Hôm nay,  

Kịch Dân Gian Nhàm Chán

23/09/200200:00:00(Xem: 4953)
Bạn,
Theo báo Người Lao Động, trước đây, dựa vào mảng đề tài dân gian, nhiều đạo diễn đã cho ra "lò" các tác phẩm hay, thu hút người xem như "Phương thuốc thần kỳ", "Ngẫu hứng Trạng Quỳnh", "Của gia truyền", "Thượng đế cũng nổi giận", "Đại bàng tung cánh", "Vụ án trộm trứng gà"...Còn nay, thực trạng dựng kịch dân gian với hình thức hài đã gây nhàm chán. Báo NLĐ ghi nhận về thực trạng kịch dân gian hiện nay như sau.
Với phương thức "bình cũ rượu mới", các vở kịch dân gian trước đây đã dùng tích xưa để nói chuyện hôm nay, phả vào đó những trăn trở, tâm tư... Thể loại kịch dân gian có 2 mảng đề tài: đó là phản ánh cuộc chiến đấu giữa cái thiện và cái ác, đồng thời lên án những quan niệm ấu trĩ, lạc hậu trong cuộc sống. Dựa vào mảng đề tài dân gian, một số đạo diễn đã tạo cơ hội cho nhiều nghệ sĩ như: Nghệ sĩ Lê Vũ Cầu sắm vai anh Còng trị bệnh lười biếng cho cả triều đình nhu nhược trong vở Phương thuốc thần kỳ; NS Việt Anh với vai ông chủ lò sản xuất pháo lậu, lợi dụng sự xuất hiện của con đại bàng để "buôn thần bán thánh" trong vở Đại bàng tung cánh...
Để tạo dựng được một vở kịch dân gian hay quả là điều không dễ chút nào. Trước nhất, cảnh trí phải thực sự thể hiện được không gian vở diễn như cảnh làng quê thì phải có cây đa, con đò, mái tranh; cảnh triều đình thì có cột rồng, màn nhung... Kế đến là âm nhạc, đa số lạm dụng chọn nhạc nên một số vở "xác" thì dân gian mà "hồn"' thì nhạc lại quá "tây". Chưa kể đến trang phục dễ bị lẫn lộn, khi diễn cảnh triều đình Việt Nam mà vua quan lại mặc theo bản sao của phim ảnh Hongkong Trung Quốc.

Thời gian gần đây, tình trạng "tấu hài hoá" được xem là mốt của một vài sân khấu chuyên khai thác hài, trong đó có Sân khấu Kịch Sài Gòn, Sân khấu 135, Sân khấu Kịch Phú Nhuận. Các vở như Đòi vợ, Thị Mầu, Cải tử, Trạng Lợn, Ăn dài dài... từng bị dư luận phê phán vì khai thác cái hài phản cảm, dung tục...
Vấn đề đặt ra vẫn là khâu kịch bản quá yếu. Một số vở được bầu sô đặt hàng, tác giả dựa vào một tích truyện rồi viết vội vàng cốt để có cái sườn, còn phần da, phần thịt thì đạo diễn "phó thác" cho diễn viên.
Bạn,
Cũng theo báo NLĐ, một số diễn viên chẳng bao giờ chịu đọc kịch bản, thậm chí chẳng cần biết câu chuyện dân gian đó mang tư tưởng gì, họ đến sàn tập không mang theo kịch bản, giao "linh hồn nhân vật" cho người nhắc tuồng. Vì thế, có nhiều diễn viên trở thành cái máy chọc cười vô tội vạ, diễn kịch dân gian nhưng ngôn từ quá đời thường. Chính vì dễ dãi mà một số vở kịch dân gian không thu hút người xem, báo NLĐ nêu ra một trường hợp điển hình là vở "Ăn dài dài" (rạp Nam Quang), khán giả bỏ về giữa suất, và có suất phải trả lại vé vì qúa ít người xem.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.