Hôm nay,  

Giữ Nghề Làm Trống

13/01/200600:00:00(Xem: 5337)
Bạn,

Theo báo Bà Rịa-Vũng Tàu, tại thị xã Bà Rịa, có một người làm trống khá nổi tiếng. Nhiều ngôi trường, đình chùa, lễ hội đã đặt trống của người này. Nghệ nhân này tên là Phạm Thanh Hoành, người đã và đang là người lưu giữ một nghề truyền thống mang đậm chất dân gian, hồn dân tộc. Dù nghề làm trống vất vả và cực nhọc, không lời được bao nhiêu. Tuy thế, ông Hoành vẫn quyết tâm theo nghề truyến thống của cha ông. Báo Bà Rịa-Vũng Tàu ghi nhận về nghệ nhân này như sau.

Đến thăm ngôi nhà ở phường Long Hương, thị xã Bà Rịa của ông Phạm Thanh Hoành thì điều làm mọi người chú ý đó là trống. Trong sân nhà, có rất nhiều trống đang làm và những vật liệu để làm trống: gỗ mít, da trâu, sơn... "Gia đình tôi và làng tôi có nghề truyền là làm trống. Những năm còn bé, tôi đã phụ giúp gia đình làm trống. Đến khi trưởng thành thì tôi đã thuần thục nghề này lắm rồi.", ông Hoành kể.

Duyên nghiệp với nghề truyền thống của ông bắt đầu từ những năm 1980. Đó là khi ông nhận thấy các trường học ở Vũng Tàu dùng kẻng sắt thay trống. Ông trực tiếp đề nghị với Ban giám hiệu các trường như Rạch Dừa, Trần Nguyên Hãn... để ông làm trống cho trường dùng thay kẻng sắt. Từ những chiếc trống trường đầu tiên đó, "tiếng lành đồn xa" dần dần ông trở thành người cung cấp trống không chỉ cho các trường học mà còn cả các chùa, đình. Những ngôi chùa lớn như Thích Ca Phật Đài, Đình Thắng Tam, Đình Thắng Nhì... đã đặt ông làm trống, chiếc trống lớn nhất ông làm là trống của Thích Ca Phật Đài với đường kính mặt trống 1.6m. Đến nay, khách hàng đặt trống của ông không chỉ ở các địa phương tronh tỉnh mà còn ở TP.SG, các tỉnh miền Tây Nam phần.

"Làm chiếc trống vừa ý khách hàng không phải dễ dàng, phải có đôi tai cảm nhận tốt, có bàn tay khéo léo". Theo ông Hoành, trống dùng cho nhà trường phải có âm khác, tiếng vọng khác so với trống dùng cho đình, chùa hay nhà thờ. "Trống trường học phải có âm vang dội, thanh nhẹ, trong khi trống dùng cho đình, chùa phải tạo ra âm thanh dứt khoát, gãy gọn, trống dùng cho lễ hội phải đanh thép. Để có được tiếng trống theo ý muốn thì người làm phải biết cách chọn gỗ, chọn da, tuỳ theo loại trống mà làm. Do đó, trống dùng cho đình, chùa phải dùng da trâu đực, còn trống dùng cho trường học thường dùng da trâu cái", ông Hoành cho biết.

Bạn,

Cũng theo báo Bà Rịa-Vũng Tàu, nghề làm trống rất vất vả, không đem doanh thu cao, nhưng ông Hoành vẫn quyết tâm theo nghề. Ông tâm sự: "Dù khó khăn đến mấy, tôi vẫn mang tâm huyết theo nghề này. Trước hết là để tạ ơn tổ tiên, sau nữa là muốn lưu giữ một nghề truyền thống và muốn khắp quê hương sẽ còn vang mãi tiếng trống".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.