Hôm nay,  

Làng Cổ Hơn 530 Năm

28/02/200600:00:00(Xem: 5202)
Bạn,

Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế, có 1 ngôi làng cổ được thành lập hơn 530 năm. Đó là làng cổ Phước Tích nằm trong địa phận xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên- Huế. Theo sử sách và gia phả các dòng họ còn lưu lại thì làng Phước Tích ngày nay được thành lập từ năm 1470, dưới triều vua Lê Thánh Tông. Báo Nông Nghiệp VN ghi nhận về tiến trình hình thành của làng này như sau.

Năm 1306, đời nhà Trần, để cưới Công chúa Huyền Trân, vua Chăm Chế Mân (Jaya Simhavarman III) đã lấy 2 châu Ô, Lý làm sính lễ cho Đại Việt. Đến năm 1307, vua Trần Anh Tông cho đổi tên thành Thuận Châu (Quảng Trị và Hóa Châu), sai quan Hành khiển Đoàn Nhữ Hải vào vỗ về dân chúng, chọn người bản xứ ra làm quan, cấp ruộng đất và miễn thuế cho dân 3 năm. Nửa sau thế XV, vua Trần ban chiếu khuyến khích di dân vào Nam, trong bối cảnh ấy, nhiều ngôi làng Việt đã được hình thành ở đây, làng Phước Tích thành lập vào khoảng đợt thứ 3 năm 1470. Gia phả của các họ ở làng Phước Tích đều đã ghi khá chi tiết về quá trình khai canh của làng. Gia phả họ Hoàng chép rằng: Năm Hồng Đức thứ nhất và thứ hai (1470 và 1471), đời vua Lê Thánh Tông, ngài thủy tổ của họ Hoàng là ông Hoàng Minh Hùng, tục gọi là Nồi, nguyên người làng Cảm Quyết, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An là một võ tướng, phò vua Lê Thánh Tông thân chinh đánh đuổi quân Chiêm Thành, sau chiến thắng trở về, đi ngang qua Hoa Châu, đến sông Ô Lâu. Nhận thấy Cồn Dương có địa thế thuận lợi nên ông Hoàng Minh Hùng đã chọn làm nơi lập nghiệp. Ngài về quê hương chiêu mộ thêm 11 họ đưa vào đất Cồn Dương khai khẩn lập làng, sau đó tăng thêm 5 họ nữa, lấy tên là Cảm Quyết để ghi nhớ cố hương.

Trước đây, nghề gốm ở làng Phước Tích rất thịnh. Khi nghề gốm phát triển, bên cạnh những người làm gốm, còn có những người chuyên làm trung gian buôn bán, nhờ đó đã tạo nên sự giao thương rộng rãi. Và Phước Tích trở thành một trong số ít làng năng động và giàu có lúc bấy giờ. Những ngôi nhà rường khang trang từ 150 đến 200 năm tuổi ấy đã minh chứng.

Theo cụ Lê Trọng Ngữ, một người hay chữ của làng đã dịch các tư liệu Hán văn sang quốc ngữ khẳng định rằng ''Trong đoàn người gồm 12 tộc họ từ Bắc vào Nam đầu tiên có 3 người biết nghề gốm''. Tài liệu cổ không rõ họ tên nhưng họ là những người đã truyền nghề gốm cho làng.

Bạn,

Báo Nông Nghiệp VN ghi nhận rằng trong tổng số 117 nóc nhà của làng, hiện còn tới 27 ngôi nhà cổ. Các ngôi nhà rường cổ ở Phước Tích liên kết với nhau, chỉ cách nhau 1 khu vườn rộng với những hàng chè tàu xanh, thẳng. Nó như một sự sắp xếp có dụng ý để hoà vào cảnh vật thiên nhiên thơ mộng của dòng sông hiền hoà như dải lụa đào uốn lượn qua làng soi bóng những cây cổ thụ có tuổi đời gắn với tuổi của làng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.