Hôm nay,  

"rút Ruột" Công Trình

4/23/200200:00:00(View: 4787)
Bạn,

Theo báo Kinh Tế Sài Gòn, trong lĩnh vực xây dựng các công trình giao thông, chung cư, đa số doanh nghiệp đều nói nếu không chạy chọt hoặc "đi đêm" thì khó tìm được công trình lớn để làm. Và khi trúng thầu, các hãng phải tìm cách cắt xén chi phí xây dựng bằng nhiều hình thức, trong đó có cả chuyện mua thiết bị, vật liệu rẻ tiền, không đúng theo thiết kế. Chính điều này đã tạo ra tình trạng công trình vừa hoàn thành, chưa kịp sử dụng thì đã hư hỏng. Trình bày về tệ nạn này, báo KTSG đã ghi nhận một số trường hợp như sau.

Theo nhiều chuyên viên, tỉ lệ thất thoát trong các công trình đầu tư hiện lên đến 30-40%. Ông T,, cán bộ quản lý dự án của bộ Giao thông vận tải, vẽ lên tờ giấy trắng một hình chữ nhật mảnh và dài, tượng trưng cho con đường sắp được xây dựng. Đây là công trình xây dựng bằng vốn ngân sách và một doanh nghiệp nhà nước trúng thầu thi công. Nhưng công ty này không làm trực tiếp, mà bán hợp đồng thi công cho một doanh nghiệp khác để lấy tiền chênh lệch. Ông lấy bút tô tiếp một mảng đen lên hình chữ nhật, rồi nói: chỉ bán hợp đồng cho người khác làm là họ đã bỏ túi 15% giá trị công trình mà không đổ một giọt mồ hôi trên công trường". Nhưng đó mới là cái giá phổ biến, có những doanh nghiệp phải mua lại công trình để làm với giá thấp hơn đến 20-30% so với giá của các công ty được nhận thầu trực tiếp.

Công trình xây dựng khi đã đưa ra đấu thầu, giá thi công thường bị kéo xuống khá thấp. Anh N, đội trưởng đội thi công của một công ty cầu đường thuộc Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 6, nói: "Với tình hình giá bỏ thầu như hiện nay, không ai có thể lời đến 10%. Nhưng vì sao có những doanh nghiệp dám chấp nhận mua lại công trình với giá thấp hơn đến 15-30% hoặc bỏ thầu thấp hơn giá dự toán đến một nửa" N giải thích: Họ không ngu đâu, nếu không lãi thì ai thèm làm. Các công ty có hàng trăm cách luồn lách để giảm chi phí xây dựng. Trở lại với câu chuyện của ông T, viên chức này cho biết: "Chẳng có công trình giao thông nào được làm đúng thiết kế. Họ không ăn gian nhiều thì cũng ăn gian ít." Công trình giao thông, chỗ dễ bị thất thoát nhất là phần bị che khuất ở bên dưới mặt đường, gồm các tầng đất, đá làm nền móng. Lớp đá nền đường được thiết kế có độ dày 45 phân, nếu đào lên đo được 35 phân là đã tốt lắm rồi, ông nói. Cũng theo kinh nghiệm hơn 6 năm làm quản lý dự án của ông T., thảm bê tông nhựa nếu làm đúng thiết kế phải dày 12 phân, nhưng thực tế nhiều công trình chỉ đạt 10-11 phân là cùng. Dù sao bớt xén vật liệu vẫn là giải pháp nguy hiểm, còn biện pháp ăn gian bằng cách thay đổi chủng loại vật liệu khó phát hiện hơn. Chẳng hạn như thay vì phải dùng đất pha nhiều đá để làm nền móng cho đường, thì nhà thầu lại sử dụng đất không pha hay chỉ pha ít đá cho rẻ tiền. Hoặc thay cừ 1 bằng loại cừ 2; mua xi măng TQ nhưng lại khai là xi măng Thái Lan hay Nam Dương. Thậm chí có những công trình nhà thầu tận dụng vật liệu, thép rẻ tiền được thu hồi từ các công trình khác nhưng lại khai là hàng mới với giá cao.

