Hôm nay,  

"rút Ruột" Công Trình

23/04/200200:00:00(Xem: 3838)
Bạn,

Theo báo Kinh Tế Sài Gòn, trong lĩnh vực xây dựng các công trình giao thông, chung cư, đa số doanh nghiệp đều nói nếu không chạy chọt hoặc "đi đêm" thì khó tìm được công trình lớn để làm. Và khi trúng thầu, các hãng phải tìm cách cắt xén chi phí xây dựng bằng nhiều hình thức, trong đó có cả chuyện mua thiết bị, vật liệu rẻ tiền, không đúng theo thiết kế. Chính điều này đã tạo ra tình trạng công trình vừa hoàn thành, chưa kịp sử dụng thì đã hư hỏng. Trình bày về tệ nạn này, báo KTSG đã ghi nhận một số trường hợp như sau.

Theo nhiều chuyên viên, tỉ lệ thất thoát trong các công trình đầu tư hiện lên đến 30-40%. Ông T,, cán bộ quản lý dự án của bộ Giao thông vận tải, vẽ lên tờ giấy trắng một hình chữ nhật mảnh và dài, tượng trưng cho con đường sắp được xây dựng. Đây là công trình xây dựng bằng vốn ngân sách và một doanh nghiệp nhà nước trúng thầu thi công. Nhưng công ty này không làm trực tiếp, mà bán hợp đồng thi công cho một doanh nghiệp khác để lấy tiền chênh lệch. Ông lấy bút tô tiếp một mảng đen lên hình chữ nhật, rồi nói: chỉ bán hợp đồng cho người khác làm là họ đã bỏ túi 15% giá trị công trình mà không đổ một giọt mồ hôi trên công trường". Nhưng đó mới là cái giá phổ biến, có những doanh nghiệp phải mua lại công trình để làm với giá thấp hơn đến 20-30% so với giá của các công ty được nhận thầu trực tiếp.

Công trình xây dựng khi đã đưa ra đấu thầu, giá thi công thường bị kéo xuống khá thấp. Anh N, đội trưởng đội thi công của một công ty cầu đường thuộc Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 6, nói: "Với tình hình giá bỏ thầu như hiện nay, không ai có thể lời đến 10%. Nhưng vì sao có những doanh nghiệp dám chấp nhận mua lại công trình với giá thấp hơn đến 15-30% hoặc bỏ thầu thấp hơn giá dự toán đến một nửa" N giải thích: Họ không ngu đâu, nếu không lãi thì ai thèm làm. Các công ty có hàng trăm cách luồn lách để giảm chi phí xây dựng. Trở lại với câu chuyện của ông T, viên chức này cho biết: "Chẳng có công trình giao thông nào được làm đúng thiết kế. Họ không ăn gian nhiều thì cũng ăn gian ít." Công trình giao thông, chỗ dễ bị thất thoát nhất là phần bị che khuất ở bên dưới mặt đường, gồm các tầng đất, đá làm nền móng. Lớp đá nền đường được thiết kế có độ dày 45 phân, nếu đào lên đo được 35 phân là đã tốt lắm rồi, ông nói. Cũng theo kinh nghiệm hơn 6 năm làm quản lý dự án của ông T., thảm bê tông nhựa nếu làm đúng thiết kế phải dày 12 phân, nhưng thực tế nhiều công trình chỉ đạt 10-11 phân là cùng. Dù sao bớt xén vật liệu vẫn là giải pháp nguy hiểm, còn biện pháp ăn gian bằng cách thay đổi chủng loại vật liệu khó phát hiện hơn. Chẳng hạn như thay vì phải dùng đất pha nhiều đá để làm nền móng cho đường, thì nhà thầu lại sử dụng đất không pha hay chỉ pha ít đá cho rẻ tiền. Hoặc thay cừ 1 bằng loại cừ 2; mua xi măng TQ nhưng lại khai là xi măng Thái Lan hay Nam Dương. Thậm chí có những công trình nhà thầu tận dụng vật liệu, thép rẻ tiền được thu hồi từ các công trình khác nhưng lại khai là hàng mới với giá cao.

Bạn,

Báo KTSG dẫn lời viên giám đốc một công ty xây dựng tư nhân ở SG nói rằng hầu hết các doanh nghiệp không muốn làm ăn gian dối, nhưng tình thế hiện nay buộc họ phải làm vậy. Chạy chọt, luồn lách để có công trình làm thì phải tốn kém và doanh nghiệp buộc phải đưa "tiêu cực phí" đó vào công trình.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.