Hôm nay,  

Đất Tổ Nghề Giầy

29/10/200100:00:00(Xem: 6439)
Bạn thân,
Để kể cho bạn nghe về đất tổ nghề giầy, ghi theo báo trong nước, hình ảnh của người xưa hết lòng lo cho dân. Chuyện như sau.

Ngôi đình Trúc Lâm dù nằm ở góc phố Hàng Hành, sự sầm uất, nhộn nhịp của phố cũng không làm mất vẻ tôn nghiêm, cổ kính. Đây chính là nơi thờ các vị Tổ của ngành da giầyViệt Nam. Trúc Lâm là tên làng của các vị Tổ nghề, nay thuộc xã Hoàng Diệu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Gian giữa hậu cung ngôi đình là bàn thờ đặt bài vị các vị Tổ nghề. ở giữa là bức chân dung một vị mặc áo the, đội mũ cánh chuồn. Đây chính là chân dung tiến sĩ Nguyễn Thời Trung- ông Tổ nghề, người đã đi xứ cùng ba người bạn xuất dương học nghề da giầy để truyền lại cho con cháu.

Chuyện kể rằng: Có ông Nguyễn Thời Trung thi đỗ đệ tam giáp đồng Tiến sỹ khoa thi năm ất Sửu ( 1465) làm quan thời Lê tới chức Thừa chánh sứ, đảm đương trọng trách sang nhà Minh- Trung Quốc hoà đàm. Sau khi hoàn tất việc ngoại giao, ông với ba người bạn cùng quê là Phạm Thuần Chánh, Phạm Đức Chính và Nguyễn Sỹ Bân quyết chí học nghề da giầy. Các vị tìm đến học việc ở nhà họ Lũ - một nhà có tiếng trong nghề thuộc da, làm giầy dép, hài hia ở đất Hàng Châu. Vốn tư chất thông minh và lòng kiên trì tận tuỵ, các vị đã khéo tinh ý thâu lượm được cách thức làm nghề. Khi về nước, các vị đem hài hia, giầy dép tự dâng lên vua Lê Thánh Tôn. Nhà Vua rất hài lòng, liền hạ chiếu chỉ ban khen, bổ nhiệm các vị vào Bộ Quốc giám. Vua cho phép các vị đem nghề thuộc da, làm giầy dép truyền dạy cho dân, mở mang công nghệ nước nhà. Bốn làng Phong Lâm, Văn Lâm, Trúc Lâm, Nghĩa Hy là quê hương các vị Tổ nghề, được các vị truyền nghề cho đầu tiên. Tiến sỹ Nguyễn Thời Trung và 3 vị được vua nhà Lê phong là các vị Tổ nghề da giầy Việt Nam. Ghi nhớ cội nguồn, 4 làng đều lập đền thờ Tổ. Đầu thế kỷ 20, ở vùng Trúc Lâm nghề thuộc da, làm giầy dép ngày càng phát triển. Nơi ấy gần sông,trên bến dưới thuyền chở da, giầy dép, đi lại nhộn nhịp, sôi động. Đến nay đã hơn 5 thế kỷ, những người thợ giầy thủ công ở Thủ đô hay trên khắp mọi miền đất nước vẫn đang gìn giữ và phát triển nghề.

Một trong những hiệu giầy khá nổi tiếng ở Hà Nội là do con cháu làng nghề Trúc Lâm mở tại số nhà 18 Hàng Bông. Chủ cửa hiệu là ông Nguyễn Cảnh Toàn- một người đã theo học nghề từ khi còn trẻ. Hơn 50 năm theo nghề, ông thợ già với mái đầu bạc nhưng đôi mắt dường như còn tinh lắm, đôi tay mềm mại vẫn đang khéo léo đưa từng đường kim mũi chỉ trên chiếc giầy. Sự say mê, lòng yêu nghề và mong muốn giữ gìn nghề giày của ông đã được đáp lại: cả năm người con trai của ông đều theo nghề Tổ. ông vẫn thường nói : "Đó không chỉ là cái phúc của gia đình tôi, mà còn là cái phúc của nghề Tổ truyền lại". Từ năm 1963 tới nay, cửa hiệu đóng giầy của ông thu hút nhiều khách bởi chất lượng, mẫu mã của những sản phẩm được làm ra từ những đôi tay tài hoa. Các thợ giầy Trúc Lâm lập nghiệp chốn Hà thành nổi tiếng như ông không phải là ít, có thể kể đến hiệu giầy "Phong Lâm" tại 304 đường Bưởi của ông Nguyễn Khắc Vinh, hiệu giầy ở 205 Tôn Đức Thắng của ông Nguyễn Văn Tỵ v..v..

Bạn thân,
Báo này đã kết luận bằng cách ghi lại hình ảnh cảm động như sau: Hàng năm cứ đến dịp lễ Tổ nghề giày 23-8, ngày Tết..., các ông lại hẹn gặp nhau bên bàn thờ Tổ nghề để cùng tâm nguyện giữ gìn và phát triển nghề.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.