Hôm nay,  

Chuyện Lụt Năm Thìn

07/12/199900:00:00(Xem: 8459)
Bạn,
Hai trận lụt lịch sử năm 1953 tại Huế và năm Thìn 1964 tại Quảng Nam vẫn còn in đậm trong ký ức của người dân các tỉnh này, và khi sắp sửa đón năm Thìn 2000, thì trận lụt hạ tuần tháng Chín Âm lịch của năm Mão 1999 (nhằm vào thượng tuần tháng 11 Dương lịch) tại Thừa Thiên đã có mức tàn phá vượt qua trận lụt của 36 năm về trước. Tại Quảng Nam, trận lụt năm Thìn 1964 đã khiến cho toàn tỉnh có đến hàng trăm người chết. Theo ghi nhận của các chuyên viên thiên văn thì đỉnh lũ của trận lụt năm Thìn 35 năm trước đến nay vẫn chưa trở lại với người dân một số khu vực ở Quảng Nan nhưng ám ảnh của nó vẫn luôn luôn treo trước mắt họ. Từ 1 đến 5 tháng 12/1999, đợt lụt “23 tháng Mười âm lịch” lại tràn về một số tỉnh miền Trung từ Thừa Thiên đến Khánh Hòa, nhiều vùng bị bị lũ bao vây cô lập hoàn toàn. Ngoài những sự thiệt hại về nhân mạng, tài sản, tại một số khu vực ở Quảng Nam, mô hình kinh tế gia đình như trồng trọt trong vườn, nuôi cá ở ao, nuôi heo gà đã bị phá sản như ghi nhận sau đây của báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật.

Ở cái vùng đất mà bình quân chỉ có trên 300 mét vuông trên mỗi đầu người thì mô hình Vườn- Ao-Chăn nuôi (VAC) chắc chắn sẽ góp phần đáng kể để cải thiện bữa ăn và đời sống người dân. Thế nhưng mô hình VAC nuôi về đến vùng đồng bằng Quảng Nam thì bị bẻ gãy hoàn toàn trước những cơn lụt như thế này. Các cây trong vườn đều sẽ úa tàn sau vài ngày bị ngâm trong nước. Đào ao nuôi cá sẽ là chuyện buồn cười trong vùng thấp lụt như thế này. Chuồng nuôi heo thay vì ba, bốn lứa mỗi năm thì ở đây chỉ còn nuôi một lứa. Những con heo không kịp đưa đi chạy lụt bị trôi theo dòng nước mang theo cả những dự định mua sắm, trang trải. Đã có thể là một tài sản, cả một niềm hy vọng cắc ca cắc củm trong suốt 6 tháng trời. Đó có thể là bộ đồ mới cho trẻ con trong dịp Tết gần đến. Đó cũng là số tiền học phí cho đứa con đang theo đại học, cũng có thể là món nợ cần phải trả sau bao nhiêu lần khất hứa. Cơn lụt đã lấy đi tất thảy.


Mùa lũ ở đồng bằng sông Cửu Long tuy có gây ra những khó khăn nhất định nhưng đồng thời cũng mang lại nhiều nguồn lợi lớn cho cư dân Nam Bộ, và người ta cũng tập thói quen sống chung với lũ. Chàng Sơn Tinh ở đồng bằng Bắc bộ suốt 4 ngàn năm qua cũng tạo được một thành trì đê điều chống lũ lụt. Người miền Trung có thể tìm cách sống chung với lụt như miền Nam hoặc tìm cách xây dựng một hệ thống đê điều như miền Bắc được không" Sức chịu đựng của người dân miền Trung đến bao giờ thì cạn kiệt trước những cơn lụt hàng năm như thế này" Đó là chưa nói đến một năm nào đó đỉnh lũ năm Thìn sẽ trở lại. Năm 2000 là một năm Thìn, liệu con rồng năm 2000 có lại phun nước làm mưa như hồi 1964.

Hàng trăm câu hỏi của người dân Miền Trung vẫn chưa được các nhà khoa học thử tìm câu trả lời. Khu Kinh tế mở Chu Lai, Khu Công nghiệp Dung Quất, đất canh tác cho mỗi người chắc chắn sẽ nhiều hơn hiện nay, nhưng như thế không có nghĩa là những trận lụt hàng năm sẽ bớt đi những thiệt hại.

Bạn,
Trong sự khốn cùng của cuộc sống, nhiều người dân Miền Trung đang tự giải quyết bằng cách đi làm công ở các tỉnh phía Nam. Tất cả những người trai trẻ có sức lao động đều đã lên đường, họ làm bất cứ nghề gì để kiếm sống và gửi tiền về giúp cha mẹ ở quê. Thông tin về những ngày lũ lụt vừa qua đã làm xót ruột, xót gan những chàng trai, cô gái xa quê!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.