Hôm nay,  

"rút Ruột" Công Trình

4/23/200200:00:00(View: 4793)
Bạn,

Theo báo Kinh Tế Sài Gòn, trong lĩnh vực xây dựng các công trình giao thông, chung cư, đa số doanh nghiệp đều nói nếu không chạy chọt hoặc "đi đêm" thì khó tìm được công trình lớn để làm. Và khi trúng thầu, các hãng phải tìm cách cắt xén chi phí xây dựng bằng nhiều hình thức, trong đó có cả chuyện mua thiết bị, vật liệu rẻ tiền, không đúng theo thiết kế. Chính điều này đã tạo ra tình trạng công trình vừa hoàn thành, chưa kịp sử dụng thì đã hư hỏng. Trình bày về tệ nạn này, báo KTSG đã ghi nhận một số trường hợp như sau.

Theo nhiều chuyên viên, tỉ lệ thất thoát trong các công trình đầu tư hiện lên đến 30-40%. Ông T,, cán bộ quản lý dự án của bộ Giao thông vận tải, vẽ lên tờ giấy trắng một hình chữ nhật mảnh và dài, tượng trưng cho con đường sắp được xây dựng. Đây là công trình xây dựng bằng vốn ngân sách và một doanh nghiệp nhà nước trúng thầu thi công. Nhưng công ty này không làm trực tiếp, mà bán hợp đồng thi công cho một doanh nghiệp khác để lấy tiền chênh lệch. Ông lấy bút tô tiếp một mảng đen lên hình chữ nhật, rồi nói: chỉ bán hợp đồng cho người khác làm là họ đã bỏ túi 15% giá trị công trình mà không đổ một giọt mồ hôi trên công trường". Nhưng đó mới là cái giá phổ biến, có những doanh nghiệp phải mua lại công trình để làm với giá thấp hơn đến 20-30% so với giá của các công ty được nhận thầu trực tiếp.

Công trình xây dựng khi đã đưa ra đấu thầu, giá thi công thường bị kéo xuống khá thấp. Anh N, đội trưởng đội thi công của một công ty cầu đường thuộc Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 6, nói: "Với tình hình giá bỏ thầu như hiện nay, không ai có thể lời đến 10%. Nhưng vì sao có những doanh nghiệp dám chấp nhận mua lại công trình với giá thấp hơn đến 15-30% hoặc bỏ thầu thấp hơn giá dự toán đến một nửa" N giải thích: Họ không ngu đâu, nếu không lãi thì ai thèm làm. Các công ty có hàng trăm cách luồn lách để giảm chi phí xây dựng. Trở lại với câu chuyện của ông T, viên chức này cho biết: "Chẳng có công trình giao thông nào được làm đúng thiết kế. Họ không ăn gian nhiều thì cũng ăn gian ít." Công trình giao thông, chỗ dễ bị thất thoát nhất là phần bị che khuất ở bên dưới mặt đường, gồm các tầng đất, đá làm nền móng. Lớp đá nền đường được thiết kế có độ dày 45 phân, nếu đào lên đo được 35 phân là đã tốt lắm rồi, ông nói. Cũng theo kinh nghiệm hơn 6 năm làm quản lý dự án của ông T., thảm bê tông nhựa nếu làm đúng thiết kế phải dày 12 phân, nhưng thực tế nhiều công trình chỉ đạt 10-11 phân là cùng. Dù sao bớt xén vật liệu vẫn là giải pháp nguy hiểm, còn biện pháp ăn gian bằng cách thay đổi chủng loại vật liệu khó phát hiện hơn. Chẳng hạn như thay vì phải dùng đất pha nhiều đá để làm nền móng cho đường, thì nhà thầu lại sử dụng đất không pha hay chỉ pha ít đá cho rẻ tiền. Hoặc thay cừ 1 bằng loại cừ 2; mua xi măng TQ nhưng lại khai là xi măng Thái Lan hay Nam Dương. Thậm chí có những công trình nhà thầu tận dụng vật liệu, thép rẻ tiền được thu hồi từ các công trình khác nhưng lại khai là hàng mới với giá cao.

