Hôm nay,  

Kịch Dân Gian Nhàm Chán

23/09/200200:00:00(Xem: 4939)
Bạn,
Theo báo Người Lao Động, trước đây, dựa vào mảng đề tài dân gian, nhiều đạo diễn đã cho ra "lò" các tác phẩm hay, thu hút người xem như "Phương thuốc thần kỳ", "Ngẫu hứng Trạng Quỳnh", "Của gia truyền", "Thượng đế cũng nổi giận", "Đại bàng tung cánh", "Vụ án trộm trứng gà"...Còn nay, thực trạng dựng kịch dân gian với hình thức hài đã gây nhàm chán. Báo NLĐ ghi nhận về thực trạng kịch dân gian hiện nay như sau.
Với phương thức "bình cũ rượu mới", các vở kịch dân gian trước đây đã dùng tích xưa để nói chuyện hôm nay, phả vào đó những trăn trở, tâm tư... Thể loại kịch dân gian có 2 mảng đề tài: đó là phản ánh cuộc chiến đấu giữa cái thiện và cái ác, đồng thời lên án những quan niệm ấu trĩ, lạc hậu trong cuộc sống. Dựa vào mảng đề tài dân gian, một số đạo diễn đã tạo cơ hội cho nhiều nghệ sĩ như: Nghệ sĩ Lê Vũ Cầu sắm vai anh Còng trị bệnh lười biếng cho cả triều đình nhu nhược trong vở Phương thuốc thần kỳ; NS Việt Anh với vai ông chủ lò sản xuất pháo lậu, lợi dụng sự xuất hiện của con đại bàng để "buôn thần bán thánh" trong vở Đại bàng tung cánh...
Để tạo dựng được một vở kịch dân gian hay quả là điều không dễ chút nào. Trước nhất, cảnh trí phải thực sự thể hiện được không gian vở diễn như cảnh làng quê thì phải có cây đa, con đò, mái tranh; cảnh triều đình thì có cột rồng, màn nhung... Kế đến là âm nhạc, đa số lạm dụng chọn nhạc nên một số vở "xác" thì dân gian mà "hồn"' thì nhạc lại quá "tây". Chưa kể đến trang phục dễ bị lẫn lộn, khi diễn cảnh triều đình Việt Nam mà vua quan lại mặc theo bản sao của phim ảnh Hongkong Trung Quốc.

Thời gian gần đây, tình trạng "tấu hài hoá" được xem là mốt của một vài sân khấu chuyên khai thác hài, trong đó có Sân khấu Kịch Sài Gòn, Sân khấu 135, Sân khấu Kịch Phú Nhuận. Các vở như Đòi vợ, Thị Mầu, Cải tử, Trạng Lợn, Ăn dài dài... từng bị dư luận phê phán vì khai thác cái hài phản cảm, dung tục...
Vấn đề đặt ra vẫn là khâu kịch bản quá yếu. Một số vở được bầu sô đặt hàng, tác giả dựa vào một tích truyện rồi viết vội vàng cốt để có cái sườn, còn phần da, phần thịt thì đạo diễn "phó thác" cho diễn viên.
Bạn,
Cũng theo báo NLĐ, một số diễn viên chẳng bao giờ chịu đọc kịch bản, thậm chí chẳng cần biết câu chuyện dân gian đó mang tư tưởng gì, họ đến sàn tập không mang theo kịch bản, giao "linh hồn nhân vật" cho người nhắc tuồng. Vì thế, có nhiều diễn viên trở thành cái máy chọc cười vô tội vạ, diễn kịch dân gian nhưng ngôn từ quá đời thường. Chính vì dễ dãi mà một số vở kịch dân gian không thu hút người xem, báo NLĐ nêu ra một trường hợp điển hình là vở "Ăn dài dài" (rạp Nam Quang), khán giả bỏ về giữa suất, và có suất phải trả lại vé vì qúa ít người xem.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.