Hôm nay,  

Cô Giáo Xóm Nghèo

23/11/199900:00:00(Xem: 6891)
Bạn,
Tại nhiều khu lao động các quận vùng ven Sài Gòn, số trẻ em thất học ngày càng tăng, phần lớn các em bất hạnh này tất bật với chuyện mưu sinh để giúp gia đình. Cảm thương số phận các em, một số sinh viên đã liên lạc với khu phố và tình nguyện làm giáo viên cho các lớp học “Tình Thương” vào buổi tối. Dạy các lớp này, giáo viên không nhận được một khoản tiền phụ cấp nào, có khi còn phải chi tiền túi để giúp đỡ các em. Bằng tấm lòng thương trẻ khốn khổ, nhiều người sau khi ra trường vẫn tiếp tục gắn bó với các lớp học ở xóm nghèo như câu chuyện sau đây trích từ báo Sài Gòn:

Ở khu phố 5, phường 10, quận Tân Bình có một xóm người Việt gốc Khơme cư trú đã lâu. Những đứa trẻ nơi đây cứ lớn lên trong cái vòng lẩn quẩn của đói nghèo, thất họ cho đến khi một nữ sinh tên Phạm Thùy Loan xuất hiện. Khi còn là sinh viên năm thứ hai Đại học Sư phạm Sài Gòn, nhân một buổi đi học về, anh chàng đạp xích lô người Quảng Nam chở Loan gợi ý: Sao cô không về xóm tôi dạy cho lũ trẻ đôi ba chữ" Ở đó do không có điều kiện đến trường nên trẻ em mù chữ vô kể. Từng tham gia công tác xã hội nên Loan rất hiểu những thiệt thòi của các em không đến trường. Đêm đó trằn trọc không ngủ được, Loan nghĩ đến những đứa trẻ sớm vất vả, cơm không đủ ăn lấy đâu ra tiền mà đến lớp. Tại sao mình không làm một cái gì cho tụi trẻ. Loan tâm sự như thế. Thế là đêm hôm sau, Loan đạp xe đến phòng G.D quận thăm hỏi. Người ta đưa Loan đến xóm Khơme.

“Những đứa trẻ trông nhếch nhác, hung dữ. Ngay buổi học đầu tiên, một em gái đã dõng dạc tuyên bố trắng trợn: Không phát thì bỏ xác (không phát sách vở).” Loan bồi hồi nhớ lại những ngày đầu đến khu phố này. Xóm lao động phần lớn là dân nhập cư nghèo khổ, hầu hết trẻ con đều thất học. Thấy cô giáo dễ thương, trẻ em khu phố kéo đến xin học rất đông, trong đó có cả những người lớn tuổi. Rồi lớp học cũng đi dần vào ổn định, tình cảm cô trò nhanh chóng hòa đồng. Những đứa trẻ khó trị dần dần trở nên hiền hòa. Chính em gái hôm trước dọa Loan, vài hôm sau trời mưa to gió lớn đã trần mình về nhà đem qua cho cô giáo một cái áo mưa không còn lành lặn. Cô giáo Loan xúc động nói: Tôi không muốn nhận vì sợ ngày mai em không có đồ che mưa, nhưng rồi không nỡ từ chối vì sợ làm tổn thương một tấm lòng tốt. Loan cho biết do trình độ của các em chênh lệch nên việc chỉ dẫn khá khó khăn, có em học đâu quên đó, bữa học bữa nghỉ nên dạy hoài vẫn không thấm. Loan chỉ một cô bé rồi nói tiếp: Như cô bé nhỏ xíu này với thằng bé to đùng kia một trình độ, phải kèm riêng cho từng đứa một. Thế nhưng nhờ khả năng sư phạm và sự kiên trì của Loan mà trong vòng gần bốn năm, có hơn 100 trẻ (90% là trẻ Khơme) biết đọc biết viết.

Thường ở các nơi khác lớp học bắt đầu sớm hay trễ tùy giáo viên, nhưng lớp học ở đây lại phụ thuộc vào học sinh. Trò đi làm về trễ, cô giáo phải chờ. Đặc biệt vào mùa “cao điểm” như giáp Tết, nhiều em phải đi lượm vỏ bia, bọc ni lông từ sáng sớm cho đến tối mới về, có em đến lớp là gục ngay xuống bàn ngủ. Nhiều tối, đã 7 giờ, cô giáo đạp xe đến lớp vẫn còn thấy tụi nhỏ đang lê thê vác bao đi ngoài đường. Nhiều đêm, mấy ông say xỉn đi ngang qua lớp học tự nhiên quay lại xin làm học trò, những lúc như vậy, Loan run lắm. Gọi là lớp bây giờ còn có thể đúng chứ trước đó lớp học chỉ là một căn chòi ẩm thấp, mỗi khi mưa đến cô trò thay nhau tát nước.

Bạn,
Hiện giờ, dù phải bận rộn với giờ đi dạy ở Hóc Môn nhưng cô giáo Loan vẫn thường xuyên đến lớp với các em. Cũng như những người xóa mù chữ thầm lặng khác, ít ai muốn nói nhiều về mình. Trả lời câu hỏi của phóng viên, cô giáo trẻ nói: Thấy một đứa trẻ biết đọc, biết viết là Loan vui lắm rồi!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.