Hôm nay,  

"rút Ruột" Công Trình

4/23/200200:00:00(View: 4791)
Bạn,

Theo báo Kinh Tế Sài Gòn, trong lĩnh vực xây dựng các công trình giao thông, chung cư, đa số doanh nghiệp đều nói nếu không chạy chọt hoặc "đi đêm" thì khó tìm được công trình lớn để làm. Và khi trúng thầu, các hãng phải tìm cách cắt xén chi phí xây dựng bằng nhiều hình thức, trong đó có cả chuyện mua thiết bị, vật liệu rẻ tiền, không đúng theo thiết kế. Chính điều này đã tạo ra tình trạng công trình vừa hoàn thành, chưa kịp sử dụng thì đã hư hỏng. Trình bày về tệ nạn này, báo KTSG đã ghi nhận một số trường hợp như sau.

Theo nhiều chuyên viên, tỉ lệ thất thoát trong các công trình đầu tư hiện lên đến 30-40%. Ông T,, cán bộ quản lý dự án của bộ Giao thông vận tải, vẽ lên tờ giấy trắng một hình chữ nhật mảnh và dài, tượng trưng cho con đường sắp được xây dựng. Đây là công trình xây dựng bằng vốn ngân sách và một doanh nghiệp nhà nước trúng thầu thi công. Nhưng công ty này không làm trực tiếp, mà bán hợp đồng thi công cho một doanh nghiệp khác để lấy tiền chênh lệch. Ông lấy bút tô tiếp một mảng đen lên hình chữ nhật, rồi nói: chỉ bán hợp đồng cho người khác làm là họ đã bỏ túi 15% giá trị công trình mà không đổ một giọt mồ hôi trên công trường". Nhưng đó mới là cái giá phổ biến, có những doanh nghiệp phải mua lại công trình để làm với giá thấp hơn đến 20-30% so với giá của các công ty được nhận thầu trực tiếp.

Công trình xây dựng khi đã đưa ra đấu thầu, giá thi công thường bị kéo xuống khá thấp. Anh N, đội trưởng đội thi công của một công ty cầu đường thuộc Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 6, nói: "Với tình hình giá bỏ thầu như hiện nay, không ai có thể lời đến 10%. Nhưng vì sao có những doanh nghiệp dám chấp nhận mua lại công trình với giá thấp hơn đến 15-30% hoặc bỏ thầu thấp hơn giá dự toán đến một nửa" N giải thích: Họ không ngu đâu, nếu không lãi thì ai thèm làm. Các công ty có hàng trăm cách luồn lách để giảm chi phí xây dựng. Trở lại với câu chuyện của ông T, viên chức này cho biết: "Chẳng có công trình giao thông nào được làm đúng thiết kế. Họ không ăn gian nhiều thì cũng ăn gian ít." Công trình giao thông, chỗ dễ bị thất thoát nhất là phần bị che khuất ở bên dưới mặt đường, gồm các tầng đất, đá làm nền móng. Lớp đá nền đường được thiết kế có độ dày 45 phân, nếu đào lên đo được 35 phân là đã tốt lắm rồi, ông nói. Cũng theo kinh nghiệm hơn 6 năm làm quản lý dự án của ông T., thảm bê tông nhựa nếu làm đúng thiết kế phải dày 12 phân, nhưng thực tế nhiều công trình chỉ đạt 10-11 phân là cùng. Dù sao bớt xén vật liệu vẫn là giải pháp nguy hiểm, còn biện pháp ăn gian bằng cách thay đổi chủng loại vật liệu khó phát hiện hơn. Chẳng hạn như thay vì phải dùng đất pha nhiều đá để làm nền móng cho đường, thì nhà thầu lại sử dụng đất không pha hay chỉ pha ít đá cho rẻ tiền. Hoặc thay cừ 1 bằng loại cừ 2; mua xi măng TQ nhưng lại khai là xi măng Thái Lan hay Nam Dương. Thậm chí có những công trình nhà thầu tận dụng vật liệu, thép rẻ tiền được thu hồi từ các công trình khác nhưng lại khai là hàng mới với giá cao.