Bạn,

Báo KTSG dẫn lời viên giám đốc một công ty xây dựng tư nhân ở SG nói rằng hầu hết các doanh nghiệp không muốn làm ăn gian dối, nhưng tình thế hiện nay buộc họ phải làm vậy. Chạy chọt, luồn lách để có công trình làm thì phải tốn kém và doanh nghiệp buộc phải đưa "tiêu cực phí" đó vào công trình.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Sài Gòn là vùng trũng thấp, thế nên vẫn có nhiều nơi có nền thấp hơn mực nước triều cường đặc biệt là trên địa bàn quận 6, 8, Bình Thạnh, huyện Bình Chánh... thường xuyên bị ngập do triều cường. Không chỉ trong mùa mưa, mà cả trong mùa khô, cảnh ngập nước vẫn diễn ra nhiều nơi trên địa bàn thành phố. Thông tấn nhà nước VASC viết như sau.
Theo báo Thanh Niên, tại thành phố Đà Lạt, chuyện cá độ túc cầu đã trở thành chuyện hàng ngày, và trò cờ bạc này diễn ra mọi lúc, mọi nơi, thu hút đông đảo thanh niên, sinh viên. Phóng viên báo TN viết như sau.
Câu chuyện kể với bạn trong lá thư này xảy ra tại 1 xã nghèo ở tỉnh Hà Nam. Đó là xã Tiên Phong thuộc huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Năm 2003, tỷ lệ gia đình nghèo chiếm 21% dân số. Người dân nơi đây từ ngàn xưa sống dựa chủ yếu vào nông nghiệp và nghề trồng dâu nuôi tằm. Vài ba năm trở lại đây, lợi dụng sông Châu Giang rộng lớn bao bọc
Tại miền Tây,sau dịch cúm gà, nhiều gia đình nông dân gần như sạt nghiệp. Vì vậy, ai cũng trông chờ chính quyền CSVN địa phương công bố hết dịch để gầy dựng lại đàn gà càng sớm càng tốt. Nhưng rồi nhiều người đã ngao ngán vì đụng... bức tường thủ tục quá rắc rối, nhiêu khê với những kiểu hành dân đến bần cùng của các cơ quan chức năng.
Tại VN, một dạo dư luận rộ lên chuyện trẻ con hát nhạc người lớn hay nói nôm na là các "thần đồng" ca nhạc hát "tình ca". Hiện tượng trên trở nên bộc phát khắp nơi từ khi các CD, VCD bán nhan nhản ở mọi hang cùng ngõ hẻm với những "danh ca" Bé Châu, Duy Phước... Độc chiêu nhất là hàng loạt "lò" luyện để trở thành "thần đồng" ca nhạc ra đời.
Trong và ngoài hàng rào trên dưới 90 khu công nghiệp và khu chế xuất cả VN, công nhân vẫn lầm lũi làm việc, vẫn tích cóp từng đồng bạc lẻ mong đổi đời. Lao động cực nhọc suốt ngày ở nhà máy, họ còn chịu nhiềukhốn khổ về chuyện ăn ở như ghi nhận của báo SGGP qua đoạn ký sự như sau.
Chuyện kể với bạn trong lá thư này là chuyện của những người dân nghèo ở Cần Giờ, huyện ngoại thành của Thành phố Sài Gòn. Cuộc đời họ, quanh năm suốt tháng chỉ biết có nghêu và biển. Bất kể là trời mưa hay nắng, lúc đêm hôm hoặc giữa trưa nắng gắt, chỉ cần đợi thủy triều rút, biển cạn là họ đến với biển, đến với nghêu. Báo SGGP viết về những người sống theo con nước qua đoạn ký sự như sau.
Cắt tóc, gội đầu đã thành nghề mưu sinh của nhiều cô, đặc biệt với những cô gái trẻ ở chốn quê. Đa số họ là những cô gái, thi đại học không đỗ hoặc chỉ học đến hết cấp tiểu học, trung học cơ sở (lớp 9) rồi bỏ dở giữa chừng. Không nghề nghiệp, nghe theo lời bạn bè, họ tìm đến những tiệm tóc ở thành phố để học nghề làm đầu với chi phí tối thiểu là 2 triệu đồng/khoá học.
Quán cà phê được nhắc đến trong lá thư này là 1 quán rất đặc biệt. Chủ nhân là 1 cô gái Nhật hoạt động thiện nguyện. Nhân viên phục vụ ở đây đều là những người chậm phát triển, khuyết tật. Họ khoác áo trắng thêu hoa anh đào và đón khách trong tiếng chuông rung reng... Báo Tuổi Trẻ viết về quán này như sau.
Theo ghi nhận của báo quốc nội, cách nay khoảng 15 năm, các chương trình ca nhạc, từ sân khấu tụ điểm, nhà văn hóa đến các đoàn hát, truyền thanh, truyền hình... bỗng nhiên xôm tụ với sự xuất hiện nhiều sáng tác mới của một dàn các nhạc sĩ mới, kéo theo sự xuất hiện của một dàn nghệ sĩ mới, dần dần, trên thị trường âm nhạc có quá nhiều ca khúc tình yêu mà báo quốc nội cho rằng đó là nhạc não tình, nội dung luôn rên rỉ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.