Bạn,

Báo KTSG dẫn lời viên giám đốc một công ty xây dựng tư nhân ở SG nói rằng hầu hết các doanh nghiệp không muốn làm ăn gian dối, nhưng tình thế hiện nay buộc họ phải làm vậy. Chạy chọt, luồn lách để có công trình làm thì phải tốn kém và doanh nghiệp buộc phải đưa "tiêu cực phí" đó vào công trình.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Do chuyên môn, kinh nghiệm ở nhiều ngành người Việt còn yếu, nên xu hướng thuê người nước ngoài mà dân thường gọi nôm na là thuê "Tây" về làm việc đang ngày càng phổ biến trong các doanh nghiệp VN. Sài Gòn đã có 249 công ty tư nhân thuê 353 người nước ngoài chủ yếu trong các lĩnh vực mới, như: sáng tạo ý tưởng quảng cáo, quản lý, kinh doanh cao ốc văn phòng, căn hộ cao cấp, kinh doanh nông dược và lai tạo giống cây trồng, vật nuôi... Báo SGGP viết như sau.
Trong nước hiện nay đầy rẫy những bài nhạc lai, nhạc nhái, nhạc copy, có lẽ vì nhu cầu của đại bộ phận người nghe: từ việc yêu thích giai điệu của các ca khúc nước ngoài, dẫn đến việc thích nghe chúng được trình bày bằng phiên bản lời Việt. Báo Tuổi Trẻ phân tích hiện trạng này như sau.
Thu nhập giáo viên trong nước gồm 2 phần: phần "cứng" là lương theo hệ số, phần "mềm" nhiều khoản co giãn khác nhau tùy quận huyện, tùy trường, tùy bộ mơn và tuỳ thuộc cá nhân từng người. Báo Sài Gịn Tiếp Thị phân tích rằng tuy thu nhập "phong phú" về nguồn như vậy nhưng thực tế, 60% giáo viên phổ thơng ở TP.SG
Gần đây, nhà nước CSVN đã cho nhiều doanh nghiệp tham gia các hội chợ nước ngoài để học tập kinh nghiệm thương trường và tiếp thị hàng hóa. Thế nhưng, qua lời của một số viên chức các tư doanh từng tham dự các hội chợ quốc tế, thì nhiều quan quốc doanh đã xem việc đi dự hội tại nước ngoài là dịp đi du lịch miễn phí. Những quan chức này chỉ có mặr trong ngày khai mạc, sau đó thì dẹp cửa hàng để đi chơi riêng. Báo TT viết như sau.
Theo ghi nhận của báo quốc nội, gần đây, một số trường tiểu học Sài Gòn được phép sở Giáo dục-Đào tạo TPSG mở các lớp có môn tiếng Anh, ngoài các môn bắt buộc theo chương trình hiện hành. Trong niên khóa 2004-2004, hơn 3 tháng nữa các trường tiểu học mới tuyển lớp 1 có học tiếng Anh, nhưng từ bây giờ nhiều phụ huynh đã cho con đi luyện thi trước.
Đó là ngôi làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, Hà Tây). Theo tài liệu lịch sử VN, làng Đường Lâm làø quê hương của 2 vua Ngô Quyền và Phùng Hưng.. Trong cuộc hội thảo gần đây nhất do Cục Di sản văn hóa Việt Nam phối hợp với Cục Tài sản Nhật Bản tổ chức, các nhà khảo cổ đã lên tiếng báo động về số phận những ngôi nhà cổ ở Đường Lâm đã không được bảo tồn. Báo SGGP viết như sau.
Theo SGGP, trong tiến trình chỉnh trang đô thị (sửa sang kênh rạch, xóa nhà ổ chuột...), một bộ phận dân cư sống dọc theo các kênh rạch trên địa bàn TPSG tái định cư trong các chung cư cao tầng, một bộ phận khác dạt ra vùng veni.
Theo báo quốc nội, hiện nay muốn làm 1 bộ phim nhựa, nhà sản xuất phải chi ít nhất 1 tỉ đồng. Mấy năm gần đây, nhiều bộ phim được nhà nước CSVN tài trợ (hoặc đặt hàng) nhiều tỉ đồng, với chương trình đầu tư sản xuất khá quy mô từ kinh phí, kế hoạch, trình duyệt đến thực hiện để chiếu vào những dịp lễ.
Tai Sài Gòn, hai huyện Hóc Môn và Củ Chi có con rạch Tra làm ranh giới, và ở đây từ hai, ba năm nay đã lập ra những phiên chợ cỏ. Dân gọi là chợ cỏ Miền Tây vì do những người tứ cố vô thân từ Đồng bằng Cửu Long lên gây dựng sau cơn lũ năm 2000. Họ vốn là đội quân cắt lúa chạy đồng, sau cơn lũ trở thành người trắng tay, tha hương cầu thực.
Theo báo Kinh Tế SG, trong hoạt động kinh doanh vận tải, để được tham gia vận chuyển đất đá, chủ xe nào cũng phải đóng hụi chết cho công an giao thông và thanh tra giao thông, trừ phi xe đó là của các quan 2ngành kể trên. Hụi chết một số công an giao thông ấn định cho mỗi đầu xe loại có trọng tải dưới 10 tấn là 500 ngàn đồng/tháng. Một số thanh tra giao thông cũng ra mức tương tự. Báo KTSG viết như sau.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.