Hôm nay,  

Giữ Nghề Làm Trống

13/01/200600:00:00(Xem: 5343)
Bạn,

Theo báo Bà Rịa-Vũng Tàu, tại thị xã Bà Rịa, có một người làm trống khá nổi tiếng. Nhiều ngôi trường, đình chùa, lễ hội đã đặt trống của người này. Nghệ nhân này tên là Phạm Thanh Hoành, người đã và đang là người lưu giữ một nghề truyền thống mang đậm chất dân gian, hồn dân tộc. Dù nghề làm trống vất vả và cực nhọc, không lời được bao nhiêu. Tuy thế, ông Hoành vẫn quyết tâm theo nghề truyến thống của cha ông. Báo Bà Rịa-Vũng Tàu ghi nhận về nghệ nhân này như sau.

Đến thăm ngôi nhà ở phường Long Hương, thị xã Bà Rịa của ông Phạm Thanh Hoành thì điều làm mọi người chú ý đó là trống. Trong sân nhà, có rất nhiều trống đang làm và những vật liệu để làm trống: gỗ mít, da trâu, sơn... "Gia đình tôi và làng tôi có nghề truyền là làm trống. Những năm còn bé, tôi đã phụ giúp gia đình làm trống. Đến khi trưởng thành thì tôi đã thuần thục nghề này lắm rồi.", ông Hoành kể.

Duyên nghiệp với nghề truyền thống của ông bắt đầu từ những năm 1980. Đó là khi ông nhận thấy các trường học ở Vũng Tàu dùng kẻng sắt thay trống. Ông trực tiếp đề nghị với Ban giám hiệu các trường như Rạch Dừa, Trần Nguyên Hãn... để ông làm trống cho trường dùng thay kẻng sắt. Từ những chiếc trống trường đầu tiên đó, "tiếng lành đồn xa" dần dần ông trở thành người cung cấp trống không chỉ cho các trường học mà còn cả các chùa, đình. Những ngôi chùa lớn như Thích Ca Phật Đài, Đình Thắng Tam, Đình Thắng Nhì... đã đặt ông làm trống, chiếc trống lớn nhất ông làm là trống của Thích Ca Phật Đài với đường kính mặt trống 1.6m. Đến nay, khách hàng đặt trống của ông không chỉ ở các địa phương tronh tỉnh mà còn ở TP.SG, các tỉnh miền Tây Nam phần.

"Làm chiếc trống vừa ý khách hàng không phải dễ dàng, phải có đôi tai cảm nhận tốt, có bàn tay khéo léo". Theo ông Hoành, trống dùng cho nhà trường phải có âm khác, tiếng vọng khác so với trống dùng cho đình, chùa hay nhà thờ. "Trống trường học phải có âm vang dội, thanh nhẹ, trong khi trống dùng cho đình, chùa phải tạo ra âm thanh dứt khoát, gãy gọn, trống dùng cho lễ hội phải đanh thép. Để có được tiếng trống theo ý muốn thì người làm phải biết cách chọn gỗ, chọn da, tuỳ theo loại trống mà làm. Do đó, trống dùng cho đình, chùa phải dùng da trâu đực, còn trống dùng cho trường học thường dùng da trâu cái", ông Hoành cho biết.

Bạn,

Cũng theo báo Bà Rịa-Vũng Tàu, nghề làm trống rất vất vả, không đem doanh thu cao, nhưng ông Hoành vẫn quyết tâm theo nghề. Ông tâm sự: "Dù khó khăn đến mấy, tôi vẫn mang tâm huyết theo nghề này. Trước hết là để tạ ơn tổ tiên, sau nữa là muốn lưu giữ một nghề truyền thống và muốn khắp quê hương sẽ còn vang mãi tiếng trống".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.