Hôm nay,  

Xem Múa Lân Ngày Tết

05/02/201909:30:00(Xem: 2193)

Không vui, không ăn tiền… Đó là câu nói thường nghe quanh các buổi múa lân. Ngày Tết, tưng bừng múa lân là hình ảnh thường thấy ở các thành thị Việt Nam. Và do vậy, múa lân hấp dẫn không chỉ trẻ em, mà cả người lớn.

Mấy ngày Xuân tại Sài Gòn sẽ có nơi cho xem múa lân miễn phí…
Báo Thanh Niên kể rằng: Từ nay đến ngày 10.2 (mùng 6 tết), mọi người đến tham quan Hội hoa xuân tại công viên Tao Đàn, Q.1 (TP.SG) sẽ được xem những màn múa lân, múa rồng rất hấp dẫn và hoàn toàn miễn phí.
Nhưng truyền thống múa lân xưa cổ ở Việt Nam chỉ thấy các chú cóc múa lân trong Tranh Đông Hồ: các ghi chú bằng Chữ Nôm trên các bức tranh "Cóc Múa Lân" thuộc dòng Tranh Đông Hồ lại ghi là "Phụng Lân"…
Theo tự điển Wikipedia: Múa lân-sư-rồng là một môn nghệ thuật múa dân gian đường phố có nguồn gốc từ Trung Quốc, thường được biểu diễn trong các dịp lễ hội, đặc biệt là Tết Nguyên Đán và Tết Trung Thu, vì ba con thú này tượng trưng cho thịnh vượng, phát đạt, hạnh phúc, hanh thông...
Múa Lân - Sư - Rồng không những là nghệ thuật trong dân gian mà còn là sự tranh tài với nhau giữa các đội múa. Tùy theo không gian rộng hay hẹp, tùy theo ý nghĩa của dịp lễ hội, đội Lân-Sư-Rồng biểu diễn từng bài, từng cách múa cho phù hợp. Có thể phối hợp múa lân với sư, múa lân với rồng hoặc phối hợp cả ba thể loại với nhau.
Trong màn trình diễn múa lân, sư, rồng, không thể thiếu Ông Địa, một người bụng phệ (do độn vải) mặc áo dài đen, tay cầm quạt giấy to phe phẩy, mang mặt nạ ông địa đầu hói tròn cười toe toét đi theo giỡn lân, giỡn khách xem múa hoặc mua vui cho gia chủ. Ông Địa được cho là hiện thân của Đức Di Lặc, một vị Phật lúc nào cũng tươi vui hiền lành. Truyền thuyết kể rằng Đức Di Lặc đã hóa thân thành người và chế ngự được một quái vật (con lân) từ dưới biển lên bờ phá hoại. Đức Di Lặc hóa thân thành người, gọi là ông Địa, lấy cỏ linh chi trên núi cho quái vật ăn và hàng phục được nó, biến nó thành con thú ăn thực vật. Từ đó, mỗi năm ông Địa lại dẫn nó xuống núi chúc Tết mọi người, chứng tỏ quái thú đã thành thú lành, cái ác trở thành cái thiện. Ông Địa và con lân đi đến đâu là giáng phúc tới đó nên nhà nào cũng hoan hỉ treo rau xanh và giấy đỏ đón chào. Sau này, người có tiền thường treo giải bằng tiền buộc trong một miếng vải đỏ, treo cùng bắp cải hoặc rau xanh. Lân phải trèo lên cao lấy bằng được "thức ăn" này. Tất nhiên, ông Địa không cùng trèo với Lân mà chỉ cùng lân múa, phe phẩy chiếc quạt to, ru lân ngủ hoặc đánh thức lân dậy. Cảnh ông Địa vuốt ve lân và lân mơn trớn ông Địa, thể hiện được tình cảm và sự hòa hợp sâu sắc giữa loài vật và loài người trong một bầu không khí thanh bình, hoan lạc.


Nhưng độc chiêu múa lân hiện nay là ở một cao thủ Cần Thơ. Báo Tuổi Trẻ kể rằng một võ sư ở TP Cần Thơ vừa được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam trao giấy chứng nhận xác lập kỷ lục vì đã có công huấn luyện và đào tạo bộ môn nghệ thuật lân sư rồng nữ với nhiều tiết mục được xác nhận kỷ lục Việt Nam nhất.
Võ sư Lương Ấn Đường - chủ tịch Liên đoàn Lân sư rồng thành phố Cần Thơ - vừa được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam trao giấy chứng nhận xác lập kỷ lục vì đã có công huấn luyện và đào tạo bộ môn nghệ thuật lân sư rồng nữ với nhiều tiết mục được xác nhận kỷ lục Việt Nam nhất (8 kỷ lục).
Võ sư Đường đến với võ thuật và múa lân sư rồng hơn 34 năm, và ông dồn tâm huyết vào loại hình nghệ thuật lân sư rồng này.
Trong khi đó, nhiều tỉnh thành khác cũng xem múa lân là màn tranh đua vui. Báo Bình Dương kể chuyện: 18 câu lạc bộ tham gia liên hoan lân sư rồng…
Ban tổ chức liên hoan nghệ thuật lân sư rồng tỉnh năm 2019 vừa tổ chức họp trưởng đoàn tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh. Liên hoan năm nay thu hút 18 Câu lạc bộ Lân sư rồng trong tỉnh tham gia. Các câu lạc bộ sẽ biểu diễn phục vụ nhân dân với các nội dung trống trận, múa sư tử, múa lân tứ quý... và thi lân lên mai hoa thung, múa rồng.
Dự kiến, liên hoan sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 8 đến ngày 10-2 tới (nhằm ngày mùng 4, 5, 6 tháng giêng âm lịch). Liên hoan do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức, nhằm tạo sân chơi cho các đoàn nghệ thuật lân sư rồng của tỉnh có dịp gặp gỡ, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
Bởi vậy… tưng bừng xuân… tưng bừng múa lân…

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.