Bạn,

Báo KTSG dẫn lời viên giám đốc một công ty xây dựng tư nhân ở SG nói rằng hầu hết các doanh nghiệp không muốn làm ăn gian dối, nhưng tình thế hiện nay buộc họ phải làm vậy. Chạy chọt, luồn lách để có công trình làm thì phải tốn kém và doanh nghiệp buộc phải đưa "tiêu cực phí" đó vào công trình.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Sau thời gian tạm lắng trong năm 2003, thị trường đất đai TP.SG lại có chiều nhộn nhịp. Nhộn nhịp ở một số quận mới và ở một số khu vực có dự án rục rịch khởi công. Tình trạng tự phân nhỏ đất nông nghiệp bán giấy tay của giới đầu cơ và người dân đang gia tăng... Báo Tuổi Trẻ viết như sau.
Chuyện xảy ra tại Ngân hàng máu của Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, và Bệnh viện Truyền máu SG. Tại đây, luôn có người bán máu để có tiền sống lang bạt, đi du lịch. Đó là những người cũng có gia đình, nhưng do "thân xác con trai nhưng tâm hồn con gái", thích bỏ nhà đi bụi. "Tài sản" của họ là máu. Ghi nhận của báo Sức Khỏe-Đời Sống như sau.
“Gặp một nạn nhân bị lừa đảo đưa đi Malaysia: Bị bắt, bị giam cầm và... không một xu dính túi.” Đó là nhan đề một bài trên báo Lao Động, kể về hoàn cảnh một thanh niên VN đi “lao động xuất khẩu ở Mã Lai, và rồi bây giờ vêà lại. Chuyện do ký giả Xuân Quang của báo này ghi như sau.
''Đầu nậu kế toán'' chui, đó là cách gọi của dân trong nghề chỉ người kinh doanh dịch vụ kế toán ''chui''. Những người kiếm sống bằng dịch vụ này thường là các kế toán viên có nhiều kinh nghiệm, kể cả kinh nghiệm "lách" các khoản thuế. Khách hàng của họ là các doanh nghiệp tư nhân nhỏ, các cửa hàng đại lý. Báo Pháp Luậr TPSG viết về các đầu nận này như sau.
Đây là chuyện của dân nghèo sống bằng nghề bán thịt cóc. Họ trong 1 làng mà đến 90% mưu sinh bằng nghề bán thịt "cậu ông trời" Báo Thanh Niên viết về 1 thanh niên 25 tuổi, nhưng đã có 10 năm trong nghề qua đọan ký sự như sau.
Theo ghi nhận của báo quốc nội, mặc dù đến tháng 7/2004, các trường đại học tại VN mới tổ chức kỳ thi tuyển sinh viên vào năm thứ nhất cho niên khóa 2004-2005, nhưng từ đầu năm, các trung tâm luyện thi Đại học đã vận hành hết công suất để thu hút học sinh. Một trong những chiêu để thu tiền học sinh là dịch vụ tổ chức thi thử, dựa theo tuyển tập đề thi mẫu của Bộ Giáo Dục-Đào Tạo CSVN. Phóng viên TNVN đã viết về dịch vụ này tại HN qua đọan ký sự như sau.
Theo báo Người Lao Động, giới văn nghệ trong nước đang bàn tàn xôn xao về một cuộc thi có tên là "Cô Gái Vàng-Tìm Người Giống ca sĩ Mỹ Tâm".Giải nhất 100 triệu đồng cho một phiên bản giống nhất. Báo NLĐ cho biết dư luận chỉ thật sự bắt đầu bùng nổ khi chuyên san Người nổi tiếng - viết tắt là N2T, số ra mắt của tạp chí Điện Ảnh Ngày Nay (thuộc Viện Phim Việt Nam, Bộ Văn hóa-Thông tin) phát hành chính thức trên cả VN vào ngày 18-3-2004. Trong đó có lời rao về cuộc thi này do doanh nghiệp tư nhân Núi Đôi tài trợ. Báo NLĐ viết về cuộc thi như sau.
Tại một làng chài ở Khánh Hòa, có 1 ông già 72 tuổi, nhưng có 60 năm đan thúng chai bán cho ngư dân. Với ông già này, thì "khi nào cửa biển này cạn nước thì nghề này mới thôi". Đó là lời tâm sự mộc mạc của ông Trần Quá. Năm nay 72 tuổi, ông theo nghề từ khi còn là cậu bé 12 tuổi. Vậy là đã 60 năm ông gắn bó với cái nghề truyền thống 3 đời của gia đình.
Theo báo quốc nội, hệ thống sông ngòi chảy qua các thành phố ở Việt Nam đang bị ô nhiễm nặng. Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, mọi chất thải của thành phố Biên Hòa đều đổ về sông Đồng Nai và đã đến lúc con sông này "lâm bệnh" vì chịu không nổi sự ô nhiễm kéo dài. Báo Tuổi Trẻ ghi nhận về hiện trạng trên sông Đồng Nai qua đoạn ký sự như sau.
Chỉ 3 ngày sau khi báo chí đăng tải hình ảnh các quan chức Sài Gòn dự buổi tiệc thịt gà tại hội nghị khuyến khích tiêu thụ sản phẩm gia cầm, thì tại ngoại thành, gà và trứng gia cầm chưa kiểm dịch đã tái xuất hiện công khai tại các chợ ngoại thành. Nhiều cư dân nội thành đã đến các chợ vùng ven Sài Gòn để mua gà. Phóng viên báo SGGP viết như sau.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.