Hôm nay,  

Vàng Và Máu

26/06/200000:00:00(Xem: 5934)
Bạn,
Cách đây khoảng 6, 7 năm, tại Nam Quang, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng, người ta tìm ra một bãi vàng. Thế là cả hàng ngàn dân từ các nơi đổ về. Có lúc con số này lên đến ba, bốn ngàn người, thuộc đủ thành phần. Sau một thời gian dài, địa phương cho đấu thầu bãi vàng và hiện nay tại đây có gần 200 con người, trong đó có cả trẻ vị thành niên, ngày đêm phá đá, đào đất, đãi vàng. Theo ghi nhận của báo Tuổi Trẻ, muốn đến bãi vàng phải phải trải qua hơn 200km đường đèo vượt núi xuyên rừng. Vàng nằm trong đất đá. Để lấy được vàng, từng toán thợ phải đào, khoét, nổ mìn phá đá. Sau đó, đất đá được đập nhỏ rồi nghiền nát và theo dòng nước chảy vào máng. Máng có nhiều nấc và vàng nặng sẽ chìm xuống. Đất, đá thì theo dòng nước chảy đi. Lấy thứ quặng lắng lại ở máy đem đi đãi thì sẽ được vàng. Quy trình ngắn gọn và đơn giản. Tất cả được làm bằng máy và gần 200 con người nói trên ngày đêm miệt mài bên máy với giấc mơ vàng.

Theo mô tả của báo Tuổi Trẻ, bãi Nam Quang là một khu đất rộng 20 mẫu tây và có ba bãi nhỏ. Nhân công Họ chia tổ, phân ca. Công việc thì nguy hiểm, làm quần quật mỗi tháng cũng chỉ được 250 ngàn đồng (chưa đến 20 đô). Người nào muốn gửi tiền về nhà cũng phải đợi hết hợp đồng thanh toán luôn cả năm tháng. Về năng suất, một ca ba người, trong tám giờ phải khoan và cho nổ 75 quả mìn, mỗi quả nửa ký lô. Thật là nguy hiểm cho người thợ! Hang thì miệng nhỏ mà sâu tới 200 mét và có đầy ngóc ngách bên trong. Điện được kéo vào thắp sáng trong hang. Đến thăm bãi này, phóng viên báo Tuổi Trẻ không thể tưởng tượng được công việc của những người khoan và đặt mìn. 75 quả mìn và ba người phải phối hợp, tính toán làm sao để khi châm xong dây cháy chậm, thoát ra ngoài an toàn thì mìn mới nổ. Đám thợ chẳng ai dám mạo hiểm mà đùa với tính mạng của mình.

Làm việc rất vất vả và vô cùng nguy hiểm, thế nhưng bữa cơm của thợ thì ngao ngán: một chậu cơm đầy, một xoong canh chỉ toàn nước và lèo tèo vài cọng rau rừng. Một em tên là Dũng, người ít tuổi nhất bãi, năm nay tròn 16, kể với phóng viên: “Cơm thì ăn thoải mái. Rau thì ít và thường 7-10 ngày mới được một bữa thịt”.

Cũng theo báo Tuổi Trẻ, đội quân quê ở tỉnh Thanh Hóa ở bãi vàng này là đông nhất, hơn 100 người. Họ là những nông dân thất nghiệp. Ở quê do đất ít, người đông, nghèo khổ, không thể làm gì hơn để sống, đành phải bôn ba lên bãi. Nhà Dũng nghèo, có ba anh em, Dũng học đến lớp 8 thì phải nghỉ để hai đứa em học tiếp. Cuộc mưu sinh của Dũng là nét chung nhất của tất cả 200 con người có mặt tại bãi. Dũng nói: “Mọi người rủ rê đi làm, em thích lắm. Lên bãi vàng biết đâu “vớ bở”. Lúc đầu, do chưa đủ tuổi lao động em phải xin mãi. Giờ thì em mong nhanh hết hạn hợp đồng để về thôi.”

Bạn,
Họ có đánh lẻ được chút vàng nào của ông chủ không" Điều thắc mắc này của phóng viên báo Tuổi Trẻ được anh đốc công tên Luận giải bày: “Nhiệm vụ của chúng tôi là giám sát, bảo vệ và đôn đốc thợ làm. Chỉ có 10 người mà cũng chia ca, đi theo từng tổ thì anh bảo làm sao mà lúc nào mình cũng dán mắt vào họ được. Họ có lấy vàng hay không, tôi không dám chắc”. Dù lấy được vàng hay không, cũng đã có nhiều người đã phải trả giá bằng máu cho những giờ phá đá, đào đất, đãi vàng...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.