Hôm nay,  

Làng Cổ Hơn 530 Năm

28/02/200600:00:00(Xem: 5207)
Bạn,

Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế, có 1 ngôi làng cổ được thành lập hơn 530 năm. Đó là làng cổ Phước Tích nằm trong địa phận xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên- Huế. Theo sử sách và gia phả các dòng họ còn lưu lại thì làng Phước Tích ngày nay được thành lập từ năm 1470, dưới triều vua Lê Thánh Tông. Báo Nông Nghiệp VN ghi nhận về tiến trình hình thành của làng này như sau.

Năm 1306, đời nhà Trần, để cưới Công chúa Huyền Trân, vua Chăm Chế Mân (Jaya Simhavarman III) đã lấy 2 châu Ô, Lý làm sính lễ cho Đại Việt. Đến năm 1307, vua Trần Anh Tông cho đổi tên thành Thuận Châu (Quảng Trị và Hóa Châu), sai quan Hành khiển Đoàn Nhữ Hải vào vỗ về dân chúng, chọn người bản xứ ra làm quan, cấp ruộng đất và miễn thuế cho dân 3 năm. Nửa sau thế XV, vua Trần ban chiếu khuyến khích di dân vào Nam, trong bối cảnh ấy, nhiều ngôi làng Việt đã được hình thành ở đây, làng Phước Tích thành lập vào khoảng đợt thứ 3 năm 1470. Gia phả của các họ ở làng Phước Tích đều đã ghi khá chi tiết về quá trình khai canh của làng. Gia phả họ Hoàng chép rằng: Năm Hồng Đức thứ nhất và thứ hai (1470 và 1471), đời vua Lê Thánh Tông, ngài thủy tổ của họ Hoàng là ông Hoàng Minh Hùng, tục gọi là Nồi, nguyên người làng Cảm Quyết, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An là một võ tướng, phò vua Lê Thánh Tông thân chinh đánh đuổi quân Chiêm Thành, sau chiến thắng trở về, đi ngang qua Hoa Châu, đến sông Ô Lâu. Nhận thấy Cồn Dương có địa thế thuận lợi nên ông Hoàng Minh Hùng đã chọn làm nơi lập nghiệp. Ngài về quê hương chiêu mộ thêm 11 họ đưa vào đất Cồn Dương khai khẩn lập làng, sau đó tăng thêm 5 họ nữa, lấy tên là Cảm Quyết để ghi nhớ cố hương.

Trước đây, nghề gốm ở làng Phước Tích rất thịnh. Khi nghề gốm phát triển, bên cạnh những người làm gốm, còn có những người chuyên làm trung gian buôn bán, nhờ đó đã tạo nên sự giao thương rộng rãi. Và Phước Tích trở thành một trong số ít làng năng động và giàu có lúc bấy giờ. Những ngôi nhà rường khang trang từ 150 đến 200 năm tuổi ấy đã minh chứng.

Theo cụ Lê Trọng Ngữ, một người hay chữ của làng đã dịch các tư liệu Hán văn sang quốc ngữ khẳng định rằng ''Trong đoàn người gồm 12 tộc họ từ Bắc vào Nam đầu tiên có 3 người biết nghề gốm''. Tài liệu cổ không rõ họ tên nhưng họ là những người đã truyền nghề gốm cho làng.

Bạn,

Báo Nông Nghiệp VN ghi nhận rằng trong tổng số 117 nóc nhà của làng, hiện còn tới 27 ngôi nhà cổ. Các ngôi nhà rường cổ ở Phước Tích liên kết với nhau, chỉ cách nhau 1 khu vườn rộng với những hàng chè tàu xanh, thẳng. Nó như một sự sắp xếp có dụng ý để hoà vào cảnh vật thiên nhiên thơ mộng của dòng sông hiền hoà như dải lụa đào uốn lượn qua làng soi bóng những cây cổ thụ có tuổi đời gắn với tuổi của làng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.