Hôm nay,  

Lễ Hội Nấu Cơm Thi

11/02/200300:00:00(Xem: 6004)
Bạn,
Lá thư kỳ này kể cho bạn nghe chuyện về lễ hội nấu cơm thi ở một làng thuộc tỉnh Vĩnh Phúc. Đó là Hương Canh, thuộc huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Hương Canh vừa là tên một làng, vừa là tên của cả thị trấn. Báo Giáo Dục-Thời Đại viết về lễ hội này như sau.
Thời Gia Long “Nhị thập niên”, Hương Canh có 7 giáp. Mỗi Giáp cứ theo tên Cơ mà gọi: Cơ Treo Chùa, Cơ Ngói Hạ, Cơ Đông Mướp, Cơ Trong Vam, Cơ Lang Gợ, Cơ Nội Giữa, Cơ Chuôi Chòm. Các Giáp đều được quyền và có trách nhiệm tham gia lễ hội “Nấu cơm thi”.
Lễ hội được tổ chức vào dịp đầu xuân. Mỗi Giáp phải nấu 16 nồi cơm dự thi, gạo Gié cánh, loại gạo đặc sản của Hương Canh, vào nồi bảy bằng đồng điếu, chứ không dùng nồi đất như Khai Quang, Bảo Sơn, Vị Trù, Thanh Dã hay Hiển Lễ, vì 3 đình Hương Canh không thờ ông tổ làm nồi đất là Nồi Hầu, mà thờ vị Thành hoàng thời Ngô Vương Quyền.
Buổi chiều, đúng giờ Mùi, các hộ bưng nồi cơm thi từ nhà mình đã nấu xong, đến nhà trưởng Giáp. Các nồi cơm đều được niêm phong bằng giấy bản, dán nước bọt cơm, bịt kín cả vung. Trên vung ghi rõ tên Giáp và tên chủ hộ.

Các chức sắc trong Giáp được cử làm giám khảo. Mỗi Giáp một người, tất cả gồm 7 cụ. Thêm một cụ đứng đầu điều khiển việc chấm thi, gọi là cụ Trùm Nước.
Cơm mang so tài phải thật trắng, thật thơm và thật dẻo. Cơm đơm ra bát, lúc đang nóng hôi hổi, người ta lấy đũa cả đè lên, các hạt cơm dính chặt lại với nhau. Khi úp dốc xuống, cơm tuột ra khỏi bát thật róc, hạt cơm dính liền và mịn mặt như đóng khuôn. Thứ cơm này gọi là “cơm in”, cắt ra từng miếng như cơm nắm, vừa mịn, vừa dẻo, vừa thơm như xôi.


Muốn đạt được những tiêu chuẩn đó phải chuẩn bị kỹ lưỡng. Nước nấu cơm thường là nước mưa hứng giữa trời, lưu trữ trong chum vại đậy kín, không có mùi ngói vôi, mùi máng kẽm rỉ, mùi nấm mốc ở thân cau, không có bọ gậy. Cả nước vo gạo lẫn nước nấu cơm đều phải lọc rất kỹ; người ta dùng tập giấy bản lót trong rá, để rỏ tí tách xuống vại từ mấy đêm trước. Nấu cơm phải bằng củi xoan khô, đượm lửa, bền than và ít khói, ít bụi. Nồi nấu cơm bằng đồng điếu, đánh sạch, sáng đỏ lên, dùng mỡ cơm xôi để lau nồi trước khi nấu cho dễ róc cháy và không bị bén nồi. Cơm sẽ thơm và không tanh mùi đồng. Vung đất đậy lọt khít trong miệng nồi. Người ta mài nhẹ quanh vành vung để lấy độ tròn và độ nhám, nên đậy vung không cần đệm lá chuối tươi. Vung rất khít, không gây oi khói và vàng cơm. Những nồi cơm đạt yêu cầu, không bị vơi, không bị đầy quá; trên dưới, tứ bề đều ngon, thơm, đẹp như nhau thì được trúng giải. Nồi nấu khéo là nồi không có cháy; lượt cơm đáy không khô cứng, chung quanh không ướt.
Bạn,
Báo quốc nội viết tiếp: Lễ hội “nấu cơm thi” đã đề cao hạt gạo Gié Cánh, loại gạo mà trong sách “Vân đài loại ngữ”, nhà bác học Lê Quý Đôn gọi là Tám Cánh, hoặc Tám Râu, hàm lượng protein lên tới 12%. Hạt gạo Gié Cánh là biểu tượng của 3 làng Hương Canh, Ngọc Canh và Tiên Canh, biểu tượng của nền văn minh lúa nước, đề cao tài năng nấu cơm cho thợ cày, thợ cấy, cho tráng đinh trong trận mạc chống ngoại xâm và giặc cỏ, ở các làng quê miền bán sơn địa xen kẽ đồng bằng Vĩnh Phúc.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.