Hôm nay,  

Đất Tổ Nghề Giầy

29/10/200100:00:00(Xem: 6440)
Bạn thân,
Để kể cho bạn nghe về đất tổ nghề giầy, ghi theo báo trong nước, hình ảnh của người xưa hết lòng lo cho dân. Chuyện như sau.

Ngôi đình Trúc Lâm dù nằm ở góc phố Hàng Hành, sự sầm uất, nhộn nhịp của phố cũng không làm mất vẻ tôn nghiêm, cổ kính. Đây chính là nơi thờ các vị Tổ của ngành da giầyViệt Nam. Trúc Lâm là tên làng của các vị Tổ nghề, nay thuộc xã Hoàng Diệu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Gian giữa hậu cung ngôi đình là bàn thờ đặt bài vị các vị Tổ nghề. ở giữa là bức chân dung một vị mặc áo the, đội mũ cánh chuồn. Đây chính là chân dung tiến sĩ Nguyễn Thời Trung- ông Tổ nghề, người đã đi xứ cùng ba người bạn xuất dương học nghề da giầy để truyền lại cho con cháu.

Chuyện kể rằng: Có ông Nguyễn Thời Trung thi đỗ đệ tam giáp đồng Tiến sỹ khoa thi năm ất Sửu ( 1465) làm quan thời Lê tới chức Thừa chánh sứ, đảm đương trọng trách sang nhà Minh- Trung Quốc hoà đàm. Sau khi hoàn tất việc ngoại giao, ông với ba người bạn cùng quê là Phạm Thuần Chánh, Phạm Đức Chính và Nguyễn Sỹ Bân quyết chí học nghề da giầy. Các vị tìm đến học việc ở nhà họ Lũ - một nhà có tiếng trong nghề thuộc da, làm giầy dép, hài hia ở đất Hàng Châu. Vốn tư chất thông minh và lòng kiên trì tận tuỵ, các vị đã khéo tinh ý thâu lượm được cách thức làm nghề. Khi về nước, các vị đem hài hia, giầy dép tự dâng lên vua Lê Thánh Tôn. Nhà Vua rất hài lòng, liền hạ chiếu chỉ ban khen, bổ nhiệm các vị vào Bộ Quốc giám. Vua cho phép các vị đem nghề thuộc da, làm giầy dép truyền dạy cho dân, mở mang công nghệ nước nhà. Bốn làng Phong Lâm, Văn Lâm, Trúc Lâm, Nghĩa Hy là quê hương các vị Tổ nghề, được các vị truyền nghề cho đầu tiên. Tiến sỹ Nguyễn Thời Trung và 3 vị được vua nhà Lê phong là các vị Tổ nghề da giầy Việt Nam. Ghi nhớ cội nguồn, 4 làng đều lập đền thờ Tổ. Đầu thế kỷ 20, ở vùng Trúc Lâm nghề thuộc da, làm giầy dép ngày càng phát triển. Nơi ấy gần sông,trên bến dưới thuyền chở da, giầy dép, đi lại nhộn nhịp, sôi động. Đến nay đã hơn 5 thế kỷ, những người thợ giầy thủ công ở Thủ đô hay trên khắp mọi miền đất nước vẫn đang gìn giữ và phát triển nghề.

Một trong những hiệu giầy khá nổi tiếng ở Hà Nội là do con cháu làng nghề Trúc Lâm mở tại số nhà 18 Hàng Bông. Chủ cửa hiệu là ông Nguyễn Cảnh Toàn- một người đã theo học nghề từ khi còn trẻ. Hơn 50 năm theo nghề, ông thợ già với mái đầu bạc nhưng đôi mắt dường như còn tinh lắm, đôi tay mềm mại vẫn đang khéo léo đưa từng đường kim mũi chỉ trên chiếc giầy. Sự say mê, lòng yêu nghề và mong muốn giữ gìn nghề giày của ông đã được đáp lại: cả năm người con trai của ông đều theo nghề Tổ. ông vẫn thường nói : "Đó không chỉ là cái phúc của gia đình tôi, mà còn là cái phúc của nghề Tổ truyền lại". Từ năm 1963 tới nay, cửa hiệu đóng giầy của ông thu hút nhiều khách bởi chất lượng, mẫu mã của những sản phẩm được làm ra từ những đôi tay tài hoa. Các thợ giầy Trúc Lâm lập nghiệp chốn Hà thành nổi tiếng như ông không phải là ít, có thể kể đến hiệu giầy "Phong Lâm" tại 304 đường Bưởi của ông Nguyễn Khắc Vinh, hiệu giầy ở 205 Tôn Đức Thắng của ông Nguyễn Văn Tỵ v..v..

Bạn thân,
Báo này đã kết luận bằng cách ghi lại hình ảnh cảm động như sau: Hàng năm cứ đến dịp lễ Tổ nghề giày 23-8, ngày Tết..., các ông lại hẹn gặp nhau bên bàn thờ Tổ nghề để cùng tâm nguyện giữ gìn và phát triển nghề.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.