Hôm nay,  

Trường Nghề và Đại Học

19/01/201500:00:00(Xem: 2949)

Nên vào trường nghề? Hay nên vào đại học? Suy nghĩ thế là nhức đầu, khi tới 174.000 cử nhân và thạc sĩ đang thất nghiệp. Hay là cứ học đâu cũng được, rồi sẽ “chạy việc” sau?

Thực tế là, không phải trường nghề nào cũng được ưa chuộng. Trường nổi tiếng, tất nhiên mới hấp dẫn học trò.

Báo Pháp Luật kể về một trường nghề ở Hà Nội, hấp dẫn tới nổi nhiều sinh viên bỏ đại học vào trường nghề.

Báo Pháp Luật hôm 14-1-2015 kể:

“...“Trong năm học 2014, có 100 sinh viên đỗ đại học hoặc đang học đại học đã xin nghỉ để vào trường nghề học. Vì vậy năm 2015, trường sẽ tiếp tục tuyển 2.000 sinh viên và mở thêm nhiều ngành nghề mới”, ông Nguyễn Xuân Khánh, Hiệu trưởng Trường cao đẳng nghề công nghệ cao Hà Nội, ngày 14-1, cho biết như trên.

Theo ông Khánh hiện trường được rất nhiều sinh viên theo học. Để thu hút được lượng sinh viên lớn, trường đã nâng cao chất lượng đào tạo, đầu tư mua sắm cơ sở vật chất thiết bị theo hướng hiện đại vừa phục vụ giảng dạy vừa nghiên cứu sản xuất để tạo ra sản phẩm cho xã hội. Đặc biệt, giải quyết việc làm cho sinh viên ra trường: “Chúng tôi cũng đã có mối quan hệ với hơn 100 doanh nghiệp và hiện các sinh viên ra trường đều có việc làm ngay…”- ông Khánh nói...”

Trong khi đó, bản tin VnExpress cũng ngày 14-1-2015 kể rằng nhiều trường nghề ở Hải Phòng sắp phá sản.

Bản tin này kể:

“...Theo Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hải Phòng, trong 8 trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề của địa phương thì có 5 trường công lập. Công tác tuyển sinh mấy năm nay gặp nhiều khó khăn, có những nghề như: xây dựng, đóng tàu, hàng hải gần như không tuyển được...

Thời hoàng kim, Cao đẳng nghề Duyên hải có thể tuyển được 800 học viên mỗi khóa, trong đó có nhiều sinh viên người nước ngoài. Nhưng 2 năm trở lại đây trường không tuyển được. Như năm 2014, trường này chỉ có 10 em đăng ký theo học hệ cao đẳng, trung cấp chính quy nên không đủ điều kiện mở lớp.

Cả trường có 40 phòng học thì quá nửa bỏ không. Trưởng Phòng đào tạo nhà trường cho biết, do không có học viên nên các thầy giáo trong Khoa Hàng hải đã xin nghỉ xuống tàu đi làm thuê. Một số giáo viên chuyển ngành, chuyển trường, Nhà trường giờ đây chỉ còn lại số sinh viên năm thứ 3, thứ 4 liên thông lên đại học.

Các phòng chức năng, thực hành được đầu tư nhiều tỷ đồng phục vụ giảng dạy 2 ngành hàng hải và cơ khí gần như đóng cửa, để bụi phủ...”

Hiển nhiên là có cái gì không ổn nơi đây.

Hải Phòng gần với Hà Nội, nhưng cách biệt tới như thế sao...

Khi sinh viên học sinh lựa chọn, tất nhiên là lựa tốt, bỏ xấu...

Câu hỏi nữa: có phải nghề duyên hải tương lai sẽ bất ổn, vì sợ giàn khoan Trung Quốc, vì sợ tàu lạ đâm chìm...?

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.