Hôm nay,  

Lễ Hội Vía Bà Chúa Xứ

25/05/200500:00:00(Xem: 6217)
Bạn,
Tại miền Tây Nam phần, Châu Đốc là thị xã biên thùy với địa thế hiểm trở và hùng vĩ.
Cách thị xã Châu Đốc chừng 5km, núi Sam, mang hình dáng con sam, ngọn núi chứa đựng nhiều huyền thoại ở miền Tây, là nơi lập miếu thờ Bà Chúa Xứ. Hàng năm, lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam diễn ra vào hạ tuần tháng 4 âm lịch. Báo SGGP ghi nhận về huyền thoại núi Sam và lễ hội này như sau.
Tại núi Sam, miếu Bà Chúa Xứ có tự bao giờ, đến nay, chưa có sử liệu nào chính xác, chỉ là những lời kể lại trong dân gian. .Tương truyền, cách nay hơn 200 năm, núi Sam còn hoang vu, dân cư thưa thớt, giặc ngoại biên thường sang quấy nhiễu. Một hôm, có một toán giặc Xiêm leo lên núi Sam, phát hiện một pho tượng cổ bằng đá rất đẹp. Động lòng tham, chúng tìm cách khiêng đi nhưng không được, sau đó đập phá làm gãy cánh tay trái. Dân làng hay tin, tuyển chọn 9 cô gái đồng trinh lên núi khiêng Bà xuống. Đến chân núi thì các cô không sao khiêng nổi nữa, sau đó dân làng lập miếu thờ. Hôm đó là ngày 25 tháng 4 Âm lịch, dân làng lấy ngày này làm lễ vía Bà.
Sau nhiều lần sửa chữa, trùng tu, đến năm 1972, miếu được xây mới, đồ sộ và lộng lẫy theo lối kiến trúc cổ kính Đông phương. Tượng bà đặt giữa chánh điện, đội mão sặc sỡ, mặc áo bào thêu rồng phụng. Theo các nhà khoa học, tượng Bà là tác phẩm tạc bằng đá Son, có từ thế kỷ thứ 6.

Năm nay, còn hơn 1 tuần nữa mới đến lễ chính, nhưng từ rằm tháng 4 Âm lịch, du khách thập phương đã rục rịch đổ về núi Sam vía Bà. Phần đông lượng người đi vía là dân buôn bán ở TPSG và các tỉnh lân cận. Lâu nay, trong dân gian vẫn tồn tại đức tin vía Bà rất thiêng, nên mỗi năm một lần, dù bận bịu việc gì, người ta cũng tranh thủ về đây thắp hương khấn Bà, cầu tài cầu lộc, tạ ơn. Tiền cúng hỷ mỗi mùa lễ lên đến vài tỷ đồng, có cả vàng và đôla. Trước đây, nơi này còn tồn tại những hủ tục như xin bùa, uống nước tắm Bà để... trị bệnh. Những hủ tục này giờ đây đã không còn.
Bạn,
Cũng theo SGGP, cách miếu Bà không xa là lăng Thoại Ngọc Hầu, bậc khai quốc công thần thời nhà Nguyễn; người có công đào kênh Thoại Hà (Thoại Sơn) và kênh Vĩnh Tế (dài 90km, nối liền Châu Đốc- Hà Tiên), đắp lộ Núi Sam - Châu Đốc, mở mang bờ cõi và gìn giữ biên thùy. Khác với miếu Bà, lăng Thoại Ngọc Hầu vắng hoe, lâu lâu mới có người đến thắp nhang. SGGP cho rằng "lẽ ra, du khách thập phương, khi đến nơi này phải được biết vị công thần này và những thành quả của ông đã làm cho vùng đất này có điều kiện phát triển."

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.