Hôm nay,  

Lễ Hội Vía Bà Chúa Xứ

5/25/200500:00:00(View: 6223)
Bạn,
Tại miền Tây Nam phần, Châu Đốc là thị xã biên thùy với địa thế hiểm trở và hùng vĩ.
Cách thị xã Châu Đốc chừng 5km, núi Sam, mang hình dáng con sam, ngọn núi chứa đựng nhiều huyền thoại ở miền Tây, là nơi lập miếu thờ Bà Chúa Xứ. Hàng năm, lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam diễn ra vào hạ tuần tháng 4 âm lịch. Báo SGGP ghi nhận về huyền thoại núi Sam và lễ hội này như sau.
Tại núi Sam, miếu Bà Chúa Xứ có tự bao giờ, đến nay, chưa có sử liệu nào chính xác, chỉ là những lời kể lại trong dân gian. .Tương truyền, cách nay hơn 200 năm, núi Sam còn hoang vu, dân cư thưa thớt, giặc ngoại biên thường sang quấy nhiễu. Một hôm, có một toán giặc Xiêm leo lên núi Sam, phát hiện một pho tượng cổ bằng đá rất đẹp. Động lòng tham, chúng tìm cách khiêng đi nhưng không được, sau đó đập phá làm gãy cánh tay trái. Dân làng hay tin, tuyển chọn 9 cô gái đồng trinh lên núi khiêng Bà xuống. Đến chân núi thì các cô không sao khiêng nổi nữa, sau đó dân làng lập miếu thờ. Hôm đó là ngày 25 tháng 4 Âm lịch, dân làng lấy ngày này làm lễ vía Bà.
Sau nhiều lần sửa chữa, trùng tu, đến năm 1972, miếu được xây mới, đồ sộ và lộng lẫy theo lối kiến trúc cổ kính Đông phương. Tượng bà đặt giữa chánh điện, đội mão sặc sỡ, mặc áo bào thêu rồng phụng. Theo các nhà khoa học, tượng Bà là tác phẩm tạc bằng đá Son, có từ thế kỷ thứ 6.

Năm nay, còn hơn 1 tuần nữa mới đến lễ chính, nhưng từ rằm tháng 4 Âm lịch, du khách thập phương đã rục rịch đổ về núi Sam vía Bà. Phần đông lượng người đi vía là dân buôn bán ở TPSG và các tỉnh lân cận. Lâu nay, trong dân gian vẫn tồn tại đức tin vía Bà rất thiêng, nên mỗi năm một lần, dù bận bịu việc gì, người ta cũng tranh thủ về đây thắp hương khấn Bà, cầu tài cầu lộc, tạ ơn. Tiền cúng hỷ mỗi mùa lễ lên đến vài tỷ đồng, có cả vàng và đôla. Trước đây, nơi này còn tồn tại những hủ tục như xin bùa, uống nước tắm Bà để... trị bệnh. Những hủ tục này giờ đây đã không còn.
Bạn,
Cũng theo SGGP, cách miếu Bà không xa là lăng Thoại Ngọc Hầu, bậc khai quốc công thần thời nhà Nguyễn; người có công đào kênh Thoại Hà (Thoại Sơn) và kênh Vĩnh Tế (dài 90km, nối liền Châu Đốc- Hà Tiên), đắp lộ Núi Sam - Châu Đốc, mở mang bờ cõi và gìn giữ biên thùy. Khác với miếu Bà, lăng Thoại Ngọc Hầu vắng hoe, lâu lâu mới có người đến thắp nhang. SGGP cho rằng "lẽ ra, du khách thập phương, khi đến nơi này phải được biết vị công thần này và những thành quả của ông đã làm cho vùng đất này có điều kiện phát triển."

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.