân có tăng, nhưng thực tế ai cũng biết: người giàu càng giàu hơn, người nghèo càng nghèo hơn.
Xã hội dĩ nhiên là cần có guồng máy công chức. Nhưng khi guồng máy cồng kềnh, làm sao mà nuôi nổi.
Tết Trung Thu năm nay sẽ là Thứ Hai 24/9/2018. Tết Trung Thu là Tết chủ yếu cho trẻ em, nhưng cũng là dịp cho người lớn ngồi ngắm trăng, ăn bánh, kể chuyện xưa...
Sách Giáo Khoa lời hay lỗ? Nhà Xuất Bản Giáo Dục VN nói rằng lỗ kinh hoàng mỗi năm, nhưng báo chí đưa ra các bản báo cáo chi thu cho thấy có mức lời kinh hoàng...
Vậy là, Thủ Thiêm... các quan chức thú tội, rồi xin lỗi. Chưa thấy trừng phạt ai. Bản tin Zing kể: UBND TP.SG xin lỗi nhân dân vì sai phạm ở Thủ Thiêm...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.