Hôm nay,  

Xem Múa Lân Ngày Tết

05/02/201909:30:00(Xem: 2198)

Không vui, không ăn tiền… Đó là câu nói thường nghe quanh các buổi múa lân. Ngày Tết, tưng bừng múa lân là hình ảnh thường thấy ở các thành thị Việt Nam. Và do vậy, múa lân hấp dẫn không chỉ trẻ em, mà cả người lớn.

Mấy ngày Xuân tại Sài Gòn sẽ có nơi cho xem múa lân miễn phí…
Báo Thanh Niên kể rằng: Từ nay đến ngày 10.2 (mùng 6 tết), mọi người đến tham quan Hội hoa xuân tại công viên Tao Đàn, Q.1 (TP.SG) sẽ được xem những màn múa lân, múa rồng rất hấp dẫn và hoàn toàn miễn phí.
Nhưng truyền thống múa lân xưa cổ ở Việt Nam chỉ thấy các chú cóc múa lân trong Tranh Đông Hồ: các ghi chú bằng Chữ Nôm trên các bức tranh "Cóc Múa Lân" thuộc dòng Tranh Đông Hồ lại ghi là "Phụng Lân"…
Theo tự điển Wikipedia: Múa lân-sư-rồng là một môn nghệ thuật múa dân gian đường phố có nguồn gốc từ Trung Quốc, thường được biểu diễn trong các dịp lễ hội, đặc biệt là Tết Nguyên Đán và Tết Trung Thu, vì ba con thú này tượng trưng cho thịnh vượng, phát đạt, hạnh phúc, hanh thông...
Múa Lân - Sư - Rồng không những là nghệ thuật trong dân gian mà còn là sự tranh tài với nhau giữa các đội múa. Tùy theo không gian rộng hay hẹp, tùy theo ý nghĩa của dịp lễ hội, đội Lân-Sư-Rồng biểu diễn từng bài, từng cách múa cho phù hợp. Có thể phối hợp múa lân với sư, múa lân với rồng hoặc phối hợp cả ba thể loại với nhau.
Trong màn trình diễn múa lân, sư, rồng, không thể thiếu Ông Địa, một người bụng phệ (do độn vải) mặc áo dài đen, tay cầm quạt giấy to phe phẩy, mang mặt nạ ông địa đầu hói tròn cười toe toét đi theo giỡn lân, giỡn khách xem múa hoặc mua vui cho gia chủ. Ông Địa được cho là hiện thân của Đức Di Lặc, một vị Phật lúc nào cũng tươi vui hiền lành. Truyền thuyết kể rằng Đức Di Lặc đã hóa thân thành người và chế ngự được một quái vật (con lân) từ dưới biển lên bờ phá hoại. Đức Di Lặc hóa thân thành người, gọi là ông Địa, lấy cỏ linh chi trên núi cho quái vật ăn và hàng phục được nó, biến nó thành con thú ăn thực vật. Từ đó, mỗi năm ông Địa lại dẫn nó xuống núi chúc Tết mọi người, chứng tỏ quái thú đã thành thú lành, cái ác trở thành cái thiện. Ông Địa và con lân đi đến đâu là giáng phúc tới đó nên nhà nào cũng hoan hỉ treo rau xanh và giấy đỏ đón chào. Sau này, người có tiền thường treo giải bằng tiền buộc trong một miếng vải đỏ, treo cùng bắp cải hoặc rau xanh. Lân phải trèo lên cao lấy bằng được "thức ăn" này. Tất nhiên, ông Địa không cùng trèo với Lân mà chỉ cùng lân múa, phe phẩy chiếc quạt to, ru lân ngủ hoặc đánh thức lân dậy. Cảnh ông Địa vuốt ve lân và lân mơn trớn ông Địa, thể hiện được tình cảm và sự hòa hợp sâu sắc giữa loài vật và loài người trong một bầu không khí thanh bình, hoan lạc.


Nhưng độc chiêu múa lân hiện nay là ở một cao thủ Cần Thơ. Báo Tuổi Trẻ kể rằng một võ sư ở TP Cần Thơ vừa được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam trao giấy chứng nhận xác lập kỷ lục vì đã có công huấn luyện và đào tạo bộ môn nghệ thuật lân sư rồng nữ với nhiều tiết mục được xác nhận kỷ lục Việt Nam nhất.
Võ sư Lương Ấn Đường - chủ tịch Liên đoàn Lân sư rồng thành phố Cần Thơ - vừa được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam trao giấy chứng nhận xác lập kỷ lục vì đã có công huấn luyện và đào tạo bộ môn nghệ thuật lân sư rồng nữ với nhiều tiết mục được xác nhận kỷ lục Việt Nam nhất (8 kỷ lục).
Võ sư Đường đến với võ thuật và múa lân sư rồng hơn 34 năm, và ông dồn tâm huyết vào loại hình nghệ thuật lân sư rồng này.
Trong khi đó, nhiều tỉnh thành khác cũng xem múa lân là màn tranh đua vui. Báo Bình Dương kể chuyện: 18 câu lạc bộ tham gia liên hoan lân sư rồng…
Ban tổ chức liên hoan nghệ thuật lân sư rồng tỉnh năm 2019 vừa tổ chức họp trưởng đoàn tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh. Liên hoan năm nay thu hút 18 Câu lạc bộ Lân sư rồng trong tỉnh tham gia. Các câu lạc bộ sẽ biểu diễn phục vụ nhân dân với các nội dung trống trận, múa sư tử, múa lân tứ quý... và thi lân lên mai hoa thung, múa rồng.
Dự kiến, liên hoan sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 8 đến ngày 10-2 tới (nhằm ngày mùng 4, 5, 6 tháng giêng âm lịch). Liên hoan do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức, nhằm tạo sân chơi cho các đoàn nghệ thuật lân sư rồng của tỉnh có dịp gặp gỡ, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
Bởi vậy… tưng bừng xuân… tưng bừng múa lân…

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.